Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 31)

- Thực trạng thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã về PHCN dựa vào cộng đồng. Ngày 07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn III: Khám chữa bệnh và PHCN có quy định:

- Tỉ lệ NKT tại cộng đồng được quản lí đạt từ: Đồng bằng và trung du: 90% trở lên

Miền núi: 70% trở lên

- Tỉ lệ NKT được hướng dẫn và PHCN tại cộng đồng đạt từ: Đồng bằng và trung du: 20% trở lên

Miền núi: 15% trở lên

Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định “Chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [8] đã quy định rõ: Tuyến xã, phường, thị trấn (được gọi là tuyến 4) được thực hiện 109 kỹ thuật và chia thành 6 nhóm khác nhau: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Kỹ thuật thăm dò lượng giá điều trị PHCN, Dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- NCS chính cho NKT tại gia đình: là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc NKT.

- Cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản.

- Cán bộ lãnh đạo cộng đồng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch hội phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư đoàn thanh niên xã...

- Sổ sách lưu trữ tại các cơ quan y tế, xã hội: Sổ sách, báo cáo, bệnh án của NKT...

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương và Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Xã Hợp Thành: Xã nằm ở phần phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Ôn Lương ở phía bắc, xã Phủ Lý ở phía đông, xã Động Đạt ở phía nam và xã Phúc Lương thuộc huyện Đại Từ ở phía tây. Xã Hợp Thành có diện tích 10,25 km², dân số năm 2018 là 2810 người với 754 hộ dân, mật độ dân cư đạt 242 người/km². Hợp Thành là xã có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất và nhiều hộ nghèo nhất trong toàn huyện.

Xã Phủ Lý: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Yên Đổ ở phía đông bắc, xã Động Đạt ở phía đông và nam, xã Hợp Thành ở phía tây và xã Ôn Lương ở phía tây bắc. Xã Phủ Lý có diện tích 15,76 km², dân số năm 2018 là 3346 người, mật độ dân số đạt 154 người/km².

Xã Ôn Lương: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Bộc Nhiêu, Định Hóa ở phía tây và tây bắc, xã Phú Tiến, Định Hóa và Yên Đổ, Phú Lương ở phía đông bắc, xã Phủ Lý, Phú Lương ở phía đông, xã Hợp Thành,

Phú Lương ở phía nam và xã Phúc Lương, Đại Từ ở phía tây nam. Xã có diện tích 17,11 km², dân số năm 2018 là 3503 người với 951 hộ gia đình, mật độ dân số đạt 192 người/km².

Thị trấn Đu: Thị trấn nằm tại trung tâm địa lý của huyện và kéo dài theo chiều bắc-nam, dọc theo quốc lộ 3. Thị trấn Đu giáp với xã Động Đạt, Yên Lạc và Tức Tranh ở phía đông; giáp xã Động Đạt và Phấn Mễ ở phía tây, giáp xã Phấn Mễ ở phía nam; giáp xã Động Đạt ở phía bắc. Thị trấn Đu có diện tích 9,4075 km² với dân số 8.583 người.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ 01 tháng 12 năm 2017 đến 3 tháng 5 năm 2019

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.

2.4.2. Cỡ mẫu

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ [13], [45]

n = Z2(1 -  /2) 2 ) 1 ( d p p

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu;

Z(1 - α/2) với độ tin cậy 95%. Z(1 - α/2) = 1,96;

p = 0,722, (Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho tỉ lệ hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS chính chưa đạt là 72,2% [16]);

d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 1/10p = 0,0722;

Thay số ta có n = 148, lấy thêm 10% chống sai số (đề phòng không đồng ý tham gia nghiên cứu) được n = 163. Thực tế đã điều tra được 219 NCS chính cho NKT của toàn bộ 219 NKT tại địa bàn nghiên cứu.

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

24 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng liên quan thuộc 4 xã nghiên cứu và 08 cuộc thảo luận nhóm (04 cuộc thảo luận nhóm với đại diện lãnh đạo cộng đồng và 04 cuộc thảo luận nhóm với NCS chính).

2.4.3. Chọn mẫu

* Chọn mẫu định lượng

Chọn toàn bộ: lập danh sách NKT tại 4 xã nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn NCS chính cho NKT theo danh sách nghiên cứu.

