Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 48)

IV. Nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương đến năm

2. Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các chương trình trọng điểm, nhiệm vụ đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung thu hút các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó quan tâm đến chuyển dịch mạnh trong nội bộ từng ngành.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào ngành công nghiệp chính có tiềm năng và lợi thế như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Tập trung phát triển nhanh, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần các sản phẩm dịch vụ có tính thị trường, có giá trị gia tăng lớn, ưu tiên phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ xuất nhập khẩu.

- Đẩy mạnh các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân. Tập trung tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hệ số, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi sản phẩm và an toàn thực phẩm, tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực như: lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, chè, mắc ca, dược liệu quý...

Một phần của tài liệu 101-bc-tu (Trang 48)