Tỷlệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố lạng sơn (Trang 46 - 52)

4.1.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì

Nghiên cứu của chúng tôi trên 2965 học sinh từ 6-11 tuổi trong nghiên cứu, trong đó tỷ lệ thừa cân là 14,5% và béo phì là 11,9%. Điều này cho thấy TCBP đang trởnên phổ biến ở lứa tuổi tiểu học tại TP Lạng Sơn. TCBP đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu, ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Ở nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn tỷ lệ TCBP ở trẻ em nói chung và trẻ 6- 11 tuổi nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Đây là điều không thể tránh khỏi trong xu thế phát triển chung của xã hội. Khi đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa, với những thức ăn có giàu năng lượng sẵn có, lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, thích xem tivi, chơi game, lướt web…đã dẫn đến tăng tỷ lệ TCBP.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của một số tác giả ở các nước khác: Nghiên cứu tại Anh tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ trai 2-18 tuổi 23,7%, trẻ gái 24,8% [42]; Waters và cộng sự được tiến hành trên 2685 trẻ

từ 4-13 tuổi của 23 trường tiểu học tại thành phố Melbourne thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 31% [62]; Nghiên cứu tại Hy Lạp năm 2011 thấy có 37% trẻ gái và 45% trẻ trai thừa cân, béo phì; nghiên cứu tại Hoa Kỳ có 35,9% trẻ gái, 35% trẻ trai thừa cân, béo phì; tại một số quốc gia khác như Mexico, New Zealand, Chile, Anh, Canada, Hungary tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đều trên 25% [68], [69], [71]. Tỷ lệ TCBP của một số tác giả trên cao hơn tỷ lệ TCBP trong nghiên cứu của chúng tôi, có thể do các nghiên cứu trên tiến hành ở các TP lớn ở khu vực Châu Âu, nơi có nền kinh tế phát triển, có mức độ đô thị hóa cao. Người dân Châu Âu thường có thói quen sinh hoạt và tập quán ăn uống sử dụng thực phẩm giàu calo, chất béo và đồ ăn nhanh chế biến sẵn, sử dụng đồ chiên rán hết sức phổ biến, khiến người dân ở đây nạp vào cơ thể lượng chất béo lớn, khối lượng thực phẩm nạp vào cơ thể cho mỗi bữa ăn thường nhiều, thường uống các loại nước soda với hàm lượng đường cao để giải khát…

Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại các nước khác: Gang Chen và cộng sự nghiên cứu 2588 trẻ tiểu học ở Nam Úc năm 2014, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ 5 - 8 tuổi là 22% trẻ em 9 - 13 tuổi là 23%, Nghiên cứu của Al-Akour NAvà cộng sự năm 2012, tiến hành nghiên cứu bao gồm 707 trẻ trai và 726 trẻ gái ở phía bắc Jordan tỷ lệ 17,6% bị thừa cân và 7,8% béo phì [36]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ TCBP ở trẻ em trai 7-17 tuổi là 28,8% (nam ) và 16,3% (nữ) [54]; Nghiên cứu của F Khodaverdi và CS ở trẻ 9-11 tuổi tại Iran năm 2007, tỷ lệ trẻ thừa cân là 13,8% và 14,6% trẻ bị béo phì [43]. Lee PY và cộng sự năm 2012, nghiên cứu bệnh béo phì trẻ em ở tiểu học ở các đô thị ở Malaysia cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ là 18,2% và 15,2% [56]. Điều này có thể giải thích do sự phát triển tương đồng về kinh tế cũng như văn hóa của nước ta với các nước trong khu vực Châu Á nói chung, theo chúng tôi có thể là khá tương đồng về thói quen ăn uống và hoạt động thể lực ở lứa tuổi tiểu học. Cũng có thể do nghiên cứu

của chúng tôi và các nghiên cứu trên đều chẩn đoán TCBP theo quần thể tham khảo của WHO năm 2007.

Theo tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2009 - 2010 tỷ lệ TCBP ở trẻ từ 5-9 tuổi tại vùng nông thôn là 9%, thành phố là 19,8% [3]. Theo nghiên cứu của 3.306 học sinh tiểu học của Phan Thanh Ngọc tại TP Thái Nguyên năm 2012 tỷ lệ TC-BP là 18,1% [22]; Đặng Thị Oanh và cộng sự thì tỷ lệ TC-BP của học sinh tiểu học khu vực Tây nguyên năm 2010 là 6,1%. Trong đó, tỷ lệ học sinh tiểu học tại Buôn Ma Thuột là 9,4% [23]; Trần Thị Xuân Ngọc nghiên cứu 8.561 trẻ từ 6-14 tuổi tại Hà Nội năm 2012, tỷ lệ TC-BP là 10,7% [23]; Nguyễn Thị Thế Thanh nghiên cứu trên 1.934 trẻ từ 11-14 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2013 tỷ lệ TC-BP là 15,1% [31]. Ngô Thị Xuân nghiên cứu trên 4.998 trẻ từ 6-11 tuổi tại thành phố Bắc Ninh năm 2016 tỷlệ TCBP chiếm 23,6%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 15,8%, béo phì là 7,8% [35]. Điều đáng lo ngại là nếu so sánh với tỷ lệ thừa cân béo phì chung của trẻ em Việt Nam năm 2010 là 5,6% thì tỷ lệ này rất đáng báo động [14]. Những bằng chứng này cho thấy hiện nay ở nước ta gánh nặng dinh dưỡng đang nghiêng về tình trạng thừa cân, béo phì.

