Quan điểm phát triển đối với địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 44 - 45)

nhìn đến năm 2045

(1) Phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MMBB.

(2) Phát triển kinh tế - xã hội phải bền vững cùng với tái cơ cấu nền kinh tế một cách hợp lý đảm bảo phát huy và khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của tỉnh. Gắn tăng trưởng và phát triển với các mục tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

(3) Xác định phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai khoáng cùng với đẩy mạnh phát triển về du lịch, dịch vụ thương mại, cửa khẩu là trọng tâm, trụ cột cho phát triển của kinh tế tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới.

(4) Phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nâng cao trình độ lao động, cải cách hành chính.

(5) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại, liên kết kinh tế giữa tỉnh Lai Châu với các tỉnh trong vùng TD&MNBB và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)