Phân tích môi trường kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hưng vượng giai đoạn 2015 2020​ (Trang 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng

2.2.1 Phân tích môi trƣờng bên ngoài công ty

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài, đó là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Hưng Vượng cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy công ty không thể kiểm soát các yếu tố đem lại từ môi trường bên ngoài này mà chỉ có thể tận dụng các thông tin thu thập được làm tăng cơ hội thuận lợi và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Trong khi đương đầu

với điều kiện môi trường phức tạp và diễn biến nhanh, Công ty phải dựa vào việc phân tích đúng môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế hiện nay biến động khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế giữa các nước ràng buộc với nhau là điều không thể tránh khỏi. Việc một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trong quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.

Biến động về tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi khoảng 30% nguyên liệu đầu vào của Công ty được nhập khẩu từ các nước bên ngoài. Do đó rủi ro mất giá đồng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của Công ty.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, đồng thời tác động đến giá cả nguyên vật liệu và chi phí sản xuất của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sau khi trãi qua giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn hồi phục. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6.28% so với cùng kì năm 2014. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế cũng có bước chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần giá trị nông lâm thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ. Nguồn: Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn)

Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc và phát triển không ngừng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20%.và dòng đầu tư sẽ lấy lại đà trước đó. Chính sách giảm thâm hụt ngân sách và tiền tệ thắt chặt sẽ được sử dụng để tránh thâm hụt thương mại lớn bong bóng tài sản và lạm phát. Sự hồi phục kinh tế của thế giới và của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi và làm giải tỏa sức ép tâm lý cho các nhà sản xuất trong nước. Xét cho cùng, tốc độ phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, kinh tế Tỉnh Bình Dương cũng đạt rất nhiều kết quả khả quan. Song song đó Tỉnh Bình Dương đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút và tập trung đội ngũ nhân lực trình độ chất xám của cả

nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút đầu tư trong nước cũng như từ nước ngoài.

Môi trường Chính trị, Chính phủ và luật pháp:

Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, đây là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Thái độ yên tâm cho đầu tư phát triển về mọi mặt cơ sở vật chất cũng như đầu tư phát triển yếu tố con người của chính doanh nghiệp mình.

Công tác cải cách hành chính diễn ra có hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra công ty đã được chú trọng và giảm bớt những nặng nề về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động của yếu tố chính phủ và chính trị sẽ giúp công ty nhận ra được hành lang pháp lý và giới hạn cho phép với quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhà nước vẫn đang có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, giao dịch với nước ngoài, điều này thể hiện thông qua luật thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT…Doanh nghiệp sẽ có điều kiện tích lũy vốn, tăng cường tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Song song đó do đặc thù của ngành, hoạt động của Công ty cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Những thay đổi các quy định liên quan đến hoạt động bảo về tài nguyên môi trường (nếu có) sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty.

Môi trường văn hóa – xã hội:

Từ năm 2010 dân số nước ta liên tục tăng nhanh, đến năm 2015 dân số cả nước ước tính đạt 91,3 triệu người. Cơ cấu dân số Việt Nam thay đổi nhanh chóng, số người trong độ tuổi lao động phát triển nhanh, trong độ tuổi lao động tăng từ 51- 65 % tức là tăng 15 %, ngoài tuổi lao động giảm từ 49 % xuống còn 35 %.Ở nước ta sự phát triển kinh tế phụ thuộc chặc chẽ vào số lượng và chất lượng nguồn lao động. Quy mô dân số cũng như trình độ dân số thay đổi tạo ra những vận hội và thử thách cho nền kinh tế, cụ thể là đã phổ cập tiểu học năm 2014 đạt 98 % (so với năm 2013 là 96 %); THCS là 90 % (so với năm 2013 là 65 %); PTTH là 80% (so với năm 2013 là 68%).

