7. Đóng góp của luận văn
3.4. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản
Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản có mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên, vốn có với các thành phần khác của văn hóa dân gian Thiên Bản.
Tín ngưỡng Thiên Bản-Vụ Bản chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn học dân gian. Tín ngưỡng cùng với những hành động lễ, hành động hội trong sinh hoạt của người dân Thiên Bản đã làm sống lại, thể hiện rõ những điều được truyền tụng trong văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Ngược lại, văn học dân gian Thiên Bản chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản mang dấu ấn của tín ngưỡng, hoặc phản ánh tín ngưỡng, hoặc thể hiện tín ngưỡng vùng Thiên Bản-Vụ Bản. Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh, là hệ thống các truyền thuyết, các bài văn chầu về Mẫu. Chính tín ngưỡng với những hành động nghi lễ tưởng niệm làm sống động, phong phú hơn nội dung truyện kể về Mẫu, làm nên sức mê hoặc cho các bài văn chầu. Ngược lại, tín ngưỡng trọng Mẫu có sức sống lâu bền trong lòng dân tộc là do những câu chuyện dân gian được sáng tác và truyền lưu rộng rãi, phủ lên các Mẫu vầng hào quang huyền thoại linh thiêng. Từ những câu chuyện ấy, các bài hát văn lại tiếp tục dựng lên một lần nữa Thánh tích, hòa cùng với âm nhạc và điệu múa thiêng khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu cứ thế có một sức lan tỏa diệu kì. Mối quan hệ đó song song tồn tại, xoắn bện chặt chẽ, thẩm thấu qua nhau như một chỉnh thể không thể tách rời.
Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản phản ánh hoặc đúc kết hoặc giải thích phong tục, tập quán vùng Thiên Bản-Vụ Bản. Sự lựa chọn và phản ánh phong tục tập quán trong văn học dân gian thể hiện lối sống, lối nghĩ và những phẩm chất của quần chúng nhân dân lao động. Văn học dân gian Thiên Bản là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán của người dân nơi đây. Ở chiều ngược lại, phong tục tập quán Thiên Bản-Vụ Bản góp phần lưu giữ, làm nên sức sống cho các tác phẩm văn học dân gian. Ca dao Thiên Bản cho chúng ta biết khá nhiều và khá chi tiết về các phong tục tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân lao động. Tục đi chợ Viềng dịp đầu xuân để “mua may bán rủi” đã đi vào ca dao, tục ngữ và tiềm thức người dân Vụ Bản:
Bỏ tổ bỏ tiên, không bỏ chợ Viềng mùng tám"
Đặc điểm của phiên chợ cũng được phản ánh trong ca dao:
"Chợ Viềng năm có một phiên Làm cho trai gái tốn tiền trầu cau"
Truyền thuyết Thiên Bản góp phần lí giải các phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt người dân. Câu chuyện về Thái Phi Ngọc Đài đã giải thích tường minh tục kéo chữ gậy hoa trong lễ hội Phủ Dầy. Ngược lại, phong tục này lưu giữ và làm nên sự trường tồn của truyền thuyết ấy.
Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản có vai trò giải thích cho nguồn gốc lễ hội vùng Thiên Bản-Vụ Bản, làm cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, cụ thể. Qua văn học dân gian, ta còn có thêm niềm tự hào về nhân vật được tôn vinh trong lễ hội. Ngược lại, lễ hội có vai trò bảo lưu, giữ gìn văn học dân gian. Qua truyền thuyết “Thánh Mẫu liễu Hạnh” ta biết về nhân vật Liễu Hạnh là người như thế nào, hiểu được các hành động trong lễ hội Phủ Dầy. Sự kiện “Sòng Sơn đại chiến” Mẫu Liễu Hạnh đã được Phật Tổ Như Lai ra tay cứu giúp và thu nạp, từ đó Mẫu Liễu Hạnh quy y cửa Phật để cứu độ chúng sinh khỏi cảnh lầm than cơ cực đã giải thích cho nghi lễ rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh. Lễ hội Phủ Dầy, đến lượt nó, đặc biệt trong diễn xướng nghi lễ lên đồng, hát văn đã được sử dụng cho những giá đồng đã làm nên sự sinh động, khả năng lan tỏa cũng như sức sống trường tồn cho các truyền thuyết về Mẫu cũng như các Thánh. Người dân Thiên Bản vẫn hàng ngày nghe và hát chầu văn, kể sự tích các Thánh, vẫn hằng năm lễ Thánh vào đúng những thời điểm đó trong hiện tại. Nói cách khác, môi trường diễn xướng dân gian đã gìn giữ, bảo lưu những câu chuyện kể về các Mẫu, các Thánh trong hệ thống điện thờ Tứ phủ. Chính người nghệ sĩ dân gian, chính quần chúng nhân dân đã “bất tử hóa” những khoảnh khắc lịch sử và các thánh thần để tất cả luôn sống mãi.
