Nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập quán sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian của người dao quảng ninh (Trang 39 - 46)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Nhóm truyện kể về nguồn gốc các phong tục tập quán sinh hoạt

thuật của người Dao

Để giữ vững nguồn cội, bản sắc dân tộc mình, người Dao luôn có ý thức rất rõ ràng trong việc duy trì các phong tục tập quán sinh hoạt - nghệ thuật đã có từ lâu đời. Một trong các cách để khắc sâu đến con cháu đời sau đó là thông qua các câu chuyện để truyền tải ý nghĩa đằng sau mỗi phong tục. Nhất là nó lại được thông qua hình thức diễn xướng với các buổi múa hát tập thể, hội hè truyền thống, các lễ cúng thì sự tác động lại càng sâu rộng hơn. Với mỗi câu chuyện thấm thía, thế hệ đời sau sẽ thấy trân trọng hơn những giá trị văn hóa mà ông cha gìn giữ.

Vì vậy, đằng sau mỗi câu chuyện của mình, người Dao hay lồng ghép vào đó những lời giải thích về nguồn gốc các phong tục tập quán truyền thống. Truyện Dao Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, do quá trình sưu tầm còn hạn hẹp, số lượng các truyện nhắc đến các phong tục, tập quán - sinh hoạt của dân tộc Dao Quảng Ninh không nhiều. Các phần giải thích về phong tục khá ít, chỉ là phần được nhắc thêm ở cuối truyện. Tập tục cưới hỏi được nhắc đến trong các truyện Mẹ

ghẻ, Thượng trường là được thể hiện rõ nhất:

Vua đưa lễ và dẫn cô chị về đoàn tụ, gia đình sum họp hạnh phúc. Cũng từ đó, mỗi khi muốn hỏi vợ, người Dao đều đưa lễ vật là 40 đồng bạc trắng, 42 cân thịt lợn thì mới cưới được vợ, cũng bắt nguồn từ câu chuyện này. (Truyện Mẹ ghẻ) Từ câu chuyện này mà về sau, trong đám cưới người Dao, luôn có bàn, trên đặt hai bát cơm, hai bát nước, hai bát rượu, sáu đôi đũa. Cầu đến Bàn Vương, nói là: “Từ nay trở đi, ai lấy vợ lấy chồng là phải qua cái bàn này để làm chứng kết hôn. Đời người chỉ có một vợ một chồng, cho đến đầu bạc răng long thì mới bỏ nhau.” Cho nên người Dao xưa thường không bỏ nhau, lấy nhau sẽ ở với nhau đến suốt đời. Nếu có người mất trước, muốn lấy người khác thì phải làm lễ với Bàn

Vương cắt đuôi nhau đi. Nếu có bỏ nhau cũng phải làm lễ, từ nay về sau không được liên hệ với nhau nữa. Cũng từ câu chuyện trên nên ngày xưa, trong đám cưới khi qua sông, chú rể sẽ phải địu cô dâu sang sông.

(Truyện Thượng trường)

Ngoài ra, trong câu chuyện Người hồ-ly (Mạ Cú coòng) cũng có thể được tính là một dạng câu chuyện giải thích về nguồn gốc phong tục điệu hát trong lễ Bàn Cổ. Motif cô gái đi học điệu hát từ ma ăn thịt người này không chỉ có ở truyện Dao Quảng Ninh mà còn được bắt gặp ở truyện Dao lưu truyền ở nơi khác cho thấy một quan niệm phổ biến của người dân tộc Dao về nguồn gốc của điệu hát này.

Ngoài các trường hợp trên, các dấu vết phong tục trong truyện Dao Quảng Ninh chủ yếu được lồng ghép trong các tình tiết của câu chuyện. Điển hình là vai trò của thầy cúng trong đời sống sinh hoạt của người dân tộc được thể hiện rất sâu sắc. Từ việc sinh đẻ, cưới hỏi, ma chay hay bệnh tật … đều dựa vào thầy cúng:

Hỏi thầy cúng thì thầy cúng nói: “Mày phải đi về, đi ba ngày đường phải đi trong một ngày, lội qua cái thác thì mày mới gặp được vợ mày. Mày mà đi mất ba ngày thì không bao giờ gặp được. ”

(Sự tích con nhện) Ông ta đem cá về vừa ăn vừa sấy, ăn xong thì bị ốm một trận rụng hết tóc. Quá lo lắng, ông tìm thầy cúng về hỏi. Thầy phán: “Ông bắt cá của đền ông ăn không trả nên đền quật cho là phải.” Ông ta tỉnh ngộ, vừa khỏi bệnh là ngay lập tức giết gà cúng đền.

