Đặc điểm phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Bên cạnh những đặc điểm chung giống các quốc gia khác, do đặc thù của Việt Nam, CNQP Việt Nam có một sốđặc điểm cụ thể như sau:

3.1.2.1. Đặc điểm lịch sử hình thành trong điều kiện chiến tranh và kế thừa phát triển trong thời bình nên tổ chức lực lượng công nghiệp quốc phòng nòng cốt gắn trong tổ chức Quân đội, Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Năng lực các cơ sở

công nghiệp động viên còn hạn chế.

Do quá trình hình thành và phát triển, CNQP nước ta gắn trực tiếp với LLVT trong các thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Do đó, CNQP nước ta đến nay luôn thuộc Bộ Quốc phòng, do Bộ Quốc phòng quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Tổ chức CNQP gồm hai lực lượng chủ yếu là: các cơ sở CNQP nòng cốt và các cơ sở công nghiệp động viên. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hóa VKTBKT quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển CNQP do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý gọi chung là cơ sở CNQP nòng cốt. Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp gọi chung là cơ sở công nghiệp động viên. Tuy nhiên, đến nay năng lực của các cơ sở công nghiệp động viên còn rất hạn chế. Công nghiệp quốc phòng thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ của Nhà nước hoặc đơn đặt hàng của Bộ

Quốc phòng. Phương thức đặt hàng quốc phòng có tính pháp lệnh cao về tiến độ, số

lượng, chất lượng sản phẩm.

3.1.2.2. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế

hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Bước đi trong hội nhập vào cơ chế thị

trường, hội nhập quốc tế có khác biệt so với các ngành kinh tế quốc dân.

Các DNNN nói chung và các doanh nghiệp quốc phòng nói riêng nhìn chung còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng bao cấp, chưa thích ứng nhanh với nền kinh tế thị

trường; chưa chủđộng trong phát triển kinh tế. Cơ cấu tổ chức chỉ tương ứng với trình

hạn chế, chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Cơ sở CNQP trực thuộc các đầu mối hành chính quân sự khác nhau, quy hoạch tổ chức lực lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng

được cơ chế liên kết, hợp tác. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có công nghệ lưỡng dụng hoặc các cơ sở chuyên làm kinh tế còn chậm, chưa thống nhất trong xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con. Cải cách thủ tục hành chính còn chậm nên gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, công nghệ với sản xuất; giữa các viện nghiên cứu với nhau và giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Quyền tự chủ hạch toán, tư cách pháp nhân, vị thế, khả năng hợp tác quốc tế của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất CNQP có nhiều bất lợi trong cơ chế thị trường.

3.1.2.3. Một số loại vũ khí trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nước ta vẫn phải nhập ngoại. Phần đóng góp của công nghiệp quốc phòng đang từng bước tăng lên nhưng còn khiêm tốn. Khả năng đầu tư cho công nghiệp quốc phòng còn hạn chế. Năng lực, trình độ công nghệ, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực của công nghiệp quốc phòng nước ta đã có nền tảng ban đầu nhưng còn thấp so với thế giới.

Do điều kiện kinh tế chưa cho phép cũng như do năng lực của CNQP còn hạn chế, mới có khả năng đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu VKTBKT đối với các thế hệ

VKTBKT hiện đại, thế hệ mới, nên phần đóng góp của CNQP tuy có tăng lên nhưng còn khiêm tốn. Năng lực, trình độ công nghệ, trình độ KHCN và nguồn nhân lực còn thấp so với thế giới. Với các chủng loại VKTBKT mà CNQP đã có khả năng làm chủ thì trong thời bình, số lượng sản xuất các sản phẩm này thường ở mức thấp, không thường xuyên. Mặt khác, do vị thế của đất nước, CNQP cũng chưa thể xuất khẩu được nhiều VKTBKT. Từđó, khối lượng hàng sản xuất hàng năm thường thấp. Điều này mẫu thuẫn với nhu cầu VKTBKT khi chuẩn bị, tiến hành chiến tranh, khi đó nhu cầu sản xuất tăng cao. Do đó

đòi hỏi các cơ sở CNQP nòng cốt phải tổ chức duy trì lực lượng, dự trữ công suất của các dây chuyền công nghệ và vật tưđể sẵn sàng mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất theo yêu cầu thời chiến. Do đó đầu tư cho CNQP thường cần kinh phí lớn từ nguồn ngân sách.

