Tổng hợp mạch máu trong ổ bụng

Một phần của tài liệu Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi ppt (Trang 119 - 126)

- Ngành cùng:

Tổng hợp mạch máu trong ổ bụng

Trang trước | Trang sau ---

Các tạng trong ổ bụng đều được nuôi dưỡng bởi các ngành của động mạch chủ bụng. Máu sau khi nuôi các tạng đều theo các ngành tĩnh mạch tập trung đổ về tĩnh mạch chủ dưới. Chi phối thần kinh cho các tạng này đều do hệ thần kinh thực vật đẩm nhận thông qua các đám rối thần kinh thực vật.

Ðộng mạch chủ bụng:

Ðường đi và liên quan:

Ðộng mạch ngực đi qua giữa hai cột trụ chính cơ hoành đổi tên thành động mạch chủ bụng (aorta abdominalis). Chỗ động mạch đi qua tương ứng với sụn gian đốt sống DXI ? DXII phía trước có thực quản và dây thần kinh X, hai bên có các nhánh thần kinh tạng. Ðộng mạch chạy xuống dưới hơi chếch sang trái và tới đốt sống LIV thì phân chia thành hai động mạch chậu chung (phải và trái) và một nhánh nhỏ là động mạch cùng giữa.

Ðộng mạch đi phía sau lá thành bụng sau, dọc theo sườn trái của các đốt sống thắt lưng. Ðộng mạch liên quan với nhiều thành phần ở trong và ngoài phúc mạc.

Từ phía sau phúc mạc động mạch phân ra rất nhiều nhánh cho thành bụng và các tạng sau phúc mạc, các nhánh chui qua lá thành bụng sau và các mạc treo, mạc dính, mạc nối, để phân nhánh đi vào các tạng.

Hệ thống mạch máu ở thân (Nhấn chuột vào ảnh để phóng to) Từ trên xuống dưới động mạch phân các nhánh bên:

- Ðộng mạch hoành (a. phrenica) hay động mạch hoành dưới

- Ðộng mạch thắt lưng (a. lumbalis): có năm động mạch thắt lưng, nhánh trước đi vào các cơ thành bụng, nhánh sau tách ra các nhánh lưng gai đi vào vùng cạnh sống.

- Ðộng mạch thân tạng (truncus coeliacus): tách ở ngang đốt sống DXII. Ðây là một động mạch lớn, có vùng cấp màu rộng. Ðộng mạch chui qua lá thành bụng sau, động mạch dài khoảng 1,5cm. Ðộng mạch chia ra ba ngành chính (động mạch vành vị, động mạch nách, động mạch gan chung). Các ngành nàyphân nhánh tới các tạng tầng trên mạc treo đại tràng ngang.

- Ðộng mạch mạc treo tràng trên (a. mesenterica superior): cũng là một động mạch lớn. Ðộng mạch ra ngang mức sụn gian đốt sống DXII ? LI ( cách động mạch thân tạng khoảng 1,5cm). Ðộng mạch chui qua lá thành bụng sau vào rễ mạc treo tiểu tràng. Ðộng mạch đi vào ở phía sau tụy đi dưới cổ tụy và đi trước khúc III tá tràng để chạy vào giữa hai lá mạc treo tiểu tràng. Ðộng mạch phân ra làm ba loại nhánh:

+ Nhánh nuôi tá tụy (động mạch tụy trái, tụy dưới).

+ Nhánh nuôi tiểu tràng (tách ở bên trái động mạch vào các khúc tiểu tràng). + Nhánh nuôi đại tràng phải đi vào hai lá mạc dính đại tràng phải (mạc Told phải), nuôi nửa phải đại tràng và ruột thừa.

- Ðộng mạch thượng thận giữa (a. suprarenalis media): là nhánh tách dưới động mạch mạc treo tràng trên đi vào tuyến thượng thận.

- Ðộng mạch thận (a. renalis): động mạch tách ra tương ứng đốt sống LI. Là nhánh lớn của động mạch chủ bụng, hai động mạch tách ra ở hai bên để đi tới thận. Ðộng mạch phải dài hơn động mạch trái, động mạch đi đến rốn thận phân nhánh vào thận.

- Ðộng mạch tinh hoàn (a. testicularis): và động mạch buồng trứng (a. ovaria). Ðộng mạch này tách ra tương ứng với đốt sống LII. Ðộng mạch chạy xuống phía sau phúc mạc, phía trong niệu quản. Sau đó động mạch bắt chéo trước niệu quản đoạn chậu để tới lỗ bẹn sâu đi vào ống bẹn để tới tinh hoàn.