Kết quảnghiên cứu của chúng tôi khá thấp so với các kết quả nghiên cứu tại các thành phố lớn, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta: Theo tổng điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 2009-2010, tỷ lệ TC-BP ở trẻ 5-9 tuổi ở khu vực TP trực thuộc Trung ương là 31,9% [3]; Theo Đỗ Thị Ngọc Diệp tại TP Hồ Chí Minh năm 2011 là 38,1% [29]; Nghiên cứu 1.462 trẻ từ 6-11 tuổi ở 4 trường tiểu học tại TP Hải Phòng của Lê Thị Hợp và cộng sự năm 2013 tỷ lệ TCBP là 38,4% [13]. Đặc biệt nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Quang Dũng và cộng sự tại Trường tiểu học ở Quận 1, tỷ lệ TCBP là 41,1% [8]; Nghiên cứu cắt ngang 9.236 học sinh tại 60 trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội năm 2013 của Hoàng Đức Hạnh, Đan Thị Lan Hương,tỷ lệ học sinh tiểu học thừa cân, béo phì ở khu vực nội thành là 40,6%, khu vực ngoại

thành là 15,5% [9]. Điều này có thể do ở các TP lớn mức sống người dân cao hơn, GDP bình quân đầu người cao hơn ở các tỉnh lẻ, lối sống đô thị hóa phần nào ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt cũng như mô hình ăn uống, với nguồn thực phầm chế biến sẵn ngày càng đa dạng lan tràn trên thị trường. Mặt khác ngoài thời gian học tập, trẻ em TP thường chơi game, sử dụng máy vi tính, hay nghe nhạc… đều là những hoạt động tĩnh, mà trẻ ít tham gia các hoạt động thể lực, đều ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng đặc biệt là ở trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Tỷ lệ TCBP trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh và cs năm 2004 tại TP Buôn Ma Thuột thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 10,4% ở học sinh từ 6 -11 tuổi [30]; Nghiên cứu của Lê Thị Kim Quí và CS năm 2010 thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh là 20,8% [29].Bùi Thị Nhung và cs năm 2011 nghiên cứu cắt ngang trên 1.236 học sinh tiểu học (646 nam và 590 nữ) tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội, đánh giá TCBP theo tiêu chuẩn WHO 2007, tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 23,8% và 18,6% [26]. Sự gia tăng tỉ lệ TCBP trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế vùng cửa khẩu, là nơi giao lưu hàng hóa sầm uất,tốc độ đô thị hóa và phát triển nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói quen ăn uống của người dân trong những năm gần đây. Một lý do khác còn có thể do việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân và béo phì của các nghiên cứu không giống nhau.

4.1.2. Phân bố tỷ lệ TCBP theo giới

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các lứa tuổi tỷ lệ TCBP ở trẻ nam đều cao hơn trẻ nữ (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05), đây cũng là nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước:

Nghiên cứu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Kuwait cũng thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ [71].

Phan Thanh Ngọc nghiên cứu tại Thái Nguyên năm 2012 thấy tỷlệ TCBP ở trẻ nam cao hơn nữ (5,8% so với 3,8%) [22]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Hợp tỷlệ TCBP ở trẻ nam cao hơn hẳn trẻ nữ (nam 58,6%, nữ 41,4%) [13]. Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh, Đan Thị Lan Hương cũng cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học thừa cân, béo phì ở học sinh nam là 34,2% cao hơn học sinh nữ là 21,9% [9]. Trần Quốc Cường tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học nam gấp đôi nữ (nam 70,6%, nữ 29,4%) [7]. Nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt tại nội thành TP. Hà Nội thấy tỷ lệ TCBP ở trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là 3,8% [25]…đều chỉ ra rằng trẻ nam có tỷ lệ TCBP cao trẻ nữ. Như vậy, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chứng minh cho việc nam giới có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn so với nữ. Điều này có thể giải thích một phần do vai trò yếu tố nội tiết nam có ưu thế hơn trong sự tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn 6 – 11 tuổi, trẻ nữ dậy thì kết hợp với đỉnh tăng trưởng sớm, trong giai đoạn này có sự giảm tạm thời các thành phần mỡ cơ thể, trẻ nam dậy thì muộn hơn và có sự gia tăng mạnh cả khối cơ thể cũng như khối mỡ, sự tích trữ mỡ chiếm ưu thế hơn do đó béo phì nhiều hơn. Một vấn đề nữa có thể do quan niệm của người Việt Nam, các bậc phụ huynh thường chiều chuộng con trai hơn con gái và việc ăn uống cũng năm trong số đó, trong gia đình thì trẻ nữ cũng phải làm việc nhiều hơn trẻ nam. Ngoài ra còn do ý thức giữ gìn dáng vóc của trẻ gái được cha mẹ và bản thân trẻ quan tâm nhiều hơn. Những yếu tố kể trên đã dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì hiện nay ở nam cao hơn so với ởnữ giới...

