Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 40 - 41)

1. Nguyên nhân của những thành tựu

Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh miền núi, biên giới. Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đoàn kết, thống nhất, nêu cao ý trí tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra; tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; kịp thời quán triệt, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Trung ương sát với yêu cầu thực tiễn của địa phương, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, đề án, chính sách.

2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém * Nguyên nhân khách quan * Nguyên nhân khách quan

- Suy thoái kinh tế thế giới tác động lớn đến việc điều tiết các chính sách vĩ mô trong nước và ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Vị trí địa lý của tỉnh nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, địa hình chia cắt, dân cư phân bố rải rác, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao thông còn yếu kém là nguyên nhân làm tăng suất đầu tư, hạn chế giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.

- Kinh tế - xã hội xuất phát điểm thấp, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương.

- Một số cơ chế, chính sách chung của nhà nước còn có sự bất cập, chồng chéo, còn nhiều vướng mắc khi thực hiện.

- Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu "Diễn biến hoà bình", lôi kéo, kích động nhân dân gây phức tạp về an ninh trật tự một số địa phương, cơ sở.

* Nguyên nhân chủ quan

- Về nhận thức: Đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, chưa quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo.

- Về cơ chế, chính sách: Cơ chế, chính sách của tỉnh chưa đủ mạnh để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư vào tỉnh.

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và sự quản lý, điều hành của chính quyền trên một số lĩnh vực, địa bàn chưa năng động, sáng tạo, quyết liệt.

- Về công tác phối hợp với các bộ, ngành: Công tác phối hợp của tỉnh với các bộ, ngành, giữa các cấp, các ngành trong tỉnh có lúc, có việc chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời, nhất là về triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Về phối hợp giữa các địa phương trong vùng: Công tác phối hợp để phát huy tiềm năng của vùng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có tính liên kết cao, còn tình trạng khép kín trong phát triển.

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 40 - 41)