Trình chiếu sản phẩm thu hoạch của nhóm sau chuyến đi trải nghiệm: 1 Cảng cá Diễn Ngọc: Vẫn đang còn đơn sơ.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện diễn châu qua chủ đề địa lí công nghiệp lớp 12 THPT (Trang 34 - 39)

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ Hoạt động Khởi động thời gian: 45 phút

3. Trình chiếu sản phẩm thu hoạch của nhóm sau chuyến đi trải nghiệm: 1 Cảng cá Diễn Ngọc: Vẫn đang còn đơn sơ.

3.1. Cảng cá Diễn Ngọc: Vẫn đang còn đơn sơ.

Nguồn hải sản tươi sống

3.2. Cơ sở chế biến tôm nõn Hùng Châu

1. Các bộ phận, khu vực của cơ sở sản xuất bao gồm: + Khu vực sơ chế tôm: (Rửa tôm). + Khu vực chế biến: (Luộc tôm, bóc vỏ). + Khu vực phơi sấy.

2. Quy trình chế biến tôm nõn: Tôm từ cảng cá về, được vận chuyển vào khu vực sơ chế để tôm được rửa thật sạch.

- Sau khi rửa tôm thì tôm được chuyển sang khu vực chế biến. Trong khu vực chế biến, tôm được cho vào các nồi có dung tích lớn để luộc. Đây là công đoạn rất quan trọng bởi luộc kỹ quá con tôm sẽ bị nát, luộc chưa tới thì rất khó bóc vỏ. Ngay sau khi tôm chín, thì được chia ra các rổ và vận chuyển đến từng bàn để tách vỏ tôm

- Tôm sau khi được tách vỏ sẽ đem đi sấy khô và đóng hộp để vận chuyển đến các nhà tiêu thụ. Sau đây là hình ảnh tôm đã được sấy khô:

-

3. - Nguyên liệu: Tôm được đánh bắt và đưa về từ cảng cá Diễn Ngọc -Thị trường: Hầu hết là các khu vực trong nội tỉnh

- Lao động: Hầu hết đa phần là bà con trong xã, những người hơi chững tuổi hoặc có thể là các bạn nhỏ đang trong ngày nghỉ.

- Đây là hình ảnh các bạn học sinh trường THPT chụp ảnh với 1 bạn làm công việc bóc tôm tại đây.

- Vị trí của sản phẩm trên thị trường trong nước: Tôm nõn là sản phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng bởi chính chất lượng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị. Tuy nhiên, tôm nõn vẫn đang dừng lại ở các thị trường lớn trong tỉnh, còn những thị trường xa hơn, người tiêu dùng vẫn đang e ngại do chưa biết đến vùng sản xuất cũng như độ tin cậy đối với chất lượng sản phẩm.

4. Cảm nhận của em sau buổi trải nghiệm:

Được trải nghiệm tại cơ sở sản xuất tôm nõn, em thấy mình phần nào yêu quý môn Địa lý hơn, em đã biết tìm tòi các thông tin về quá trình cũng như các thông tin liên quan. Thật sự hoạt động trải nghiệm này rất ý nghĩa đối với bản thân em, bởi sau những giờ học ngồi ngay ngắn trên lớp, giờ đây chúng em đã được đi khám phá những kiến thức mà tưởng chừng rất tuyệt vời, em được nghe, được nhìn tận mắt các quá trình đó, phần nào hiểu hơn về cuộc sống của người dân miền biển và nghề nghiệp của họ. Qua đây, nhóm chúng em cũng đoàn kết hơn, các bạn đều rất năng nổ và nhiệt tình, hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. Chúng em đã khám phá được những năng lực của bản thân, và có thể nói là chúng em đã phần nào tự tin hơn trong học tập. (Phương Hà 12A10)

3.3. Cơ sở sản xuất kinh doanh Tuấn Oanh

Địa điểm trải nghiệm: cơ sở Nước mắm- Ruốc Bà Chuyên (thuộc cơ sở Tuấn Oanh)

Chú ý an toàn: Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn. Quan sát các bộ phận khu vực của cơ sở.

Những thông tin thu hoạch được: Những khu vực, bộ phận của cơ sở: Khu vực sân phơi.

Các am đựng nước mắm và ruốc Nước mắm

1. Quy trình làm sản xuất nước mắm, ruốc:

*Quy trình sản xuất nước mắm (chú ý: có nhiều loại cá được chọn là nguyên liệu tạo ra nước mắm nhưng cá cơm là loại cá có thể cho ra những giọt

- Bước 1: thu mua những con cá cơm tươi ngon từ biển về ngay khi đưa vào bờ.