3.1.2.4. Với nước ta, do khả năng tiêu thụ sản phẩm quốc phòng vẫn còn hạn chế, nên việc kết hợp sản xuất quốc phòng - kinh tế càng khó khăn hơn. Phát triển công nghiệp quốc phòng đang bất cập với khả năng đáp ứng về nguồn lực để duy trì và phát triển.

Việc huy động vốn cho xây dựng và phát triển CNQP chủ yếu dựa vào NSNN; huy động vốn ngoài ngân sách, đầu tư cho CNQP đều tính toán dựa trên hiệu quả kinh tế trước mắt (chưa căn cứ vào hiệu quả lâu dài, hiệu quả về QP-AN), nên việc thu hút các nguồn vốn (ngoài vốn ngân sách) rất khó khăn. Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn thì nguồn vốn dành cho phát

triển CNQP cũng không thể tăng cao. Ngân sách đặt hàng sản xuất VKTBKT hàng năm thấp, chiếm tỉ lệ nhỏ so với ngân sách quốc phòng nên khả năng huy động vốn tái

đầu tư từ lợi nhuận của các nhà máy quốc phòng chưa đủ đáp ứng nhu cầu cũng như

làm biến đổi căn bản về chất cho CNQP. Khả năng huy động vốn thông qua các hình thức khác như: sử dụng các nguồn vốn đầu tư chính thức ODA, vốn đầu tư trực tiếp FDI từ nước ngoài, cổ phần hóa các doanh nghiệp CNQP có nhiều phức tạp, chủ yếu chỉ giới hạn ở những bộ phận chuyên làm kinh tế và có công nghệ mang tính lưỡng dụng cao.

Về nguồn lực hỗ trợ của công nghiệp dân sinh và KHCN đất nước: Trong một thời gian dài xây dựng và phát triển CNQP, do tính đặc thù nên việc sản xuất các sản phẩm quốc phòng còn mang tính khép kín. Hơn nữa, năng lực công nghiệp quốc gia trong thời gian qua chủ yếu chỉ mới phát triển theo chiều rộng, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực gia công xuất khẩu, công nghiệp chế biến, lắp ráp, khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động. Những nền tảng cơ bản của công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao hầu như chưa thu hút được đầu tư, chưa đạt được hiệu quả lồng ghép lợi ích phát triển CNQP. Bên cạnh hạn chế về quy mô và trình độ phát triển, công nghiệp quốc gia cũng chưa được quy hoạch định hướng và tổ chức khai thác huy động phục vụ

QP-AN một cách có bài bản, theo một chiến lược lâu dài. Đối với các cơ sở công nghiệp dân sinh, quan điểm tận dụng để hỗ trợ phát triển CNQP đã và đang được xúc tiến nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Quản lý Nhà nước về chuẩn bị ĐVCN còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những thay đổi trong cơ chế quản lý của nền kinh tế quốc dân, nhất là trong việc theo dõi, quản lý hoạt động và duy trì năng lực của các dây chuyền ĐVCN tại những nơi đang thực hiện tổ chức sắp xếp lại hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực khoa học quốc gia đông nhưng không mạnh, chưa có sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Đặc biệt, chưa có cơ chế hợp lý, hiệu quả để khai thác, huy động nguồn nhân lực KHCN quốc gia cho CNQP.

Từ các đặc điểm của CNQP nước ta, có thể nhận thấy năng lực quản lý, điều hành vĩ mô về CNQP nước ta còn hạn chế; nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn;

đơn hàng sản xuất quốc phòng thấp;... Các đặc điểm này ràng buộc CNQP phát triển mạnh mẽđểđáp ứng nhu cầu về VKTBKT.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)