(Sự tích cái chảo 12 quai)

Hình ảnh thầy cúng quan trọng đến mức người dân tộc còn áp dụng nhân hóa cả vào thế giới động vật:

Vua của bọn quạ cũng tham lam, muốn chiếm ăn một mình, mới nói: "Tất cả không ai được ăn, phải để đây để ta cúng đã." Con vua quạ mới đi đi lại lại để cúng, trèo lên trèo xuống.

(Truyện con bè) Người em cứ ngủ, không biết gì. Tự nhiên tỉnh dậy thấy mình đang nằm ở cái kho, tập trung tất cả ngô, bầu, bí. Con khỉ vua bảo: “ Đem về đây rồi thì phải cúng mới dùng được.” Con khỉ đầu đàn mới ngồi đấy cúng.

Nói chung, dù ít dù nhiều, các câu chuyện luôn có dấu ấn của các phong tục tập quán sinh hoạt - nghệ thuật lâu đời của dân gian. Vì vậy, lưu truyền và gìn giữ các câu chuyện chính là chúng ta đang gìn giữ những nét văn hóa đẹp của ông cha để lại.

2.4. Nhóm truyện kể thể hiện ước mơ của người Dao về xã hội công bằng, trừng trị kẻ xấu

Nhóm truyện này rất đông đảo, chiếm phần lớn trong số các truyện đã sưu tầm. Bởi ước mơ về một xã hội công bằng luôn là ước mơ từ muôn đời của người dân, bất kể trong dân tộc nào, thời đại nào. Sự công bằng trong quan niệm của người dân luôn rất đơn giản, đó là người tốt sẽ được may mắn, hạnh phúc và kẻ xấu sẽ bị trừng trị.

Người tốt trong các câu chuyện người Dao hầu như cũng tương tự như truyện dân gian ở các dân tộc khác, đó là những người có thân phận thấp kém trong xã hội, khiếm khuyết hoặc có hoàn cảnh thiệt thòi. Vì vậy, các câu chuyện thường có nhân vật trung tâm là những đứa trẻ mồ côi hoặc là thân phận các người em trong gia đình, thường bị lép vế so với anh chị lớn. Sự ra đời của các kiểu nhân vật này xuất phát từ sự thay đổi của hình thái kinh tế xã hội. Võ Quang Nhơn khi phân tích nguồn gốc, sự hình thành của “loại truyện về các nhân vật bất hạnh” đã cho rằng: “Cùng với sự giải thể của gia đình lớn về mặt xã hội, xuất hiện sự tích luỹ tài sản tư hữu theo từng gia đình riêng lẻ.Cơ sở xã hội và kinh tế sâu xa ấy tạo điều kiện cho sự xuất hiện một loạt truyện dân gian khá phổ biến ở các dân tộc ít người.

Đó là truyện về các nhân vật như người em út, người con riêng”. Ông phỏng đoán

có thể hạt nhân đầu tiên, đơn giản nhất của loại truyện về người mồ côi là kiểu

truyện về những người anh em mồ côi…” [29, tr 627]. Cùng ý kiến, nhóm tác giả

Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà trong Giáo trình văn học dân gian (dành cho hệ đào tạo từ xa) cũng thấy rằng: “Nhóm truyện người em là nhóm truyện mà mâu thuẫn và đấu tranh xã hội được ẩn dưới quan hệ giữa những người anh (hay chị) với người em út, em nuôi trong gia đình. Sự đối lập của họ hầu như không được trình bày trực diện, thường được giải thích bằng sự đối xử không công

bằng giữa các thành viên trong gia đình” [ 65, tr 73]. Như vậy, người em hay kiểu

cấp bị trị trong xã hội có phân chia giai cấp. Quá trình những nhân vật bất hạnh này vùng lên, chống lại số phận để đạt được hạnh phúc cũng phản ánh quá trình đấu tranh của họ, những người dân bình thường trong cuộc sống đầy khó khăn, phức tạp. Đinh Gia Khánh khi trình bày về truyện cổ tích đã nhận ra nét bản chất trong nghệ thuật của truyện cổ tích là: “phản ánh cuộc sống với những mâu thuẫn của nó, phản ánh những con người với những sự việc khác nhau do hoàn cảnh, do thành

phần giai cấp tạo nên…” [29, tr 341]. Với vai trò như vậy, nhân vật người em hay

mồ côi thường được xây dựng với mẫu số chung: hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn, dũng cảm. Còn nhân vật người anh (hoặc chị) - phần đối lập với họ - thì tham lam, độc ác, lười biếng. Theo đó, những con người hiền lành, tốt bụng sẽ gặp được may mắn, được thần linh hướng dẫn, có sự trợ giúp của các phương tiện kỳ diệu, nhờ đó mà trở nên giàu có. Tiêu biểu như các truyện Con bè, truyện Con cáo, Con cầy con,