Các di tích với hệ thống thần tích, thần phả vùng Thiên Bản-Vụ Bản lưu giữ văn học dân gian. Mỗi một di tích nơi đây đều gắn với một câu chuyện được truyền tụng trong dân gian, in dấu đời sống tâm tư tình cảm của người dân. Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng nhiều cổ vật ghi rõ đây là phủ chính thờ Mẫu tại nơi Mẫu đầu thai như chiếc ấn đồng cổ có hai chữ Hán ở
lưng ấn “Phủ chính”, nhiều cổ vật sứ cổ được khắc chữ nhấn mạnh đây là đồ tế tự của phủ chính. Truyền thuyết và lịch sử đan xen nhau làm cho di tích Phủ Dầy vừa huyền thoại, linh thiêng, nhưng gần gũi. Thần tích và thần phả Thiên Bản-Vụ Bản là sản phẩm của mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, hỗ trợ tìm hiểu văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Đây là kênh tham khảo khi tìm hiểu văn học dân gian. Văn học dân gian Thiên Bản thường có trước các thần tích, thần phả. Cuộc đời, sự nghiệp của các nhiên thần, nhân thần được nhân dân truyền tụng, tôn vinh ghi nhớ lại bằng những câu chuyện (thần thoại, truyền thuyết) theo cách nhìn của dân gian. Còn thần tích được dựng lên theo quan điểm của nhà nước phong kiến, các triều đại nhằm ghi nhận các nhân vật được dân gian thờ phụng. Nói cách khác, thần tích (và lễ hội) vùng Thiên Bản-Vụ Bản lưu giữ văn học dân gian, nhằm tạo nên một hệ thống thần linh có những sức mạnh thần quyền kết hợp với quản lý của vương quyền để tạo nên một đời sống xã hội ổn định ở địa phương. Ví dụ: Thần tích tại đền Tổ Cầu về Đế Thích ghi lại việc Đế Thích giáng thi để nói về sự tích của mình:
“Sổ sách Nam Tào đã rõ ràng Ngọc Hoàng cho giáng xuống trần gian
Đời đời vua sáng ngời nghĩa khí Xét xem địa ngục rõ trung can Cưỡi lân dạo biển băng mà sống Biến hóa-người thần chốn nhân gian
Uy linh ngời ngợi tài văn võ Chính trực thông minh thật rỡ ràng”
Sự phong phú của số lượng các thần tích vùng Thiên Bản Vụ Bản càng khẳng định kho tàng tự sự dân gian Thiên Bản giàu có, đa dạng và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
Tóm lại, văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản đóng vai trò cốt lõi, là điểm tựa cho văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Truyền thuyết Thiên Bản phong phú giải thích cho sự đa dạng của lễ hội Thiên Bản. Mật độ lưu truyền sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
đậm đặc góp phần làm cho sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu trở nên phong phú và trở thành trung tâm của đạo Mẫu Việt Nam… Ngược lại, văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản là môi trường sinh thành, gìn giữ, lưu truyền văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Tách ra khỏi môi trường văn hóa dân gian, tác phẩm văn học dân gian chỉ còn là thứ tư liệu đơn thuần.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, luận văn đã bước đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá đặc điểm một số yếu tố văn hóa dân gian quan trọng của mảnh đất Thiên Bản-Vụ Bản như: tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, di tích. Từ đó, chương viết đã chỉ ra được diện mạo cổ xưa, phong phú, đa dạng cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá tổng quan khái quát về đặc trưng, tính chất của văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Thiên Bản - Vụ Bản là mảnh đất còn bảo tồn được nền văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc. Văn hóa dân gian Thiên Bản - Vụ Bản phong phú, đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Người dân Thiên Bản có niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Văn hóa dân gian Thiên Bản - Vụ Bản mang những nét điển hình, tiểu biểu cho văn hóa dân gian của vùng Bắc Bộ, đồng thời còn bảo tồn và lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc. Nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh với trung tâm thực hành tín ngưỡng Phủ Dầy, với diễn xướng nghi lễ lên đồng độc đáo, đặc sắc. Văn hóa dân gian Thiên Bản- Vụ Bản có nhiều phong tục độc và lạ. Văn hóa dân gian Thiên bản- Vụ Bản với hệ thống lễ hội phong phú, đặc sắc, độc đáo. Những công trình đền đài miếu phủ nguy nga giữa thiên nhiên sơn thủy hữu tình nói lên tâm tư, tình cảm cũng như thể hiện năng lực sáng tạo nghệ thuật của nhân dân Thiên Bản. Ngày nay, những tín ngưỡng phong tục tập quán tốt đẹp, những lễ hội phong phú đậm đà màu sắc văn hóa dân gian vẫn đang được phát huy trong cuộc sống hiện tại của người dân vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
Chương viết cũng đã chỉ ra được mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên, vốn có giữa văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản với các thành phần của văn hóa dân gian Thiên Bản- Vụ Bản. Tín ngưỡng Thiên Bản-Vụ Bản cùng với những hành động lễ, hành động hội trong sinh hoạt của người dân Thiên Bản đã làm sống lại, thể hiện rõ những điều được
truyền tụng trong văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Ngược lại, văn học dân gian Thiên Bản chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản phản ánh hoặc đúc kết hoặc giải thích phong tục, tập quán vùng Thiên Bản-Vụ Bản. Ngược lại, phong tục tập quán Thiên Bản lưu giữ và làm nên sự trường tồn của văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản có vai trò giải thích cho nguồn gốc lễ hội vùng Thiên Bản-Vụ Bản, làm cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, cụ thể, còn lễ hội có vai trò bảo lưu, giữ gìn văn học dân gian. Các di tích với hệ thống thần tích, thần phả góp phần lưu giữ văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, là kênh tham khảo quan trọng để tìm hiểu văn học dân gian vùng đất thiêng này. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản trong mối quan hệ nhiều chiều với văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản đã hình thành nên nếp sống tốt đẹp của người dân địa phương, sản sinh những danh nhân văn hóa, những anh hùng hào kiệt cho vùng đất địa linh nhân kiệt này.