ở nữ, động mạch buồng trứng đi vào chậu hông để tới buồng trứng.

- Ðộng mạch mạc treo tràng dưới (a. mesenterica inferior): động mạch tách ra tương ứng ở ngang đốt sống LIII, động mạch đi vào ổ phúc mạc nằm ở giữa hai lá của mạc dính đại tràng trái, động mạch tách ra các nhánh nuôi cho đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xicma và phần trên trực tràng.

Ngành cùng:

Ðộng mạch chủ bụng khi tới ngang mức đốt sống LIV ? LV thì tách ra hai động mạch chậu chung và một nhánh nhỏ là động mạch cùng giữa.

- Ðộng mạch chậu chung (a. iliaca communis) hay động mạch chậu gốc. Là nhánh cùng của động mạch chủ bụng. Hai động mạch chậu chung tạo nên một góc 60?. Các động mạch chậu chạy chếch xuống dưới, ra ngoài để đến bờ trong cơ thắt lưng chậu. Ðộng mạch đi tới khớp cùng chậu, cách ụ nhô xương cùng 3 ? 4 cm thì chia thành hai ngành cùng: động mạch chậu ngoài (a. iliaca externa) và động mạch chậu trong (a. iliaca interna). Niệu quản trái bắt chéo trước động mạch chậu chung, niệu quản phải bắt chéo trước động mạch chậu ngoài. Các động mạch chậu tạo nên hố buồng trứng và liên quan với buồng trứng, với cơ thắt lưng chậu, thần kinh thắt lưng cùng, động mạch chậu thắt lưng và các hạch bạch huyết ở chậu hông.

- Ðộng mạch cùng giữa (a. sacralis media): là một ngành nhỏ, chạy giữa hai động mạch chậu chung, đi xuống chậu hông ở mặt trước xương cùng, phân nhánh vào thành sau chậu hông bé.

---

Ðầu trang Trang trước | Trang sau

Trang trước| Trang sau --- Tĩnh mạch chủ dưới:

Tĩnh mạch chủ dưới (v. cava inferior) được hình thành từ hai tĩnh mạch chậu chung (v. inliaca commulis) ở chỗ tương ứng với bờ trên bên phải đốt sống LV (thấp hơn chỗ chia của động mạch chủ). Tĩnh mạch nằm bên phải cột sống, chạy thẳng lên tới ngang đốt sống LI thì đi chếch sang phải tới mặt sau gan. Khi đến bờ trên gan nhận máu của tĩnh mạch trên gan đổ vào. Tĩnh mạch chủ dưới chui qua cơ hoành ở phía sau vòm hoành phải để vào lồng ngực đổ thẳng vào tâm nhĩ phải.

Hình ảnh thể hiện hệ thống tĩnh mạch (Nhấn chuột vào ảnh để phóng to)

Tĩnh mạch chủ dưới là một tĩnh mạch lớn, đi sau phúc mạc và liên quan với các thành phần sau phúc mạc như niệu quản, thận, tuyến thượng thận phải, mặt sau gan và đào thành rãnh ở mặt sau gan, nhận máu của chi dưới, chậu hông, thành bụng, thành lưng và toàn bộ các tạng trong ổ bụng.

---

Ðầu trang Trang trước| Trang sau

Tổng hợp mạch máu trong ổ bụng

Trang trước | Trang sau ---

Hệ thống bạch mạch trong ổ bụng chạy dọc theo đường đi của các động mạch lớn theo hai đường chính.

Ðường bạch huyết tạng:

Bao gồm các chuỗi hạch đi theo các động mạch trong ổ bụng: - Chuỗi vành vị

- Chuỗi nách - Chuỗi gan

- Chuỗi mạc treo tràng trên và mạ treo tràng dưới.

Các chuỗi này sẽ chạy vào các hạch nằm trước động mạch chủ bụng và đổ vào bể bạch huyết thắt lưng (pecquet).

Ðường bạch huyết thành:

Bao gồm hai đường chạy theo dọc hai bên phải và trái của động mạch chậu chung. Ðường này bao gồm các toán hạch bạch huyết của chi dưới và vùng chậu hông.

- Chuỗi hạch chậu ngoài nhận bạch huyết của chi dưới - Chuỗi hạch chậu trong nhận bạch huyết của chậu hông bé - Chuỗi hạch chậu chung nhận bạch huyết của chậu hông lớn.

