Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống chè LDP1 tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo quy phạm QCVN 01 – 124: 2013/BNNPTNT

* Sinh trưởng phát triển cây chè

Chọn cây đại diện theo phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi lần nhắc chọn 10 cây (có đánh dấu cây). Theo dõi 2 lần/năm khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm

(tháng 2/2020) và trước khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2020). Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây - Chiều rộng tán (cm): Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình của hai lần đo.

Đường kính gốc (cm): Đường kính gốc được đo ở vị trí cách mặt đất

5cm. Dùng thước kẹp Panme đo 2 chiều vng góc nhau, đường kính gốc là

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Mật độ búp (búp/m2): Đếm số búp tiêu chuẩn có trong khung

25x25cm (5 điểm theo đường chéo góc). Chỉ tính búp 1 tơm 2 lá khi theo dõi - Khối lượng búp (gam/búp): Theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm hái 25-30 búp1 tôm 2-3 lá (theo dõi cố định 5 cây). Búp chè

phát triển bình thường. Số búp hái được bảo quản trong túi nilon đưa về

phịng trộn đều sau đó đếm tổng số búp trong 100g để tính khối lượng búp

trung bình. Khối lượng búp của một công thức là khối lượng búp trung bình của 3 lần nhắc lại.

- Chiều dài búp (cm): Theo dõi 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm hái 20 - 30 búp 1 tôm 2,3 lá (theo dõi cố định 5 cây) bỏ riêng vào

một túi nilon. Búp phát triển bình thường, tôm chưa mở. Chiều dài búp được

đo từ cuộng hái đến hết đỉnh tôm. Chiều dài búp của một lần nhắc là chiều dài

búp trung bình của 5 điểm theo dõi. Chiều dài búp của một công thức là chiều dài búp trung bình của 3 lần nhắc lại.

- Năng suất búp:

+ Năng suất búp lý thuyết (NSLT) (tấn/ha): NSLT = mật độ (cây/ha) x khối lượng búp (g/búp) x mật độ búp (số búp/cây).

+ Năng suất búp thực thu (tấn/ha): Cân số kg búp tươi/ ơ thí nghiệm, quy ra tấn/ha.

* Chất lượng nguyên liệu búp

- Thành phần cơ giới búp: Trong mỗi ơ thí nghiệm hái 10 búp một tôm ba lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá ba, cuộng sau đó cân lấy khối

lượng và tính tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ lá 1 (%) = P1 x 100 P Tỷ lệ lá 2 (%) = 100 P P2 ×

Tỷ lệ lá 3 (%) = 100 P P3 × Tỷ lệ tôm (%) = P4 x 100 P Tỷ lệ cuộng(%) = P5 x 100 P

Trong đó: P1, P2, P3, P4, P5 lượt là khối lượng lá 1, lá 2, lá 3, tôm và cuộng. P là khối lượng của 10 búp một tôm 3 lá.

- Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp

đường chéo 5 điểm.

Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số

búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá

bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lượng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g)

Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100 Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100

- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ để đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN 1053-71):

Loại chè A B C D

Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0 - 10% 11- 20% 21- 30% >30% Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần

nhắc lại

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

Phương pháp xác định: Mỗi công thức chọn 5 cây, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của 5 cây

BM% = Tổng số búp mù x 100 Tổng số búp

* Chỉ tiêu chất lượng giống chè

- Phân tích các chỉ tiêu sinh hố: (đọt 1 tơm 2 lá) lấy 200 gam mẫu búp tôm 2 lá non xử lý bằng hơi nước sôi trong 4 phút, để nguội, sau đó sấy khơ để phân tích.

Hàm lượng Tanin theo phương pháp: Leventhal với K=0,582% Hàm lượng chất hòa tan theo phương pháp: Voronxop

Hàm lượng đường tổng số theo phương pháp: Bertrand Hàm lượng axit amin theo phương pháp sắc ký giấy

- Chất lượng chè thành phẩm: Chè được chế biến thủ công, đánh giá kết quả nếm thử theo TCVN 3218 – 1993, nhận xét đánh giá cho điểm bằng số tối

đa là (5 điểm); 4 chỉ tiêu nhân với hệ số như sau:

Ngoại hình: hệ số 1,0 Màu nước: hệ số 0,8 Hương thơm: hệ số 1,2 Vị: hệ số 1,2

*Thành phần dinh dưỡng đất: Lấy mẫu phân tích đất trước khi làm thí

nghiệm (tháng 2/2020) và sau khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12/2020). Phương pháp: Lấy mẫu hỗn hợp, mỗi lần nhắc lại lấy mẫu ở 3 điểm theo đường chéo ở độ sâu 0 – 20cm rồi đổ chộn vào nhau được một mẫu phân tích

của một lần nhắc lại.

+ Phân tích đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl, + Phân tích lân dễ tiêu theo phương pháp Oniani,

+ Phân tích kali tổng số theo phương pháp quang kế, kali dễ tiêu theo phương pháp quang kế

+ Phân tích OM theo phương pháp Walkey- Black

* Sâu hại chè

Thời gian điều tra: mỗi tháng điều tra 1 lần.

- Rầy xanh: Dùng khay nhơm có kích thước 35 x 25 x 5 cm, dưới đáy

tay đập mạnh trên tán chè 3 đập sau đó đếm số rầy có trong khay. Mỗi ơ thí

nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 3 khay. Mật độ rầy = tổng số rầy điều tra/tổng số khay điều tra.

- Bọ cánh tơ: Mỗi công thức điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm

hái 20 búp cho vào túi nilon đem về phòng đếm tổng số vết hại trên búp - Nhện đỏ: Mỗi công thức điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 lá già cho vào túi nilon đem về phòng đếm tổng số con nhện trên lá.

- Bọ xít muỗi: Mỗi cơng thức điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 búp cho vào túi nilon đem về phịng tính % búp có vết châm gây hại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống chè LDP1 tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)