4.1.3. Phân bố tỷ lệ TCBP theo tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa các độ tuổi không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi có tỷ lệ thừa cân- béo phì cao nhất là 9 tuổi (29,7%) so với thấp nhất ở 10 tuổi (23,3%), tuy nhiên tình trạng thừa cân - béo phì xảy ra ở mọi lứa tuổi trong độ tuổi tiểu học và phân bố tương đối đồng đều theo tuổi.

Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc tại tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội năm 2012, thấy tỷ lệ TCBP cao nhất ở nhóm học sinh 10 tuổi (18,2%), tiếp đến là nhóm học sinh 11 tuổi (13,0%), thấp nhất ở nhóm học sinh 14 tuổi (6,4%) và nhóm 13 tuổi (7,7%) [23]. Tương tự như nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh ở TP. Buôn Ma Thuột thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm học sinh 10 tuổi (18,2%) và thấp nhất ở nhóm 7 tuổi (6,4%) [30]. Nhưng nghiên cứu của Ngô Văn Quang ở Đà Nẵng thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm học sinh 6 tuổi (7,1%), tiếp đến là nhóm 7 tuổi (5,3%) và thấp nhất ở nhóm 10 tuổi (2,8%) [27]. Các nghiên cứu trước đây đều không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tuổi và tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi này: nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp tại thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ TCBP cao nhất ở nhóm 6 tuổi đến 8 tuổi [29]. Nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2001 lại cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì tập trung cao hơn ở trẻ 9, 10, 11 tuổi (15,3%; 12,1%; 12,2%) [10].

4.1.4. Phân bố tỷ lệ TCBP theo dân tộc

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thừa cân-béo phì ở dân tộc kinh cao hơn dân tộc khác (28,4% và 24,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này có thể là do điều kiện kinh tế-xã hội của những người dân tộc kinh cao hơn so với dân tộc khác nên trẻ là người dân tộc Kinh được chăm sóc dinh dưỡng nhiều hơn dẫn đến tình trạng tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và thừa cân béo phì thấp ở người dân tộc khác so với dân tộc Kinh.

4.1.5. Các chỉ số nhân trắc

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số nhân trắc gồm chiều cao và cân nặng để tính chỉ số BMI của trẻ theo tuổi và giới tính.

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả chiều cao trung bình là 125,0 ± 9,9 (cm), cân nặng trung bình là 26,6 ± 8,0 kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác. Năm 2008, Caceres M và cộng sự ghi nhận trẻ em BP từ 5-18

tuổi có BMI 26,7±3,7 đối với nam giới và 25,5±3,1 đối với nữ giới (p=0,915) [40]. Nghiên cứu ở học sinh tiểu học tại thành phố Thái Nguyên năm 2003 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn thì tỷ số nhân trắc chiều cao là 129,0 ± 10 (cm), cân nặng trung bình là 35,3 ± 8,6. So với một số nghiên cứu của một số tác giả khác thì chỉ số nhân trắc này cũng khác nhau, như: theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hợp năm 2012 ở trẻ từ 6-11 tuổi thì thấp hơn (chiều cao trung bình 127,3 ± 3,9, cân nặng trung bình 27,8 ± 8) [13]. Ngược lại, đối với nghiên cứu ở trẻ từ 10-15 tuổi thì trị số nhân trắc cao hơn ở nghiên cứu Hà Văn Thiệu, Lê Thị Ngọc Dung năm 2013 chiều cao trung bình là 153,06 ± 10,56, Cân nặng 62,07 ± 12,54 [32]. Điều này có thể do cỡ mẫu trong các nghiên cứu là khác nhau và địa điểm nghiên cứu khác nhau nên kết quả chỉ số nhân trắc chung có khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau không đáng kể.

Chỉ số BMI ở nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc BMI giữa 2 giới nam và nữ, ở nam BMI 17,1 ± 3,6 và ở nữ là 16,3 ± 3,0. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây như: nghiên cứu 4998 trẻ em TCBP từ 6-11 tuổi của Ngô Thị Xuân tại thành phố Bắc Ninh cũng cho thấy không có sự khác biệt về giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc BMI giữa 2 giới nam và nữ, ở nam BMI 20,3 ± 2,2 và ở nữ là 20,6 ± 2,4 [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố lạng sơn (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)