Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 29)

sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình

Mặc dù Việt Nam đã triển khai chương trình PHCNDVCĐ nhưng thực tế cho thấy việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em khuyết tật tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, trẻ khuyết tật Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ như y tế, giáo dục, thông

tin… nên trình độ học vấn cũng như nhận thức vẫn còn khá thấp [24]. Trong khi đó thì nhu cầu được hỗ trợ vận động là 99,4%, điều trị và chăm sóc 96,2%, hỗ trợ xã hội 98,0% và cung cấp thông tin 96,2% [46]. Do đó, đòi hỏi sự giúp đỡ của gia đình là cực kỳ quan trọng.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh cho thấy trên 90% các gia đình quan tâm đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế nhưng vai trò của gia đình còn thụ động trong PHCN, 43,2% gia đình chưa nghe về tập luyện PHCN, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về PHCN, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn PHCN, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện PHCN, 45% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu cầu tài liệu về PHCN [1].

Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003), “ Thực trạng tàn tật và Phục hồi chức năng người tàn tật tại hai xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003”

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu là 386 gia đình có NKT trên địa bàn hai xã Nội Duệ và Lạc vệ của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ gia đình chưa tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật PHCN rất cao (80,8%), có 16,1% gia đình NKT được hướng dẫn kỹ thuật PHCN, 14,5% gia đình có ý thức tự tập luyện PHCN cho người thân [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Lương Bầu (2005), “Tình hình người khuyết tật

và hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2005”. Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang có phân tích, dựa trên số liệu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu cần PHCN của NKT là 37,4%, nhu cầu hòa nhập xã hội của NKT với tần suất cao nhất là (100%) [2].

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tấn (2006), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc PHCN tại nhà cho người bệnh tâm thần nặng ở Cầu Giấy năm 2006”, Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân tâm thần của 8 phường thuộc Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội năm 2006. Kết quả nghiên

cứu cho thấy thực trạng PHCN tại nhà: Tự tìm hiểu kiến thức về khuyết tật chiếm 13,2%, tỉ lệ chưa tiếp cận kiến thức chiếm 39,5%, NCS chính chưa được tập huấn chăm sóc PHCN cao gấp 4 lần NCS chính có tập huấn, tỉ lệ người bệnh không thể làm việc được chiếm 23,7%, tỉ lệ NCS chính không tổ chức lao động cho người bệnh chiếm 64,5% [21].

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Đánh giá thực trạng và nhu

cầu chăm sóc trẻ khuyết tật vận động tại nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2007”, nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên

cứu định tính. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng là 124 NCS trẻ khuyết tật vận động, theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định tính là 10 trẻ khuyết tật vận động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giới tính của NCS chủ yếu là nữ 65,32%, hầu hết đều là bố mẹ trẻ 96,77% và làm nghề nông 61,29%. Tỉ lệ NCS chính đạt yêu cầu thực hành trong lĩnh vực chăm sóc y tế, PHCN là 75,81%, sinh hoạt hàng ngày là 46,77%, hòa nhập xã hội là 42,7% và giáo dục là 25% [27].

Nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên (2007) về “Đánh giá kiến thức, thái

độ và thực hành của gia đình NKT trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương”:

Đây là một nghiên cứu hệ thống, song song giữa hai đối tượng trong cùng một gia đình là NKT và thành viên gia đình (người chăm sóc người khuyết tật (NCSNKT)) để tìm hiểu thực trạng nhu cầu PHCN của NKT và năng lực PHCN tại nhà cho NKT của thành viên gia đình. Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang đã chỉ ra thực trạng về nhu cầu PHCN của NKT rất cao nhưng năng lực PHCN tại nhà của thành viên gia đình rất hạn chế và bốn nhiệm vụ của họ trong chương trình PHCNDVCĐ, gồm: Báo cáo tình trạng khuyết tật cho nhân viên PHCN; Sử dụng tài liệu huấn luyện NKT tại cộng đồng; Thay đổi điều kiện trong nhà phù hợp với NKT; Tăng cường sự chấp nhận NKT trong gia đình [17].

Nghiên cứu của Phạm Văn Hán và cs (2010) về “Nghiên cứu thực trạng

Hùng Thắng huyện Bình Giang Hải Dương” bằng phương pháp nghiên cứu hồi

cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm có khó khăn về vận động 34,1%; nhóm có khó khăn về nhìn 13,5%; nhóm có khó khăn về nghe nói 19,8%; nhóm khó khăn về học 7%; hành vi xa lạ 21,7%; động kinh 3,7%; mất cảm giác 0%. Nhu cầu PHCN chung 34,1%, ở trẻ dưới 15 tuổi 72,1%, từ 15 tuổi trở lên 29,9%. Trong đó nhu cầu PHCN trong hòa nhập xã hội là 86,3%, nhu cầu PHCN vận động 33,9% [14].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014), “Thực trạng và một số

yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của NCS chính trong việc phục hồi chức năng tại nhà cho NKT tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang năm 2014”:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng cỡ mẫu trong nghiên cứu là 198 NCS chính của NKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy NCS chính là vợ/chồng chiếm 41,9%, bố/mẹ chiếm 31,3%, NCS chính là nữ cao gấp đôi nam, chiếm 68,7%. Thực trạng hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS chính đạt 27,8%, trong sinh hoạt hàng ngày đạt 31,5%, trong vận động di chuyển đạt 32,9%, trong ngôn ngữ giao tiếp đạt 28,6%, trong hòa nhập xã hội đạt 34,4%, hỗ trợ về y học đạt (16,5%) [16].

Nghiên cứu của Lee KW và cs (2015) thấy có tới 33,8% NCS bệnh nhân đột quỵ không có kiến thức phù hợp [44]. Nghiên cứu của Shah A. H và cs (2017) thấy tỉ lệ NCS cho bệnh nhân có kiến thức phù hợp trong chăm sóc sức khỏe là 59,2% và thái độ phù hợp là 48,3% [51]. Theo Vincent C. và cs (2007) thì NCS cho người già bị đột quỵ còn có nhiều yếu tố chưa đáp ứng được nhu cầu cho từng trường hợp PHCN tại nhà [54]. Torabi C.R. và cs (2017) nhận thấy điểm trung bình thái độ của NCS là 108,77 ± 6,20 với 49,3% NCS có thái độ trung bình trong việc đồng thuận chăm sóc bệnh nhân đột quỵ [52]. Nghiên cứu của Dung A.D và cs (2009) thấy có 25% NCS trẻ bị động kinh không biết biểu hiện của động kinh; 49,0% cho rằng họ không có kiến thức về bệnh động kinh trong quá trình chăm sóc trẻ động kinh [37].

Thực tế cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu đánh giá sâu và toàn diện về NCS để PHCN cho bệnh nhân tại nhà [58] cũng như can thiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho NCS [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 29)