KẾT LUẬN
Văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản nói chung và văn học dân gian Thiên Bản- Vụ Bản nói riêng vừa có nét chung với văn hóa dân gian và văn học dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ, vừa mang những nét riêng đậm đà màu sắc địa phương với truyền thống văn hóa lâu đời từ thuở các vua Hùng dựng nước.
1. Văn học dân gian, văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản chịu ảnh hưởng của những điều kiện về tự nhiên, địa lý, lịch sử, nguồn gốc tộc người, đặc điểm nghề nghiệp. Thiên Bản-Vụ Bản nằm tại phần tiến nhanh ra biển của châu thổ sông Hồng, được bồi lắng bởi lớp trầm tích phù sa của hệ thống sông Hồng, chi phối mạnh mẽ tới sự hình thành thổ nhưỡng và cảnh quan hiện tại. Núi non trải dài một dải giữa đồng bằng lộng gió, là một cảnh quan đặc sắc của huyện Vụ Bản, hiếm thấy ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Phần lớn là những sông mang dấu vết ngòi lạch của biển lùi tạo thành, ngày nay được khơi sâu thành những sông, kênh mang tính chất tiêu úng. Thiên Bản-Vụ Bản mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu châu thổ Bắc Bộ, thuận lợi cho môi trường sống của con người, cho sự phát triển nông nghiệp. Những yếu tố tự nhiên đã tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người nơi đây. Thiên Bản-Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ, sống quần tụ thành làng, làm nông nghiệp một cách thuần túy, có nhiều nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng. Những yếu tố đó góp phần làm nên diện mạo văn học dân gian cũng như văn hóa dân gian vùng Thiên Bản-Vụ Bản.
2. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản phong phú về thể loại, đa dạng về thể tài và dồi dào về trữ lượng tác phẩm. Trong số đó, thể loại văn học tạo được dấu ấn mạnh mẽ nhất, nổi bật nhất là truyền thuyết về các nhân vật lịch sử và liên quan đến thờ phụng. Qua truyền thuyết, nhân dân muốn đề cao nghị lực phi thường, tài lao động, óc sáng tạo của cá nhân và cả cộng đồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của mình, bằng cách biến những nhân vật bình thường trở thành huyền thoại, thành thần thánh và được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, thờ phụng. Kế đến là thể loại hát văn với sự kết hợp cùng một lúc âm nhạc, hát và múa chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Thiên Bản-Vụ
Bản. Những truyện kể, những bài ca dao dân ca vẫn được nhân dân Thiên Bản-Vụ Bản coi trọng, giữ gìn trong kí ức, trong tâm hồn của mình, lưu truyền cho thế hệ sau, thể hiện ý thức gìn giữ bảo lưu những vốn cũ của ông cha, là một bằng chứng cho sức sống, nội lực văn hóa Việt.
3. Văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản phong phú, đa dạng, đậm nét dân gian, đậm đà tính chất của một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời trên tất cả các khía cạnh tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội. Văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản tiểu biểu, nổi bật với những tín ngưỡng dân gian nguyên sơ, phong tục, lễ hội đặc sắc, thể hiện quan niệm văn hóa, cách suy nghĩ, phong tục, tập quán mang tính đặc trưng của con người, vùng đất nơi đây, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc. Sự hiện hữu những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội giàu bản sắc trên đất Thiên Bản cho tới ngày hôm nay đã khẳng định vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Thiên Bản-Vụ Bản.
4. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản vừa là một bộ phận của văn học Thiên Bản-Vụ Bản, vừa là một bộ phận của văn hoá dân gian Thiên Bản-Vụ Bản, có vai trò, vị trí quan trọng, có mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên, vốn có. Tín ngưỡng Thiên Bản-Vụ Bản cùng với những hành động lễ, hành động hội trong sinh hoạt của người dân Thiên Bản đã làm sống lại, thể hiện rõ những điều được truyền tụng trong văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản. Ngược lại, văn học dân gian Thiên Bản chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng. Văn học dân gian Thiên Bản-Vụ Bản phản ánh hoặc đúc kết hoặc giải thích phong tục, tập quán vùng Thiên Bản-Vụ Bản. Ngược lại, phong tục tập quán Thiên Bản lưu giữ và làm nên sự