Nghiên cứu cũng cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phương pháp sinh của bà mẹ với thực h̀nh cho trẻ bú sớm sau sinh. Những bà mẹ sinh con theo hình thức đẻ thường có thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh cao gấp gần 3 lần lần những bà mẹ sinh theo hình thức đẻ mổ (p < 0,05). Điều này có thể do những bà mẹ đẻ thường thường phục hồi sức khỏe nhanh, được tiếp xúc với con sớm hơn do không bị cách ly mẹ con như đẻ mổ nên bà mẹ có điều kiện để cho trẻ bú sớm hơn. Có nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa phương pháp đẻ của bà mẹ với thực hành cho con bú sớm sau sinh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Dũng đã chỉ ra các yếu tố phương pháp đẻ (đẻ thường/ đẻ mổ), nơi đẻ và yếu tố sức khỏe của bà mẹ có ảnh hưởng tới các thực hành về NCBSM của bà mẹ [7]; Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Linh và Huỳnh Văn Tú tại Bình Dương cũng cho kết quả tương tự: phương pháp đẻ có ảnh hưởng đến thực h̀nh cho trẻ bú sớm và NCBSM sau này [29]. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức A&T, thì sinh mổ là yếu tố ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm sau sinh, trong nhóm những bà mẹ sinh mổ chỉ có 11,3% sản phụ cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, trong khi ở nhóm những bà mẹ sinh thường thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong 1 giờ đầu là khá cao, chiếm 67,6%. [1]
Một số các yếu tố khác như số con của bà mẹ, nơi sinh trẻ, cân nặng trẻ khi đẻ cũng là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Những bà mẹ có 2 con trở lên có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh cao hơn hẳn so với những bà mẹ sinh con lần đầu tiên. Cũng tương tự những bà mẹ có trẻ có cân nặng sơ sinh < 2500
gr có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và bú sớm thấp hơn những bà mẹ sinh con có con nặng >2500gr. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được. Những bà mẹ sinh 2 con trở lên thường có kinh nghiệm trong việc nuôi con hơn là những bà mẹ mới sinh lần đầu tiên. Những bà mẹ có em bé < 2500gr thường là những em bé có vấn đề về sức khỏe như sinh non, thiếu tháng và cơ hội được bú sớm thường thấp hơn những em bé có cân nặng đạt chuẩn và sinh đủ tháng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại 20 xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thu được các kết quả như sau:
1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu:
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ khá cao 60,27%.
- Trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu chiếm tỷ lệ 51,99%, số trẻ được ăn uống các thức ăn khác ngoài sữa mẹ là 45,58%. Thức ăn bà mẹ cho trẻ ăn ngoài sữa mẹ ngay sau khi sinh chủ yếu là sữa công thức (40,09%).
2. Các yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Phân tích các yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu cho thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) đến việc thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu ngay sau khi sinh
- Các yếu tố dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn , số con, thời gian quay trở lại làm việc, của bà mẹ và cân nặng trẻ khi đẻ là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê tới thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ tại địa bàn nghiên cứu. Các bà mẹ dân tộc Kinh có xu hướng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít hơn các bà mẹ thuộc các dân tộc khác. Những bà mẹ nông dân có tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cao hơn các bà mẹ làm những nghề khác. Những bà mẹ có 2 con có tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn cũng cao hơn những bà mẹ đẻ con lần đầu. Yếu tố cân nặng sơ sinh của trẻ cũng liên quan đến việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những bà mẹ sinh trẻ > 2500gr có tỷ lệ nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu cao hơn hẳn những bà mẹ có trẻ với cân nặng sơ sinh nhẹ cân.
- Các yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh: số con của bà mẹ, nơi sinh trẻ, tình trạng đẻ của bà mẹ và cân nặng trẻ khi đẻ là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh. Trẻ sinh thường và có cân nặng > 2500g có tỷ lệ được bú sớm cao hơn. Những bà mẹ đẻ con đầu có tỷ lệ cho con bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh ít hơn những bà mẹ đã đẻ từ 2 con trở lên.
KHUYẾN NGHỊ
Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đưa ra những biện pháp, kế hoạch nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho con bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu.
Để cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu cần:
1.Tăng cường giáo dục truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho con bú mẹ sữa trong vòng 1 giờ đầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để phù hợp với từng đối tượng.
2.Tổ chức tập huấn các kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho các cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số.. nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ y tế.
3.Các bệnh viện cần tăng cường trong việc hỗ trợ, hướng dẫn bà mẹ cho con bú sớm ngay sau khi sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Alive and Thrive, Viện nghiên cứu Y- Xã hội học (2012), Nghiên cứu đánh giá Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Việt Nam, tr.40-98
2. Bộ Y tế (2015) Chương trình đào tạo liên tục nuôi dưỡng trẻ nhỏ Tài liệu dùng cho Cán bộ Y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại các tuyến, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2012) Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tr.3
4. Bộ môn dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường Đại học y Hà Nội (2004): Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học, tr 73-82, 116-120, 148-154.
5. Bộ môn Nhi. Trường đại học Y Hà Nội (2000) Bài giảng Nhi Khoa tập 1 Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 186- 194.
6. Lê Thị Kim Chung (2000), Nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹ tại phường Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội 2000, tr 39. 7. Nguyễn Việt Dũng (2014), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014, Luận văn thạc sĩ Y tế công công, Đại học Y tế công cộng
8. Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và Cs (2014), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và thực hành nuôi trẻ của bà mẹ tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm 2012”, Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 10(4), tr. 116-123.
9. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự (1983), Tìm hiểu cách nuôi dưỡng trẻ em trong thời kỳ bú mẹ, Hội thảo sữa mẹ, viện dinh dưỡng, 1983, tr 79.
10. Nguyễn Thị Diễm Hồng ( 2000): Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, tr 32-37.
11. Lê Thị Hương (2008), “Kiến thức, thực hành của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới hai tuổi tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 4(2), tr. 40-48.
12. Lê Thị Hương (2009), Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội năm 2009,
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 13. Lê Thị Hương và Đỗ Hữu Hanh (2008), “Kiến thức, thực hành của bà
mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới hai tuổi tại huyện Văn Yên, Yên Bái”, Tạp chí Y học thực hành, sô 643, tr. 21-27.
14. Cao Thị Hậu, Phạm Thúy Hòa, Lê Thị Hợp và cộng sự (1991), Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con bằng sữa mẹ ở một số vùng nông thôn và thành thị, tr 10-40
15. Phạm Thúy Hòa, Nguyễn Anh Vũ, Lê Thị Hương (2011), “Kiến thức thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ 12-24 tháng tuổi tại huyện Tiên Lữ”, Tạp chí nghiên cứu Y học thực hành, số 82.
16. Trương Tấn Hưng (2009), Đánh giá tác dụng của cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Hội.
17. Phạm Văn Hoan, Lê Bạch Mai (2009), “Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam”, Sách tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
18. Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy và Erika Lutz (2006), “Thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xa thuộc Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên 2005 và Hà Tây 2006”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 12, tr 39-46.
19. Nguyễn Lân (2012), Ảnh hưởng của sữa bổ sung Pre-probitotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ 6-12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia.
20. Phạm Phương Lan (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. 21. Nguyễn Lân, Trịnh Bảo Ngọc (2013), “Thực trạng nuôi con bằng sữa
mẹ, thực hành ăn bổ sung, tình hình nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ từ 5-6 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Y học thực hành (886) số 11 năm 2013.
22. Trần Thị Phúc Nguyệt và Hà Minh Trang (2014), “Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 10(3), tr. 117-122
23. Hà Thị Thu Trang, Trần Thị Phúc Nguyệt (2012), “Một số tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tại xã Tân Cương, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nghiên cứu Y học,
80(3B), tr. 266-271.
24. Quan Lệ Nga, Phạm Thúy Hòa, Cao Thu Hương và cộng sự (1993), “Tình hình NCBSM và những yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM ở một số vùng sinh thái khác nhau”, Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học viện Dinh Dưỡng 1993.Tr 4.
25. Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương, Hoàng Thu Nga, Phí Ngọc Quyên (2006), “Tìm hiểu về thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 6 – 23 tháng tại 3 xã nông thôn Phú Thọ”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 3, số 4 năm 2007. Tr 83.
26. Huỳnh Văn Nên, Văn Hiển Tài, Bùi Thị Diễm Thúy (2011), “Hiệu quả mô hình tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng ở xã Bình Thạnh Đông và Phú Thọ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2013.
27. Từ Mai (2009), “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ đến khám tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng,
Viện Dinh dưỡng, Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 5(2), tr. 39-47.
28. Nguyễn Đình Quang (1996), Thực hành nuôi con của bà mẹ nội, ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện tại, Luận án thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng Hà nội 1996. Tr 10-14, 80.
29. Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh (2010), “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại bệnh viện phụ sản nhi đồng bán công Bình Dương năm 2009”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 366- 370.
30. Ngô Văn Toàn (2005), “Nghiên cứu thực hành ủ ấm trẻ sơ sinh và nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ tại tỉnh Quảng Trị năm 2005”, Tạp chí y học thực hành. Số 4/2007. Tr.24-26.
31. Lê Thị Kim Trang (2006), Nghiên cứu kiến thức thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng. Đại học y Hà Nội, tr. 46-49 32. Mai Thị Tâm (2009), Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung
của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 33. Mai Đức Thắng ( 2005), Kiến thức và thực hành nuôi con đến 24 tháng
tuổi của các bà mẹ ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Hà Nội 2005. Tr. 44.
34. Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn và Serge Treche (2005), “Thực hành nuôi dưỡng và một số yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 1 – 24 tháng tuổi tại 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Y học thực hành. Số 3 – 2005. Tr 6.
35. Phạm Văn Phú, Phou Sophal, Trần Chí Liêm, Phạm Duy Tường (2007), “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành nuôi trẻ của bà mẹ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí y học thực hành.
Số 1/2008. Tr.50-52.
36. Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Đức Hồng, Đinh Thị Hiền ( 2006), “So sánh kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ em của các bà mẹ tỉnh Nghệ An trước và sau can thiệp”, Tạp chí y học Việt Nam, Tập 334. tháng 5 năm 2007. Tr 60.
37. Viện dinh dưỡng, UNICEF (2011) Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, tr.5-6.
38. Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
39. Viện Dinh dưỡng (2012), Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em 2012.
40. Viện Dinh dưỡng, Alive and Thrive và UNICEF (2011) Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại đìa bàn khó khăn, Tài liệu cho học viên Dự án nuôi dưỡng và phát triển, Hà Nội.
41. WHO/UNICEF – Bộ Y tế ( 2003), Khóa học tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, Tr 5-25.
Tài liệu nước ngoài
42. Annie Cherian (1980), Attitudes and practices of infant feeding in Zaria, Nigeria ( Received Oct 20, 1980. In final from May 20, 1981). Pg. 51, 75-77. 43. Barbara L.Philipp, Kirsten L.Malone, Sabrina Cimo and Anne
Merewood (2003), Sustained Breastfeeding rates at a US BabyFriendly