Các chuỗi này đổ vào hạch liên động tĩnh mạch chủ tạo nên hai ống thắt lưng để hợp lại tạo thành oóng ngực (ductus thoracicus), tương ứng đốt sống LI ? LII.

---

Ðầu trang Trang trước | Trang sau

Tổng hợp mạch máu trong ổ bụng

Trang trước | Trang sau ---

Các rễ thần gai ở vùng thắt lưng ? cùng thường phân ra thành hai nhánh:

- Các nhánh sau của dây thần kinh gai lưng cho ra các nhánh chi phối cho thành bụng trước và thành lưng.

- Các nhánh trước của các dây thần kinh gai lưng và cùng sẽ tạo nên các đám rối thần kinh thắt lưng ? cùng để chi phối cho chi dưới. Ðám rối này có liên quan nhiều tới ổ bụng và các tạng bên trong về mặt giải phẫu.

Các sợi thần kinh thực vật và các đám rối thần kinh thực vật:

Chi phối cho các tạng bên trong ổ bụng là các nhánh thần kinh giao cảm và phó giao cảm đi tới ổ bụng.

+ Hệ giao cảm (systema sympathica)

Là các sợi bắt nguồn từ sừng giữa tủy gai. Chạy qua rễ trước dây thần kinh gai và nhánh nối để chạy vào hai chuỗi hạch giao cảm nằm ở hai bên cột sống: - Các hạch giao cảm ngực dưới: gồm năm hạch nằm ở vùng ngực, các hạch này tách ra các dây thần kinh tạng lớn và tạng bé. Các dây này chui qua khe cơ hoành để xuống bụng cùng với các sợi phó giao cảm (dây X) tạo nên đám rối thần kinh thực vật (đám rối tạng hay đám rối dương).

- Các hạch giao cảm thắt lưng: gồm 4 ? 5 hạch nằm dọc theo động mạch chủ bụng (bên trái) và tĩnh mạch chủ dưới (bên phải) liên quan với chỗ nguyên uỷ phần thắt lưng của cơ thắt lưng chậu. Các hạch này tách ra các nhánh tạng chi phối cho các tạng chậu hông bé.

+ Hệ phó giao cảm (systema parasympathica)

Là các sợi đi từ hai trung khu: dây X (dây phế vị) ở não và các trung khu ở đoạn tuỷ cùng của tủy gai tạo nên các dây cương.

- Dây X (n. vagus) đi từ các nhân ở vỏ não qua vùng cổ, ngực để vào bụng ở lỗ thực quản. Dây X phải và trái phân ra các nhánh đi tới các đám rối thần kinh giao cảm để tạo nên đám rối thàan kinh thực vật, từ các đám rối này sẽ có nhánh đi vào các tạng trong ổ bụng (trừ các tạng trong chậu hông bé).

- Các dây cương: là các nhánh đi ra từ đoạn tuỷ cùng, các nhánh này sẽ cùng các sợi giao cảm tạo nên đám rối thần kinh hạ vị chi phối cho vùng chậu hông bé, đáy chậu và sinh dục.

- Ðám rối tạng (plexuscoeliacus) hay đám rối dương (plexus solaris): là một đám rối thần kinh lớn và quan trọng trong ổ bụng. Ðám rối tạng quay quanh nguyên uỷ của động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Ðám rối được cấu tạo bởi các hạch và các nhánh thần kinh giao cảm và phói giao cảm.

- Các hạch gồm hai hạch bán nguyệt, hạch này khá lớn. Hạch phải, đầu ngoài nhận dây giao cảm tạng lớn phải, đầu trong nhận dây X phải. Dây và hạch tạo nên một quai (Wrisberg). Hạch trái, đầu ngoài nhận dây tạng lớn trái, đầu trong đôi khi nhận một nhánh của dây X trái tạo thành quai (Wrisberg) trái. Từ phần lưng của hai hạch tách ra nhiều nhánh để đi tới các hạch khác (như hạch chủ thận, hạch mạc treo tràng trên?) và tới các tạng tạo thành các dám rối thần kinh thực vật khác (đám rối mạc treo tràng trên, đám rối thận?) từ các đám rối này các nhánh thần kinh giao cảm và phó giao cảm sẽ đi tới các tạng.

---

Ðầu trang Trang trước | Trang sau

Một phần của tài liệu Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi ppt (Trang 119 - 126)