Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh thái nguyên​ (Trang 47 - 50)

Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF mẹ nên cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm càng tốt. Bởi vì những giọt sữa đầu tiên rất tốt, có hàm lượng chất dinh dưỡng và kháng thể cao. Bên cạnh đó động tác mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra Prolactin và sẽ làm cho sữa được tiết ra nhiều. Mặt khác trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra một hoormon khác là Oxytoxin có tác dụng gây co các tế bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Hơn nữa oxytoxin còn có tác dụng lên cơ tử cung giúp cầm máu nhanh cho người mẹ sau đẻ [41].

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 51,9% số bà mẹ cho trẻ bú lần đầu trong vòng một giờ sau khi sinh. Như vậy vẫn còn khoảng một nửa số trẻ phải ăn uống thức ăn khác sau khi chào đời và không được hưởng lợi từ bữa bú đầu tiên vô cùng quý giá về mọi mặt này. Tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với nghiên cứu của dự án A&T tiến hành tại 11 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đ̀à Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiền Giang và Cà

Mau năm 2011 (51,9% so với 50,5%) [1]. Cũng tương tự như kết quả ở trên, khi so sánh nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trong nước cũng cho kết quả tỷ lệ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh cao hơn, cụ thể: nghiên cứu của Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh tại bệnh viện phụ sản bán công Bình Dương (29,7%) [29]; nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Phương Hòa tiến hành tại 4 bệnh viện ở Hà Nội năm 2006 (44,1%) [14]; nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt tại xã Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội (42,3%) [22]; nghiên cứu của Bùi Thu Hương tại hai phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội năm 2009 (30%) [12]; nghiên cứu của Từ Mai thực hiện trên 300 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng năm 2008 (49,3%) [27]; nghiên cứu của Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và cộng sự tại huyện Tam Nông, Phú Thọ năm 2012 (46,7%) [8]. Có thể nhận thấy tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu cao hơn với rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau thực hiện tại các tỉnh thuộc vùng nông thôn và ở thành phố. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu thực hiện tại vùng miền núi trên đối tượng là các bà mẹ dân tộc như: nghiên cứu của Hà Thị Thu Trang và TrầnThị Phúc Nguyệt về tìm hiểu một số tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tuổi năm 2011 tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu này cũng cao hơn nhưng không có sự khác biệt đáng kể (51,9% so với 47,5%) [23]. So sánh với nghiên cứu được thực hiện ṭi 6 tỉnh dự án IFEN II Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2005 và xã Dân Hòa Hà Tây năm 2006 của tác giả Phạm Văn Hoan và cộng sự thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứunày cao hơn so với tỷ lệ chung về bú sớm sau sinh của 6 tỉnh dự án (51,9% so với 45,8%) [17]. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này cũng thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực như: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của cùng tác giả Lê Thị Hương thực hiện năm 2008 tại huyện

Văn Yên, tỉnh Yên Bái [13] và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị [11] cho kết qủ tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh lần lượt là 90% và 88%; Một nghiên cứu khác cũng cho tỷ lệ bà mẹ thực hành cho con bú sớm sau sinh rất cao (98,3%), đó là nghiên cứu dọc tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa [50],[51]. Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 của Viện Dinh dưỡng cũng cho kết qủ tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh là 76,2% [38]. Như vậy, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu này là thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (51,9% so với 76,2%), và thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác gỉ Lê Thị Hương và nghiên cứu dọc ở Quảng Xương, Thanh Hóa.

So sánh kết quả của chúng tôi với một số các nghiên cứu trước đây cho thấy tình hình cho trẻ bú sớm sau sinh đã được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu của Cao Thị Hậu, Phạm Thúy Hòa và cộng sự (1991) cho kết quả tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 5,5% ở nông thôn và 8% ở thành phố [14]. Một nghiên cứu khác của Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự, trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội thu được kết quả sau: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn [9]. Một số các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác gần đây như: Ngô Văn Toàn (2005) thấy tỉ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau đẻ tại Quảng Trị là 63,7% [30], theo tác giả Trần Chí Liêm, Phou Sophal và cộng sự năm 2007 tại Ba Bể - Bắc Kạn thì tỉ lệ này là 65,7% [35] và theo nghiên cứu của Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy, Erika Lutz (2005-2006) ở một số xã thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên là 45,8%, ở Hà Tây là 69,4% [18]. Một nghiên cứu về thực hành NCBSM của các bà mẹ người Mỹ gốc Việt cho thấy 75% bà mẹ cho con bú sớm [48] và tỉ lệ này cũng tương tự đối với các bà mẹ người Úc gốc Việt [48].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh thái nguyên​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)