Pảo-đên-đu … Đáng quý hơn, họ không chỉ dựa vào may mắn ngẫu nhiên mà đạt

được hạnh phúc, giàu sang; ở những con người này còn có sự chủ động, sáng tạo, dùng chính trí tuệ của mình để vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo, khó khăn:

Con vua quạ mới đi đi lại lại để cúng, trèo lên trèo xuống. Anh ta nhìn thấy, mới lấy tay tóm lấy hai cái chân của con quạ. Cầm lấy rồi nói: "Hôm nay tao phải giết mày!" Con quạ mới van xin, cho cái gì cũng được. Vua quạ xin tặng cái cào nhưng chàng mồ côi không chịu. Xin tặng cái búa cũng không lấy, cho cái gì nữa cũng không lấy. Con quạ mới hỏi:"Thế anh muốn lấy cái gì?". Anh chàng bè trả lời: "Lấy cái gì mà ta không phải làm vẫn được". Con quạ bèn nói:" Thế thì anh lấy cái trống." "Lấy cái trống để làm gì?" "Anh cần cái gì chỉ cần đánh cái trống ấy thì cái gì cũng có." Anh ta liền đồng ý thả con quạ ra.

(Truyện con bè)

Điều này làm cho sự chiến thắng nghịch cảnh của những con người này càng xứng đáng hơn.

Cũng đôi khi, điều mà các nhân vật chính phải chống lại không phải là sự đói nghèo, khốn khổ mà là sự chiếm đoạt, cướp bóc từ chính anh chị em mình. Họ bị cướp mất thân phận, bị đẩy khỏi gia đình hạnh phúc, thậm chí cướp đi mạng sống. Dân gian đã đòi lại sự công bằng cho họ nhưng chính bản thân các nhân vật cũng

phải có nghị lực sống, tinh thần đấu tranh mãnh liệt để chống lại cái ác. Nhân vật người con riêng trong truyện Mẹ ghẻ là một minh chứng cho điều đó. Với motif khá giống truyện Tấm Cám của người Kinh, cô chị con riêng trong câu chuyện này cũng bị cướp đi danh phận vợ vua, bị hại chết. Nhưng cô không chịu để mình bị chết một cách oan ức, cô đã tái sinh nhiều lần, dưới nhiều hình dáng khác nhau, mỗi lần một thêm quyết liệt hơn để giành lại hạnh phúc. Và cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về con người chính nghĩa.

Bên cạnh sự nâng niu, trân trọng những con người cùng khổ là sự trừng trị những kẻ độc ác, tham lam. Đặc biệt là sự tham lam. Người Dao Quảng Ninh luôn có ý niệm rất mạnh mẽ về việc sống vừa đủ, lấy vừa phải. Sống một cách đúng mực, không tham lam quá mức những thứ không phải của mình là tư tưởng thường xuyên thấp thoáng trong các câu chuyện của họ. Ở đây, tính cách tham lam hay được gán cho những người anh, người chị trong gia đình. Trong gia đình phụ hệ, đó là các vị trí thường được nhiều quyền lợi nhất, có tiếng nói đối với các người em còn lại. Tuy vậy, các nhân vật này vẫn không thỏa lòng tham, vẫn tìm cách chiếm đoạt của người khác. Chính vì thế, sự trừng phạt đích đáng giành cho chúng là một kết quả “xôi hỏng bỏng không”, cho dù chúng cố gắng bắt chước người em của mình như thế nào thì thứ nhận được luôn luôn là ngược lại, thất bại thảm hại:

Người anh cũng tham của, vội nói: “Thế để tao đi canh, tao cũng làm như mày xem sao.” Thế là ông anh lại đi canh, cũng nằm đấy. Khỉ cũng đến, gọi nhau: “Này, đây có một quả to lắm!”, lại cùng nhau khiêng về. Về đến cổng, thì có kho vàng, kho bạc, kho tiền, bên kho gạo, bên kho sắn... Khỉ mới hỏi khỉ chúa: “Thế bây giờ cho vào cửa nào, kho nào?” “Cho vào kho tiền.” Người anh tham quá, kêu lên: “Ấy, cho vào kho vàng!” Bọn khỉ giật mình, thả ông anh rơi xuống vực.

