2.6.1. Thu thập số liệu
- Các chỉ số chung: phỏng vấn trẻ và phụ huynh theo mẫu phiếu thống nhất.
- Chỉ số nhân trắc: gồm cân và đo chiều cao, do nghiên cứu viên và nhân viên y tế học đường thực hiện. Tổ chức tập huấn kỹ thuật đo thống nhất trước khi tiến hành nghiên cứu.
- Thu thập số liệu dựa vào phỏng vấn trực tiếp để đánh giá bảng điểm PedQL 4.0 do học sinh tự điền đồng thời có nghiên cứu viên hướng dẫn trẻ tự trả lời.
2.6.2. Đánh giá TCBP
2.6.2.1. Tuổi
Theo quy ước của WHO năm 1983. Có hai cách tính tuổi: Tính tuổi theo tháng và tính tuổi theo năm.
Cách tính tuổi theo năm qui ước như sau:
Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi.
Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứ hai) gọi là một tuổi.
Từ ngày tròn 6 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 7 gọi là 6 tuổi. Từ ngày tròn 7 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 8 gọi là 7 tuổi. Từ ngày tròn 8 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 9 gọi là 8 tuổi. Từ ngày tròn 9 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 10 gọi là 9 tuổi. Từ ngày tròn 10 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 11 gọi là 10 tuổi. Từngày tròn 11 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 12 gọi là 11 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi tính theo ngày tháng năm sinh dương lịch và được đánh giá chi tiết đến từng tháng tuổi khi đối chiếu với quần thể tham khảo của WHO năm 2007 (theo phụ lục 1).
2.6.2.2. Cân
Sử dụng cân TANITA SC-330có độ chính xác 0,1kg
Đơn vị đo cân nặng là kg, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 35,4kg. Kỹ thuật cân:
+ Khi cân, trẻ chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả.
+ Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, sau đó cứ cân khoảng 10 trẻ lại kiểm tra và chỉnh cân 1 lần.
+ Đối tượng đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng bổ đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0.
2.6.2.3. Chiều cao
Đo chiều cao đứng bằng thước gỗ UNICEF có độ chính xác 1mm. Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Ví dụ 145,3cm. Kỹ thuật đo:
+ Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. + Đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: Chẩm, vai, mông, bắp chân, gót chân. Mắt nhìn thẳng, ống tai theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thẳng hai bên mình. Kéo thước từ trên xuống dần và khi thước áp sát đỉnh đầu, nhìn vào thước và đọc kết quả.
Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì dựa theo quần thể tham khảo cho trẻ tuổi học đường và vị thành niên của WHO năm 2007 (phụ lục 2).
- Thừa cân: khi BMI là < 85th đến < 95 th percentile. - Béo phì: khi BMI 95th percentile.
2.6.2. Đánh giá CLCS ở trẻ TCBP
Sử dụng thang điểm đánh giá CLCS trẻ em PedsQL 4.0 của Bệnh viện Nhivà Trung tâm sức khỏe Sandiego, California (phụ lục 2).
Thang đánh giá chất lượng sống trẻ em gồm 23 câu hỏi về 4 lĩnh vực: sức khỏe và các hoạt động; cảm xúc; quan hệ bạn bè và học tập của trẻ.
Thang được cho điểm nhằm đánh giá mức độ khó khăn của trẻ về 4 lĩnh vực nêu trên trong một tháng qua. Các mức độ khó khăn được đánh giá theo điểm như sau:
0 điểm: Chưa bao giờ gặp khó khăn 1 điểm: Rất ít khi gặp khó khăn 2 điểm: Thỉnh thoảng gặp khó khăn 3 điểm: Thường gặp khó khăn
4 điểm: Thường xuyên, luôn luôn gặp khó khăn
* Về sức khỏe và các hoạt động của trẻ:
1. Cháu đi lại khó khăn 2. Cháu chạy nhảy khó khăn
3. Cháu gặp khó khăn khi chơi thể thao hoặc tập thể dục 4. Cháu khó nâng vật nặng lên
5. Cháu khó khăn khi tự tắm
6. Cháu gặp khó khăn khi làm việc nhà 7. Cháu bị đau hoặc bị nhức nhối 8. Cháu có sức khỏe yếu.
Cách đánh giá: Điểm đánh giá khó khăn về sức khỏe và các hoạt động của trẻ bằng tổng điểm của tất cả các câu trên. Tổng điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống ở lĩnh vực sức khỏe và các hoạt động thể lực của trẻ càng thấp.
* Về cảm xúc của trẻ:
1. Cháu cảm thấy sợ hoặc hoảng sợ. 2. Cháu cảm thấy buồn hoặc chán nản. 3. Cháu cảm thấy tức giận.
4. Cháu khó ngủ.
5. Cháu lo lắng về những điều sắp xảy ra với mình.
Cách đánh giá: Điểm đánh giá về khó khăn cảm xúc bằng tổng điểm của tất cả 5 câu trên. Tổng điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống ở lĩnh vực cảm xúc của trẻ càng thấp.
* Về quan hệ bè bạn và xã hội của trẻ
1. Cháu khó thân thiện với các bạn 2. Các bạn không muốn chơi với cháu 3. Các bạn hay trêu chọc cháu
5. Cháu cảm thấy khó tiếp tục chơi với các bạn
Cách đánh giá: Điểm đánh giá khó khăn về quan hệ bạn bè bằng tổng điểm của tất cả 5 câu trên. Tổng điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống ở lĩnh vực quan hệ bạn bè và xã hội của trẻ càng thấp.
* Về học tập của trẻ
1. Cháu khó tập trung học ở lớp 2. Cháu quên nhiều
3. Cháu cảm thấy khó học theo kịp các bạn 4. Cháu nghỉ học vì không khỏe
5. Cháu nghỉ học để đi gặp bác sỹ hoặc đến bệnh viện
Cách đánh giá: Điểm đánh giá khó khăn về quan hệ bạn bè bằng tổng điểm của tất cả 5 câu trên. Tổng điểm càng cao cho thấy mức độ khó khăn càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống ở lĩnh vực học tập của trẻ càng thấp.
Về chất lượng sống chung: Điểm đánh giá khó khăn về chất lượng sống chung bằng tổng điểm đánh giá của 4 lĩnh vực riêng. Tổng điểm càng cao biểu hiện mức độ khó khăn chung càng cao, đồng nghĩa với chất lượng sống của trẻ càng thấp.
*Cách tính điểm [78]
- Bước 1:Điểm số Peds QL 4.0 sẽ được chuyển dạng sang từ 0 đến 100 điểm như sau:
0 tương ứng với 100 điểm 1 tương ứng với 75 điểm 2 tương ứng với 50 điểm 3 tương ứng với 25 điểm 4 tương ứng với 0 điểm - Bước 2: Tính điểm
Tổng điểm từng lĩnh vực: sức khỏe và các hoạt động; cảm xúc; học tập; quan hệ bè bạn và xã hội bằng tổng điểm của tất cả các câu hỏi trong từng lĩnh vực chia cho số câu hỏi của từng lĩnh vực.
Điểm trung bình bằng tổng điểm của tất cả các câu hỏi trong từng chủ đề chia cho số câu hỏicủa từng lĩnh vực.
Tổng điểm CLCS chung bằng tổng điểm của 4lĩnh vực: sức khỏe và các hoạt động; cảm xúc; học tập; quan hệ bè bạn và xã hội.