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695.5km2 và dân số (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) là 1.481.550 người. theo số liệu ước tính ngày 05/08/2010 dân số tỉnh tăng lên 2.185.655 người với mật độ dân số 675 người/ km2. do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua bình dương thu hút nhiều dân từ các địa phương khác tới nhập cư. Kết quả kiểm tra dân số năm 2010 cho thấy: trong 10 năm từ 1999 – 2010 dân số tỉnh bình dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ trung bình 7.3%/ năm. Nhìn chung dân số Tỉnh Bình Dương thuộc dân số trẻ, năng động, có trình độ cao, đây là ưu thế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và công ty Cổ Phần Hưng Vượng nói riêng có khả năng đào tạo, xây dựng cho mình đội ngũ nhân lực triển vọng trong tương lai.

Môi trường tự nhiên - Vị trí địa lí:

Việc công ty đặt nhà máy tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, vì Lái Thiêu được xem là cửa ngõ tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, nằm gần trục lộ giao thông huyết mạch Quốc Lộ 13, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Về vấn đề môi trường, Việc nhân dân nêu ra nhiều vấn đề khác nhau về môi trường làm cho các cơ quan nhà nước chú ý nhiều hơn đến nạn ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và việc sử dụng lãng phí các tài nguyên thiên nhiên cùng sự gia tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng làm cho công ty quan tâm hơn đối với chất lượng môi trường tự nhiên và sự tác động từ quy trình sản xuất của chính công ty đến môi trường xung quanh.

Do đặc thù của ngành, hoạt động sản xuất của công ty sử dụng nhiều hóa chất, chất xúc tác cũng như bụi bẩn từ gỗ có thể gây tác động đến con người và môi trường xung quanh. Việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm nội thất thì hoạt động sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng, kéo theo các vấn đề về xử lý khói bụi và chất thải ra môi trường được đặt ra ở mức độ cao hơn vì gần các khu dân cư. Nếu quá trình xử lý chất thải không đảm bảo sẽ dễ ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động chung của Công ty.

Môi trường công nghệ và kỹ thuật

Trong thời đại hiện nay bất kì ngành công nghiệp hay công ty nào cũng phải trang bị cho mình những thiết bị công nghệ hiện đại, để thúc đẩy quá trình sản xuất

cải tiến chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng chủng loại sản phẩm của Công ty mình.

Nhà nước cũng luôn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi.

Với hệ thống máy móc hiện đại tiên tiến nhập từ Nhật Bản công ty Cổ Phần Hưng Vượng luôn cần phải đào tạo cho mình đội ngũ lao động có năng lực để có thể đáp ứng kịp thời theo dòng phát triển của khoa học công nghệ.

Các yếu tố hội nhập

Tác động của việc gia nhập WTO lên các Công ty là rất lớn, đó là sân chơi mà các công ty không thể đứng ngoài cuộc. Qúa trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang nóng lên từng ngày, các công ty trong đó có Công ty Cổ Phần Hưng Vượng hoặc nắm bắt cơ hội để phát triển hoặc bị bỏ rơi lại phía sau.

Các tác động của quá trình hội nhập sẽ khiến cho Công ty ngày càng dành nhiều chi phí cho nghiên cứu phát triển, và sẽ không còn cạnh tranh về giá rẻ nữa mà phải cạnh tranh trên cơ sở sáng tạo công nghệ. Như vậy, cuộc chơi đã thay đổi, điều đó có nghĩa là chính công ty không thể nào cạnh tranh với các công ty đối thủ trên cơ sở giá rẻ về lâu dài mà cần phải đề ra chiến lược mới.

2.2.1.2 Môi trường vi mô:

Môi trường vi mô có năm yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, các dối thủ tiềm ẩn và những sản phẩm thay thế. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp Công ty nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải từ đó đề ra chiến lược thành công cho công ty.

Đối thủ cạnh tranh:

Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng đến mức có thể cho phép Công ty đề ra các thủ thuật đối đầu và cạnh tranh hiệu quả. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành giúp Công ty nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, để từ đó xác định đối sách của Công ty nhằm tạo được chỗ đứng vững chắc trong qui mô kinh doanh ngành.