(Truyện quả bí) Em thấy anh chặt mất cây sung đi mới làm thành cái máng lợn. Lợn ăn trong máng ấy thì to, lớn nhanh như thổi. Anh trai bảo: “Thế thì cho anh mượn anh về chăn lợn xem.” Mang về chăn lợn thì con diều hâu nó bắt mất lợn. Anh tức mang máng cho vào lửa đốt.

Trong nhiều dị bản tương tự ở các truyện Dao khác, kết cục của những kẻ tham lam thường là cái chết không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở truyện Dao Quảng Ninh phần này đã bị các nghệ nhân bỏ quên. Đối với cộng đồng Dao ở Quảng Ninh, dường như chỉ cần người tốt có được kết cục viên mãn là đủ. Còn những kẻ tham lam, sự thất bại ê chề, việc bị lật tẩy hành vi dối trá của mình dường như đã quả đủ sự trừng phạt cho bọn chúng. Nhưng với những kẻ độc ác, sự trừng trị sẽ lên đến mức cao nhất, đó là cái chết. Vì chỉ có như vậy, chúng mới không thể hại đến người lương thiện.

Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu trong truyện kể dân gian của người Dao ở Quảng Ninh, có thể thấy tinh thần đấu tranh cho lẽ công bằng dành cho những con người thiện lương của dân tộc Dao rất rõ ràng, mạnh mẽ. Song với 25 truyện mà chúng tôi khảo sát, tồn tại một sự thiếu hụt khi phản ánh về các thế lực xấu xa, những thế lực đối lập với người dân bình thường. Chúng ta có nhân vật phản diện là thần tiên, ma quỷ, anh em, người mẹ ghẻ độc ác, người cha, người ông thiếu tình thương … nhưng lại hoàn toàn vắng bóng người xấu là quan lại, vua chúa. Hình ảnh này có mặt ở truyện Dao ở các vùng khác nhưng lại thiếu sót ở truyện Dao thuộc khu vực Quảng Ninh. Điều này khiến sự phản ánh chưa thực sự toàn diện. Lý do đằng sau sự khác biệt này còn cần nghiên cứu, lý giải thêm.

Dù sao, ước mơ về sự công bằng là một điều tất yếu trong xã hội có phân chia giai cấp. Nó thể hiện sự đấu tranh giai cấp, ý thức của nhân dân về quyền lợi của giai cấp mình, qua đó thúc đẩy sự phát triển xã hội. Vì vậy, những câu chuyện cổ tích phản ánh ước mơ này của nhân dân dù có bối cảnh từ xa xưa, vẫn luôn có giá trị vượt thời gian, vượt thời đại.

Tiểu kết chương 2

Qua việc phân tích đặc điểm nội dung của truyện kể dân gian của người Dao Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng với truyện kể dân gian người Dao nói chung.

Truyện kể dân gian người Dao Quảng Ninh không có câu truyện về các vị thần nhưng có tồn tại truyện kể giải thích về nguồn gốc con người. Truyện tuân theo cấu trúc chung về kiểu truyện giải thích sự ra đời con người của dân tộc Dao, đặc biệt là motif bầu – mẹ. Cũng có sự xuất hiện của hình ảnh người anh hùng “đánh thần Sấm” song có sự thay đổi về hình tượng người anh hùng.

Với truyện kể phản ánh về những con người bất hạnh, ước mơ về xã hội công bằng, ở người Dao Quảng Ninh cũng có các motif quen thuộc của truyện cổ tích dân gian như motif đứa trẻ mồ côi, motif anh – em. Nhìn chung, dân gian đều có xu hướng dành sự thiên vị đặc biệt cho nhân vật người em, đứa trẻ mồ côi tuy nhiên người Dao ở Quảng Ninh lại khá coi trọng người em thứ ba trong gia đình và hướng tới răn dạy đạo đức cho con cháu đời sau qua các câu truyện. Đó là sự chăm chỉ, thiện lương, không tham lam, sống có tình nghĩa đối với người xung quanh, điều này tạo nên giá trị của kiểu truyện này ngay cả trong thời hiện đại.

Truyện giải thích về các sự vật, hiện tượng và truyện về các phong tục, tập quán của người Dao Quảng Ninh, về số lượng thu thập được còn khá khiêm tốn. Ít truyện thực sự tập trung vào các chủ đề này mà đa số là lồng ghép vào nội dung truyện, là yếu tố nhỏ của cốt truyện. Vì vậy, sự thể hiện của các nội dung giải thích sự vật, hiện tượng và phong tục, tập quán trong truyện kể dân của dân tộc Dao ở Quảng Ninh không thực sự rõ ràng và tiêu biểu.

Nhìn chung một số nội dung còn khuyết thiếu, chưa thực sự đầy đủ do các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian của người dao quảng ninh (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)