-Bước 2: Rửa sạch rồi đem trộn với muối biển theo tỉ lệ 3:1(3 tấn cá cơm sẽ được trộn với 1 tấn muối biển).

-Bước 3: cá muối sau khi trộn được cho vào thùng am (ở Diễn Ngọc dùng am làm từ xi măng).

-Bước 4: phủ lớp muối dày lên cá và gài nén cá lại (cá sẽ được ủ trong những chiếc thùng này từ 12-15 tháng).

- Bước 5: sau đó, nước mắm được kéo rút và đảo trộn 1 cách tỉ mỉ.

-Bước 6: thỉnh thoảng mở bể để phơi nắng và có người trông coi cẩn thận (phải mất ít nhất 2 năm thì bể ngâm mới cho ra nước mắm )

- Bước 7: cuối cùng kiểm tra chất lượng nước mắm (khi nước có màu cánh gián và mùi thơm) và sau đó đóng chai.

3. Các thông tin thu được từ người sản xuất: - Nguyên liệu:

+ Làm nước mắm cần: cá cơm và muối.

+ Thị trường tiêu thụ: các xã, huyện, các tỉnh lân cận.

+ Lao động: cần 3-4 người để canh và đảo ruốc, nước mắm hàng ngày. + Giá bán: 100ng/lít đối với nước mắm cốt;

+ Thu nhập: 4,5 triệu/người

+ Vị trí trên thị trường: nước mắm và ruốc đều là mặt hàng tiêu dùng có mặt rộng rãi và phổ biến trên thị trường và trong ngành kinh doanh ẩm thực.

4. Cảm nghĩ của em sau buổi trải nghiệm:

Bạn Hải( 12A10) :” Được trải nghiệm tại cơ sở sản xuất tôm nõn, em thấy mình phần nào yêu quý môn Địa lý hơn, em đã biết tìm tòi các thông tin về quá trình cũng như các thông tin liên quan. Thật sự hoạt động trải nghiệm này rất ý nghĩa đối với bản thân em, bởi sau những giờ học ngồi ngay ngắn trên lớp, giờ đây chúng em đã được đi khám phá những kiến thức mà tưởng chừng rất tuyệt vời, em được nghe, được nhìn tận mắt các quá trình đó, phần nào hiểu hơn về cuộc sống của người dân miền biển và nghề nghiệp của họ. Qua đây, nhóm chúng em cũng đoàn kết hơn, các bạn đều rất năng nổ và nhiệt tình, hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. Chúng em đã khám phá được những năng lực của bản thân, và có thể nói là chúng em đã phần nào tự tin hơn trong học tập”.

Bạn Thùy Trang (12A10): “Em đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả

năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho người khác. Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn Địa. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Và em cũng đã hoạch định cho bản thân mình chọn 1 ghành trong lĩnh vực công nghiệp.”

Bạn Võ Thị Hằng(12A10):“Sau chuyến trải nghiệm tới các cơ sở chế biến hải sản và nghe được nghe những chia sẻ của những người làm nghề, em nhận thấy việc chế biến hải sản vẫn chưa được quy hoạch và đồng bộ hóa, ngoài những hộ đã tham gia đăng kí thương hiệu tạp thể thì vẫn còn nhiều hộ gia đình tự kinh doanh riêng, như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quy hoạch sản xuất và xây dựng thương hiệu ngày một lớn mạnh. Vì vậy, em mong muốn, sau này em sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt để đứng ra tập trung lại các vùng chế biến, quảng bá sản phẩm thương hiệu cho huyện Diễn Châu. Mang sản phẩm ra thị trường nước ngoài”

Đại diện nhóm 3 lên báo cáo về nội dung Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1DVcDayfQAYQRq40vrW2LBsn8npp XtCmr

BÀI TẬP THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM

Nhóm 3: Nội dungCác hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Cả nhóm đọc bài.

- Tìm các nội dung liên quan.

- Trả lời câu hỏi phần giáo viên định hướng. - Làm các slide.

- Viết bài thu hoạch.

* Nội dung bài thu hoạch: Ở lớp 10 chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói chung trên thế giới và ngày hôm nay thì chúng ta sẽ cùng nhắc lại các tổ chức lãnh

thổ công nghiệp đó và liên hệ với ở Việt Nam.

Đây là sơ đồ của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhìn vào sơ đồ nay chúng ta sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện diễn châu qua chủ đề địa lí công nghiệp lớp 12 THPT (Trang 34 - 39)