2.4.1. Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức ước lượng một tỉ lệ p(1- p)
n = Z2 1- α/2
n: Cỡ mẫu (số học sinh từ 6 - 10 tuổi cần điều tra)
Z: Độ tin cậy đòi hỏi. Với độ tin cậy 95% thì Z1- /2 = 1,96.
p : Tỷ lệ điều tra trước khoảng 23,4% (nghiên cứu của Ngô Thị Xuân tại Bắc Ninh năm 2016).
d2 : Ước lượng với độ chính xác là 10% của p. 1,96 2 . 0,23 . 0.77
n = = 1286 ( trẻ )
0,0232
Theo công thức cỡ mẫu tối thiểu là 1286 học sinh, lấy tỷ lệ bỏ cuộc 10% thì cỡ mẫu khoảng 1400 học sinh.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Hiện nay quy định của ngành Giáo dục, số học sinh tối đa mỗi lớp là 40 em, có 5 khối từ lớp 1 đến lớp 5, mỗi khối trung bình 5 lớp, như vậy mỗi trường có khoảng 800 học sinh. Để lấy đủ 1400 học sinh cần chọn 02 trường tiểu học. Chọn chủ đích 2 trường tiểu học ở thành phố Lạng Sơn, đó là trường Tiểu học Chi Lăng, và trường Tiểu học Vĩnh Trại. Đây là 2 trường tiểu học ở 2 khu vực địa lý khác nhau trong TP Lạng sơn: trường Tiểu học Chi Lăng thuộc Phường Chi Lăng – TP Lạng Sơn, nơi đây phần lớn dân cư thuộc thành phần viên chức và công nhân sinh sống, chỉ có 1 chợ tiểu thương, là nơi tập trung khu hành chính sự nghiệp của Tỉnh; Trường Tiểu học Vĩnh Trại thuộc phường Vĩnh Trại - TP Lạng Sơn, khu vực này xung quanh có 3 chợ tiểu thương, đều là các chợ đầu mối giao lưu buôn bán sầm uất, dân cư tập trung đông đúc, kinh tế hàng hóa phát triển.
Tại trường được chọn sẽ lấy toàn bộ học sinh của trường vào nghiên cứukhi đã đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.