Sau 2 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện, trong đó có ngành chế biến gỗ đạt nhiều thành công đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng lên trở thành một trong số những ngành đạt kim ngạch

xuất khẩu cao nhất của cả nước. Sản phẩm gỗ của Việt Nam dần khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng trong khối ASEAN, chiếm lĩnh thị trường trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy mà các doanh nghiệp hoạt động trong nghành gỗ ngày càng gia tăng. Hiện tại, cả nước có hơn 374 doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ với nhiều quy mô khác nhau .Đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài với sức mạnh về vốn và công nghệ hiện đại, điển hình các công ty ở tỉnh Bình Dương như: công ty TNHH Chế Biến Gỗ Tân Phú (TFC), công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An (TAC), công ty TNHH Chế Biến Gỗ Minh Trí (MT)

Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An:

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An tiền thân là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn Nhà nước do 10 doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam) góp vốn thành lập từ tháng 01 năm 2002. Được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000035 ngày 24 tháng 12 năm 2001. Vị trí Công ty đặt tại trung tâm các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cách thành phố Hồ Chí Minh 23 km, cách Thành phố Thủ Dầu Một 7 km.

Diện tích mặt bằng trụ sở Công ty đặt tại Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương là: 29.877 m2 trong đó, diện tích nhà xưởng sản xuất là: 14.547 m2 (chiếm 49% tổng diện tích) đường giao thông nội bộ, sân bãi là: 11.376,5 m2 (chiếm 38% tổng diện tích) sân vườn cây xanh là 3.963,5 m2 (chiếm 13% tổng diện tích).

Ngành nghề kinh doanh :

Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ dán; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ.

Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng nhà ở; Xây dựng công trình kỹ thuật; Xây dựng công trình công nghiệp; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng.

Mua bán giường, tủ, bàn, ghế; Mua bán gỗ các loại; Mua bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng;

Mua bán mủ cao su.

Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Công ty đã nhiều năm liền cạnh tranh được về mặt chất lượng sản phẩm với các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… trên thị trường Châu Âu , Mỹ…Thị trường Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường khó tính nhưng tính ổn định cao và là thị trường truyền thống của Công ty trong các năm qua. Sản phẩm đồ gỗ của Công ty đã tạo được uy tín và có được bạn

hàng gắn bó lâu dài, hợp tác mở rộng thị trường, giúp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn và tăng trưởng liên tục.

Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Tân Phú (TFC)

Tiền thân của Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Tân Phú là Xí Nghiệp Sản Xuất Hàng Gỗ Xuất Khẩu trực thuộc Công Ty Cổ Phần Nhiên Liệu Sài Gòn. Do nhu cầu mở rộng thị trường và phất triển, đại hội cổ đông Tổng công ty Cổ Phần Nhiên Liệu Sài Gòn đã quyết định thành lập Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Tân Phú (TFC)

Công ty TNHH Chế biến gỗ Tân Phú được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số 4604000002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 15/10/2003 và đã đăng ký thay đổi lần thứ 10 vào ngày 09/10/2009. Vốn Điều lệ của Công ty TNHH Chế biến Gỗ Tân Phú khi mới thành lập là 5.050.000.000 đồng, được điều chỉnh tăng vốn 3 lần: Lần đầu tăng lên 7,9 tỷ đồng vào năm 2005, lần thứ hai tăng lên 10 tỷ đồng vào năm 2007 và lần thứ ba vốn điều lệ được điều chỉnh tăng lên 18 tỷ đồng trong năm vừa qua (2009).

Ngành nghề kinh doanh của Cty TNHH Chế biến gỗ Tân Phú: • Sản xuất, chế biến và kinh doanh (mua, bán) sản phẩm gỗ các loại • Cho thuê kho bãi, nhà xưởng

• Dịch vụ uỷ thác và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

• Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, vận tải hành khách theo Hợp đồng, dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ.

Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh Trí

Tiền thân là Cơ Sở Bình Phước tại Thủ Đức,Tp Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 04/1985 chuyên lạng cây và bóc ván lạng để sản xuất ván ép các loại cung cấp cho thị trường nội địa và làm hàng xuất khẩu. Năm 2001 do nguồn cây khan hiếm nên Cơ Sở Bình Phước chuyển sang đầu tư dây chuyền sản xuất ván Okal tận dụng nguồn nguyên liệu phế thải từ dăm bào và domino (gỗ vụn) của các nhà máy chế biến gỗ để sản xuất ván Okal với công suất bình quân 2500 - 3000 tấm mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hưng vượng giai đoạn 2015 2020​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)