Đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 53 - 54)

IV. Nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương đến năm

2. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương

(1) Các bộ, ngành Trung ương rà soát, kịp thời báo cáo Chính phủ đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đồng thời hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện một số quy định tại các nghị định: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn(39)

; Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)(40); Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ(41),…

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách riêng về thu hút đầu tư cho các tỉnh Tây bắc, trong đó cần có chính sách về tích tụ đất đai để thu hút nhà đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao; có cơ chế, chính sách để Nhà nước giải phóng mặt bằng đối với các dự án thu hút thuộc danh mục ưu đãi đầu tư; chính sách bố trí lại dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc.

(2) Tăng mức đầu tư cho nông nghiệp:

- Nâng mức hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung từ 3 triệu đồng/ha/6 năm (theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) lên 6 triệu đồng/ha/6 năm.

- Nâng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ từ 30 triệu đồng/ha lên 40-45 triệu đồng/ha; rừng sản xuất cây gỗ lớn từ 10 triệu đồng/ha lên 20 triệu

(39)

Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn các dự án theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không phù hợp với Luật Đầu tư công năm 2019, đề nghị sửa đổi theo hướng: quy định rõ thẩm quyền thẩm định nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho các dự án thuộc cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh để đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư công năm 2019; hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm để hỗ trợ đối với các dự án.

(40)

Quy định về điều chỉnh chủ trương đầu tư tại điều 19 của Nghị định áp dụng chung cho các dự án ODA đã gây khó khăn và kéo dài thời gian thực hiện thủ tục không cần thiết, đồng thời chưa tính đến những đặc thù cũng như phân loại dự án ODA cần phải điều chỉnh để đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh dự án.

(41) Nghị định quy định việc tất cả các địa phương phải vay lại theo tỷ lệ nhất định đối với vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là chưa phù hợp với thực tiễn, nhu cầu đầu tư cho phát triển hạ tầng của các địa phương là rất lớn, với nguồn thu NSĐP hạn chế, hầu hết các địa phương không đảm bảo điều kiện vay lại ODA điều này làm cản trở khả năng tiếp cận nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển.

đồng/ha; hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung từ 3 triệu đồng/ha/6 năm lên 6 triệu đồng/ha/6 năm.

- Nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng: thủy điện từ 36 đồng/kWh lên 50 đồng/kWh, nước sạch từ 52 đồng/m3

lên 70 đồng/m3 (quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP); cho phép sử dụng một phần kinh phí quản lý cấp tỉnh hàng năm không sử dụng hết để thực hiện công tác đầu tư trồng rừng phòng hộ và hỗ trợ phát triển rừng sản xuất.

- Sớm phê duyệt đề án thí điểm cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

(3) Sớm tổ chức Lễ công bố nâng cấp cặp Cửa khẩu Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà lên cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Ma Lù Thàng đã được Chính phủ nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 07/5/2020)./.

Nơi nhận:

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 53 - 54)