Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 31)

cộng đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình

Hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả phục hồi cho NKT. Các yếu tố cơ bản như trình độ văn hóa, quan hệ với NKT, tiếp cận dịch vụ…của NCS chính thường có ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Các yếu tố trên thông thường đều có chi phối đến hoạt động thường ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu và xác định mối liên quan đến PHCN tại nhà của NCS chính nhưng chưa nhiều, đại đa số nghiên cứu về tình hình tàn tật và nhu cầu về PHCN của NKT. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã tìm ra một số mối liên quan có ý nghĩa thống kê của một yếu tố với PHCN tại nhà cho NKT và NCS chính.

Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003) đã chỉ ra được mối liên quan giữa kinh tế gia đình với việc PHCN tại nhà cho NKT. Những gia đình có mức sinh hoạt khá hơn, thu nhập cao hơn thì thường có điều kiện quan tâm tới NKT, trong khi các gia đình có mức kinh tế nghèo thì không hoặc ít có điều kiện để chăm sóc cho NKT hơn. Việc xác định mối liên quan với hỗ trợ PHCN tại nhà của NCS chính giúp cho công tác PHCNDVCĐ có kế hoạch can thiệp một cách tích cực, chủ động và hiệu quả [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã tìm ra được mối liên quan giữa trình độ học vấn của NCS chính và mối quan hệ của trẻ với NCS chính với thực hành chăm sóc y tế, PHCN. Chất lượng chăm sóc y tế, PHCN tăng dần theo trình độ học vấn của NCS chính [21].

Nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng (2010) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối quan hệ của NCS chính với NKT với thực hành PHCN

trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Người có quan hệ với NKT là bố/mẹ có xu hướng thực hành PHCN trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày tốt hơn người không phải là bố/mẹ. Nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, tiếp cận dịch vụ với thực hành PHCN tại nhà của NCS chính [11].

Nghiên cứu của Đào Thanh Quang (2012) cho thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng NKT và nhu cầu PHCN cho NKT ở các xã nghiên cứu về tuổi, kinh tế gia đình NKT, trình độ học vấn NKT và gia đình NKT, nghề nghiệp NKT liên quan chặt chẽ với tình trạng khuyết tật. Về yếu tố liên quan đến đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT như trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế và kế hoạch cá nhân của NKT [19].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiếp cận dịch vụ PHCN, mối quan hệ với NKT của NCS là yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ, PHCN trong vận động di chuyển, ngôn ngữ và giao tiếp cho NKT, mối quan hệ của NKT với NCS chính là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ PHCN trong hòa nhập xã hội [16].

Theo Elliott Timothy R. và cs (2008) thì hoạt động của NCS PHCN cho người già phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cảm xúc, hoạt động xã hội và tài chính [38]. Yếu tố khác ảnh hưởng tới sự chăm sóc của NCS là sự căng thẳng, sự hỗ trợ của điều dưỡng và tư vấn viên sẽ làm giảm gánh nặng cho NCS [35]. Tuổi của NCS, thời gian chăm sóc/ngày, biểu hiện trầm cảm và sự hỗ trợ của xã hội có ảnh hưởng tới gánh nặng của NCS [42]. Nghiên cứu của Asiri và cs (2015) cho thấy, mẹ có trình độ học vấn cao hơn thì sẽ có kiến thức về bệnh cao hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,02) [34]. Theo Hall-Parkinson D. và cs (2015) thấy có 54% phụ huynh và NCS trẻ có kiến thức phù hợp về các xử trí cơn co giật và 20% có kiến thức phòng cơn co giật phù hợp [41]. Nghiên cứu của Chen Xiaoli và cs (2015) thấy các yếu tố liên quan đến giấc ngủ của trẻ

khuyết tật gồm: hành vi sống, yếu tố gia đình, môi trường, nhận thức của các thành viên trong gia đình... [36].

Nghiên cứu của Neupane Dipika và cs (2016) thái độ của NCS có liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính của NCS, tình trạng gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ với bệnh nhân và việc sử dụng thêm các biện pháp điều trị khác (p < 0,05) [49].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời (2017) cho kết quả: mối quan hệ với NKT của NCS chính là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với sự hỗ trợ PHCN cho NKT tại nhà trong vận động và di chuyển, trong sinh hoạt hàng ngày, trong hòa nhập xã hội (p < 0,05) [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)