* Chọn mẫu định tính

- 04 cuộc phỏng vấn sâu NCS chính cho NKT tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế xã tại 4 xã

- 04 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chương trình PHCN tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu nhân viên y tế thôn bản tại 4 xã

- 04 cuộc phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo cộng đồng (trưởng ban chăm sóc sức khỏe) tại 4 xã

- 04 cuộc phỏng vấn sâu NKT tại 4 xã

- 04 thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc - 04 thảo luận nhóm với NCS chính cho NKT (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc

2.5. Chỉ số nghiên cứu

2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân hiện tại - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điều kiện kinh tế hộ gia đình - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mối quan hệ với NKT

- Phân bố tỉ lệ nguyên nhân khuyết tật của NKT - Phân bố tỉ lệ dạng khuyết tật của NKT

- Phân bố tỉ lệ nguồn thu nhập của NKT

- Phân bố tỉ lệ tình trạng hôn nhân hiện tại của NKT - Phân bố tỉ lệ thời gian bị khuyết tật của NKT - Phân bố tỉ lệ nhu cầu hỗ trợ PHCN của NKT

2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

- Tỉ lệ kiến thức về PHCN của NCSNKT

- Phân bố tỉ lệ mức độ kiến thức chung về PHCN của NCSNKT - Tỉ lệ thái độ của NCSNKT về hoạt động PHCN cho NKT - Phân bố tỉ lệ mức độ thái độ chung về PHCN của NCSNKT - Tỉ lệ NKT được hỗ trợ PHCN

- Phân bố tỉ lệ đặc điểm hỗ trợ PHCN cho NKT theo loại PHCN, theo tần suất và theo thời gian

- Phân bố tỉ lệ người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong ăn uống

- Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vệ sinh cá nhân - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong mặc quần áo - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vận động - Tỉ lệ cách thức hỗ trợ của NCS chính cho NKT

- Tỉ lệ NCS chính cho NKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình - Phân bố tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ của NKT

- Phân bố tỉ lệ mức độ thực hành chung về PHCN của NCSNKT - Nhận xét về kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của NCSNKT

2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật

- Ảnh hưởng giữa tuổi của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa giới của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa dân tộc của NCS với thực hành PHCN

- Ảnh hưởng giữa trình độ học vấn của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa nghề nghiệp của NCS với thực hành PHCN

- Ảnh hưởng giữa mối quan hệ của NCS và NKT với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa kiến thức của NCS với thực hành PHCN

- Ảnh hưởng giữa thái độ của NCS với thực hành PHCN

- Nhận xét ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành PHCN - Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ PHCN

- Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ PHCN - Ảnh hưởng bởi dịch vụ PHCN tại xã - Ảnh hưởng bởi nguồn thông tin về PHCN

2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

- Câu hỏi đánh giá thái độ: Các câu hỏi đánh giá thái độ về PHCN của đối tượng nghiên cứu được thiết kế theo thang đo Likert, được chia làm 5 mức độ: Rất không đồng ý, không đồng ý, chưa rõ ràng, đồng ý và rất đồng ý.

- Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ: Kiến thức, thái độ được xác định thông qua phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được phân theo 3 mức như hướng dẫn dưới đây:

Phần trăm (điểm) Giải thích

≥ 80% (tổng số điểm): Xếp loại tốt.

> 60% - < 80% tổng số điểm): Xếp loại trung bình. ≤ 60% (tổng số điểm): Xếp loại yếu.

- Đánh giá thực hành: Đánh giá khả năng thực hành PHCN của NCSNKT tại nhà dựa vào phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được phân theo các mức:

Phần trăm (điểm) Giải thích

≥ 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành tốt. < 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành chưa tốt. - Đánh giá kinh tế hộ gia đình:

+ Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [23].

+ Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng [23].

2.7. Xử lý số liệu

- Số liệu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và được xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.

- Thống kê mô tả: Tính tần số (SL) và tỉ lệ % cho biến định tính; trung bình ± độ lệch chuẩn cho biến định lượng.

- Thống kê phân tích mối tương quan giữa 2 biến bằng Chi-square test. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

2.8. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu không ảnh hưởng tới hoạt động của CBYT tại các TYT xã, thị trấn và ảnh hưởng tới hoạt động PHCN của NCSNKT tại các hộ gia đình trên địa bàn.

