Cảm nhận của học sinh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện diễn châu qua chủ đề địa lí công nghiệp lớp 12 THPT (Trang 50 - 52)

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ Hoạt động Khởi động thời gian: 45 phút

d) Sản phẩm mong đợi Các bài viết của HS về một số ngành công nghiệp mà các em yêu thích (có bài viết và vi deo kèm theo)

3.2.2. Cảm nhận của học sinh

Phần lớn các em cho rằng: Giờ học thực nghiệm các em rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia trải đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Đồng thời tìm hiểu về nghề từ đó hướng nghiệp cho bản thân trong tương lai. Ý kiến của các em được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Các em được làm việc tích cực hơn và đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Còn HS hai lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học nhưng củng chỉ là ở dạng lý thuyết chưa sâu sắc và cụ thể lắm.

Em Trần Thị Nguyên (HS lớp 12A12) cho biết: “Em đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho người khác. Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn địa lí. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Và em cũng đã hoạch định cho bản thân mình chọn 1 ngành trong lĩnh vực công nghiệp” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề).

Em Hoàng Đức (HS lớp 12ª1) cho biết:

“Được trải nghiệm tại cơ sở chế biến hải sản của Huyện nhà, em thấy mình say mê học môn Địa lí hơn, thấy mình đã biết cách tìm và đọc sách, đọc các tài liệu liên quan; biết cách ghi chép và nghe giảng, biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình… đó là những kĩ năng học tập vô cùng quan trọng, hữu ích” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề).

Em Phạm Thị Phương Thảo (Học sinh lớp 12A12) viết: ”Các thành viên của tổ đã thật sự nhiệt tình và năng nổ trong quá trình thảo luận tìm kiếm thông tin qua hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất. Hoàn thành công việc đúng thời hạn. Qua hoạt động trải nghiệm giúp các thành viên đoàn kết xích lại

gần nhau hơn, giúp hoàn thiện bản thân và khám phá những năng lực của bản thân, giúp chúng em tự tin hơn trong học tập”. (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề)

C - KẾT LUẬN

1. Kết luận

Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương là mô hình dạy học tối ưu hóa, góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong dạy học hiện nay. Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài đã phần nào góp phần phát huy tính tích cực của học sinh (Các em thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, các em được rèn luyện thêm về các kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian;tìm kiếm và xử lí thông tin...), tăng cường định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn; học sinh có cơ hội được trải nghiệm trên các lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở thực tiễn, từ các tranh ảnh, video, và các nguồn tài liệu khác... Giúp người học không chỉ vận dụng kiến thức trải nghiệm thực tế vào bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học tập…

Cũng qua đây các em trực tiếp khám phá các thế mạnh và hạn chế của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát, tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm... từ đó có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

Bên cạnh những mục tiêu đạt được, việc tổ chức dạy học chủ đề công nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc giáo viên tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm về vấn đề an toàn, phương tiện đi lại, giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ.

2. Kiến nghị

Nhà trường cần tăng cường đưa dạy học chủ đề gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh.

Đưa hoạt động lên trường học kết nối và các hoạt đông bắt buộc dạy học hàng năm.

Giáo viên cần chủ động tiếp cận dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh.

Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh giao lưu tiếp xúc với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh. Với năng lực có hạn, kinh nghiệm của tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ; góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Diễn Châu ngày 22/2/2020

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện diễn châu qua chủ đề địa lí công nghiệp lớp 12 THPT (Trang 50 - 52)