Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 63)

chăm sóc người khuyết tật

Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Tuổi Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % < 40 tuổi 32 84,2 6 15,8 38 100,0 ≥ 40 tuổi 104 88,9 13 11,1 117 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét:

Tỉ lệ NCS chính cho NKT < 40 tuổi thực hành PHCN chưa đạt là 84,2%, thấp hơn so với người ≥ 40 tuổi (88,9%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Giới Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Nam 45 95,7 2 4,3 47 100,0 Nữ 91 84,3 17 15,7 108 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét:

Tỉ lệ NCS chính là nam giới thực hành PHCN chưa đạt 95,7%, cao hơn so với NCS chính là nữ giới (84,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Dân tộc Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Thiểu số 89 86,4 14 13,6 103 100,0 Kinh 47 90,4 5 9,6 52 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét:

NCS chính cho NKT là người dân tộc thiểu số thực hành PHCN chưa tốt chiếm 86,4%, thấp hơn người Kinh (90,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Trình độ học vấn Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % THCS trở xuống 108 92,3 9 7,7 117 100,0 THPT trở lên 28 73,7 10 26,3 38 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính có trình độ THCS trở xuống thực hành PHCN chưa đạt 92,7%, cao hơn so với NCS chính có trình độ THPT trở lên (73,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Nghề Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Nông dân 105 91,3 10 8,7 115 100,0 Nghề khác 31 77,5 9 22,5 40 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét:

Tỉ lệ NCS chính là nông dân thực hành PHCN chưa đạt 91,3%, cao hơn so với NCS chính làm nghề khác (77,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Mối quan hệ Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Bố/mẹ 42 79,3 11 20,8 53 100,0 Khác 94 92,2 8 7,8 102 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính là bố/mẹ thực hành PHCN chưa đạt 79,3%, thấp hơn so với NCS chính là vợ/chồng/con… (92,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Thực hành Kiến thức Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Chưa tốt (Trung bình + Yếu) 115 92,7 9 7,3 124 100,0 Tốt 21 67,7 10 32,3 31 100,0 p < 0,001 155 (100,0) Nhận xét:

Tỉ lệ NCS chính có kiến thức chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là 92,7%, cao hơn so với NCS chính có kiến thức tốt (67,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng

Kỹ năng Thái độ Chưa tốt Tốt Tổng SL % SL % SL % Chưa tốt (Trung bình + Yếu) 35 92,1 3 7,9 38 100,0 Tốt 101 86,3 16 13,7 117 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét:

Tỉ lệ NCS chính có thái độ chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là 92,1%, cao hơn so với NCS chính có thái độ tốt (86,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

“… Không biết thì đương nhiên làm sai rồi, làm sai thì kết quả thực hành PHCN sẽ không tốt, tối thấy nhiều người đôi khi làm cháu đau đến nước mắt chảy ra mới giật mình dừng lại…”

Ông Nguyễn Văn H. Trưởng ban CSSK xã

“… Muốn lắm, rất muốn chăm tốt cho con cho cháu mình chứ, bây giờ mà có lớp nào bảo tôi đi học, già thế này tôi cũng đi, đi về để chăm cháu mình cho đúng, chăm đúng là cháu sẽ hồi phục nhanh hơn…”

Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT

Nhận xét:

Kiến thức và thái độ về PHCN của NCS chính cho NKT có ảnh hưởng đến thực hành PHCN cho NKT.

* Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng chuyên khoa Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng

Hình thức tiếp cận SL %

Không đưa NKT đi khám điều trị PHCN 66 30,1

Có đưa NKT đi PHCN 153 69,9 Đưa đi PHCN tại (n = 153) Cơ sở y tế chuyên PHCN 50 32,7 Cơ sở y tế khác 101 66,0 Thầy lang/thầy cúng 3 2,0 Không đưa NKT đi PHCN (n = 66)

Không biết khám ở đâu 23 34,8

Không có tiền 32 48,5

Không có người đưa đi 25 37,9

Không có phương tiện để đi 12 18,2

Nhận xét:

Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế 30,1%, có tiếp cận PHCN là 69,9%; thực hiện tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế chuyên khoa là 32,7%. Lý do NCS không tiếp cận dịch vụ PHCN do không có tiền chiếm 48,5%; do không biết nơi khám chiếm 34,8%; không có người đưa đi chiếm 37,9% và không có phương tiện để đi chiếm 18,2%.

Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

“… Thật ra, theo tôi tốt nhất là đưa ra cơ sở y tế chuyên khoa, tại đó đúng chuyên ngành, họ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc cho con cháu mình, từ đó mình về mình mới tập tốt cho con mình được…”

Ông Nông Văn T. Trưởng ban CSSK xã

“… Tôi nhiều lúc muốn đưa cháu xuống bệnh viện PHCN tỉnh để tập, để xem bác sĩ làm thế nào nhưng mà nhà có mỗi hai ông bà già, tiền không có, đi thì lấy ai trông nhà…”

Nhận xét:

Thiếu tiếp cận dịch vụ PHCN chuyên khoa do kinh phí, do phương tiện… có ảnh hưởng đến thực hành đúng về PHCN của NCS chính cho NKT.

* Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng

Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc dành cho người khuyết tật

Chỉ số SL % Nguồn thiết bị hỗ trợ PHCN được NCS cho NKT sử dụng Tự sản xuất 18 8,2 Mua 27 12,3 Mượn cơ sở y tế 6 2,7 Không có 168 76,7 Tổng 219 100,0 Nhận xét:

Tỉ lệ NCS tự sản xuất là thiết bị PHCN là 8,2%; mua là 12,3% và mượn cơ sở y tế 2,7% và không có thiết bị PHCN là 76,7%.

Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

“… Muốn tập tốt thì phải có trang thiết bị, có máy móc… ở bệnh viện chuyên khoa người ta có dụng cụ, có máy móc… trạm y tế chẳng có gì, nhà dân lại càng không, phục hồi chức năng bằng tay làm sao tốt bằng bài bản khoa học và máy móc… muốn chúng tôi làm tốt chương trình mà cho toàn giấy tờ viết báo cáo chứ không cho máy…”

Ông Lê Đức T. TYT xã

“… Nhà tôi chẳng có gì, thấy bảo là có cái máy tập tốt nhưng biết bao giờ mới mua được, tôi chỉ buộc cái gậy cho ông nhà tôi tự lần ra bàn uống nước thôi… kể mà có mấy cái máy hoặc có ai hướng dẫn mình làm dụng cụ đơn giản để PHCN tại Nhà thì tốt quá…”

Nhận xét:

Thiếu tiếp trang thiết bị PHCN, thiếu người hướng dẫn làm trang thiết bị PHCN đơn giản tại nhà… có ảnh hưởng đến thực hành đúng về PHCN của NCS chính cho NKT.

* Ảnh hưởng bởi dịch vụ phục hồi chức năng tại xã

Bảng 3.22. Đặc điểm hoạt động về dịch vụ PHCN của trạm y tế xã

Đặc điểm SL %

Gia đình được hướng dẫn kỹ thuật PHCN

Có 55 25,1

Chưa 164 74,9

Khó khăn lớn nhất trong công tác PHCN cho NKT tại gia đình

NKT không hợp tác 49 22,4

Phương pháp PHCN khó 13 5,9

Thiếu nhân lực 72 32,9

Không có người HD 85 38,8

Đánh giá như thế nào về hoạt động PHCN cho NKT tại TYT xã

Tốt 105 47,9

Không tốt 31 14,2

Không hoạt động 68 31,1

Khác 15 6,8

Nhận xét:

Có 74,9% gia đình không được hướng dẫn PHCN cho NKT. Khó khăn lớn nhất trong công tác PHCN cho NKT tại gia đình là không có người hướng dẫn, chiếm 38,8%. Có 14,2% NCS cho rằng hoạt động PHCN cho NKT tại trạm y tế xã là không tốt và 31,1% NCS cho rằng không có hoạt động của chương trình PHCH dựa vào cộng đồng hoặc chương trình Quản lý NKT tại trạm.

Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ y tế xã

“… Xã có chương trình PHCN, nhưng tôi học bác sỹ đa khoa ra. Tôi có được học về PHCN đâu? Lúc học thì học có 2 tuần, tập huấn về PHCN thì không cho nên nói thật, giao thì làm thôi chứ còn làm đúng thì không biết…”

Ông Vi Văn H. TYT xã

“…Thú thật là mình không có kiến thức về PHCN đâu, người nhà bệnh nhân hỏi thì lại lên mạng tìm hiểu rồi trả lời, chứ mình chỉ làm sổ sách báo cáo lên trung tâm y tế thôi…”

Ông Mai Huy H. TYT xã

“…Theo quy định phân tuyến kỹ thuật là chúng tôi được làm nhiều kỹ thuật PHCN tại xã lắm, nhưng mà không biết làm… giờ mà cho đi học về làm là anh em sẵn sàng ủng hộ việc đi học ngay để về làm cho tốt…”

Ông Phan Trương Đ. TYT xã

Nhận xét:

Năng lực về PHCN cho NKT của CBYT xã thấp sẽ ảnh hưởng đến thực hành PHCN của NCS chính cho NKT.

* Ảnh hưởng bởi nguồn thông tin và tính chủ động của người chăm sóc Bảng 3.23. Nguồn thông tin về dịch vụ phục hồi chức năng mà người chăm sóc chính cho người khuyết tật được tiếp cận

Chỉ số SL %

Nguồn thông tin

Sách, báo 32 14,6

Ti vi, đài 104 47,5

Internet 14 6,4

Cán bộ y tế xã 64 29,2

Nhân viên y tế thôn bản 15 6,8 Tự tìm hiểu về PHCN

để về tập cho NKT

Có 75 34,2

Không 144 65,8

Nhận xét:

Tỉ lệ NCS nghe thông tin về dịch vụ PHCN qua đài, ti vi chiếm 47,5%; qua cán bộ y tế xã 29,2% và 14,6% qua sách báo. Tuy nhiên, tỉ lệ tự tìm hiểu thông tin về PHCN để về tập cho NKT của NCS chính chỉ đạt 34,2%.

Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật

“… Tôi có vấn đề gì về PHCN cho cháu thì tôi có thể tìm đến TYT xã, các bác ở đây nhiệt tình lắm, hỏi gì trả lời ngay… nhưng mà xa nhà quá, tôi lại già rồi, thường tôi hỏi cô Hương y tế thôn bản thôi, hoặc không thì nếu thấy hướng dẫn trên tivi thì tôi xem…”

Bà Ma Thị V. NCS chính cho NKT

“…Nói chung là tập cho cháu, hướng dẫn cho cháu theo kinh nghiệm thôi, làm khi nào thấy bé kêu lên thì tôi thôi, làm chán thì nghỉ, nghỉ rồi làm tiếp, chứ tôi cũng chẳng bao giờ đi hỏi xem làm thế nào cho đúng…”

Bà Ma Thị N. NCS chính cho NKT

Nhận xét:

NCS chính cho NKT thường được nghe thông tin về PHCN qua cán bộ trạm y tế xã hoặc qua xem tivi nhưng tính chủ động tìm hiểu thông tin về PHCN của NCS chính chưa cao.

Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 63)