- Các thông tin thu thập trong nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác.

- Đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích, yêu cầu, lợi ích của nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối không trả lời hoặc không tham gia nghiên cứu hoặc dừng tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu.

- Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và được sự đồng ý của Ban giám đốc TTYT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT

Chỉ số SL % Tuổi < 30 tuổi 17 7,8 30 - 39 tuổi 31 14,1 40 - 49 tuổi 49 22,4 ≥ 50 tuổi 122 55,7 TB ± ĐLC 49,98 ± 15,06 Dân tộc Kinh 78 35,6 Tày 124 56,6 Nùng 8 3,7 Khác 9 4,1 Tổng 219 100,0 Nhận xét:

Hơn nửa (55,7%) đối tượng nghiên cứu có độ tuổi ≥ 50 tuổi. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 49,98 ± 15,06. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 35,6%; Tày chiếm 56,6%.

Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT Nhận xét: Tỉ lệ nam giới là 32,4%; nữ là 67,6%.

Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ≥tiểu học là

35,1%; THCS là 43,4% và ≥ THPT là 21,5%. 32.4 67.6 Nam Nữ 0 10 20 30 40 50 ≤ Tiểu học THCS ≥ THPT 35.1 43.4 21.5

Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính

Chỉ số SL % Nghề nghiệp Làm ruộng 165 75,3 Công nhân 10 4,6 Cán bộ viên chức 8 3,7 Cán bộ hưu 12 5,5 Khác 24 11,0 Tình trạng hôn nhân hiện tại Chưa kết hôn 16 7,3 Đang sống cùng vợ/chồng 182 83,1 Góa 15 6,8 Ly dị/ly thân 6 2,7 Điều kiện kinh tế hộ gia đình Hộ nghèo 58 26,5 Hộ cận nghèo 37 16,9 Đủ ăn 124 56,6 Mối quan hệ với NKT Bố/mẹ 76 34,7 Vợ/chồng 65 29,7 Con 38 17,4 Anh/chị/em 14 6,4 Khác 26 11,9 Tổng 219 100,0 Nhận xét:

Chủ yếu đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (75,3%). Đa phần đối tượng sống cùng vợ/chồng (83,1%). Tỉ lệ hộ gia đình có kinh tế đủ ăn là 56,6%, hộ nghèo là 26,5%. Tỉ lệ NCS là bố mẹ của NKT chiếm 34,7%; là vợ/chồng chiếm 29,7%.

Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219) Chỉ số SL % Nguyên nhân khuyết tật Bẩm sinh 79 36,1 Tai nạn 37 16,9 Tuổi cao 14 6,4 Bệnh tật 84 38,4 Chất độc da cam 0 0,0 Không rõ 15 6,8 Dạng khuyết tật Vận động 113 51,6 Nghe nói 55 25,1 Nhìn 27 12,3 Trí tuệ 80 36,5 Động kinh 16 7,3

Tâm thần phân liệt 18 8,2

Mất cảm giác 6 2,7

Nguồn thu nhập của NKT

Do lao động 10 4,6

Do tài trợ của tổ chức nhân đạo 4 1,8

Do ngân sách nhà nước 183 83,6

Khác (không có, được cho…) 22 10,0 Tình trạng hôn

nhân hiện tại của NKT Chưa kết hôn 93 42,5 Đang sống cùng vợ/chồng 84 38,4 Góa 31 14,2 Ly dị/ly thân 11 5,0 Nhận xét:

Tỉ lệ NKT có nguyên nhân khuyết tật là bệnh tật 38,4% và bẩm sinh 36,1%. Dạng khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất là vận động 51,6%. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và vận động, di chuyển của NKT là 57,1 và 53,4% theo thứ tự.

Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật

Nhận xét: Tỉ lệ NKT có thời gian khuyết tật < 5 năm là 13,7%; từ 5 - 10

năm là 29,7% và > 10 năm là 56,6%.

Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ NKT có nhu cầu hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày là 57,1%; trong vận động, di chuyển là 53,4%; trong ngôn ngữ, giao tiếp 35,6%.

13.7 29.7 56.6 < 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm 0 10 20 30 40 50 60 SH hàng ngày Vận động, di chuyển Ngôn ngữ, giao tiếp Hòa nhập xã hội 57.1 53.4 35.6 36.5

3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)