Trình độ học vấn của bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 51)

Trình độ học vấn (TĐHV) của người mẹ biểu hiện khả năng nhận thức khoa học và hiểu biết. Các bà mẹ được giáo dục sẽ giúp họ nhận thức được các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Tìm hiểu sự liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ và vấn đề nuôi dưỡng trẻ đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối liên quan này rất khác nhau. Trong nghiên cứu này, qua bảng 3.9 chúng tôi tìm thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ của mẹ với việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn lại cao hơn những bà mẹ có trình độ học vấn cao. 64,22% các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng chỉ có 49% các bà mẹ có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học thực hiện được hành vi này.

Ở Việt Nam từ năm 1987, Nguyễn Thu Nhạn, Đào Ngọc Diễn và cộng sự cũng đã cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ nông thôn thấp hơn ở thành thị nên thời gian cho bú kéo dài hơn [9]. Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của Mai Đức Thắng đã tìm được sự liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với thời gian cai sữa cho trẻ. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao có nhận thức tốt hơn và thời gian cai sữa cho trẻ muộn hơn và những bà mẹ có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu biết cao hơn so với những bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Nhưng trong nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của bà mẹ với thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh [35]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Trang cũng không tìm được mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với việc NCBSM [37].

Ở các nước đang phát triển, trình độ học vấn của mẹ cao có liên quan với tỉ lệ NCBSM thấp. Ngược lại, ở các nước phát triển, học vấn càng cao và

tầng lớp xã hội càng cao thì tỉ lệ NCBSM càng cao [56]. Một nghiên cứu ở Chile gần đây kết luận rằng những bà mẹ tiếp tục cho con bú hoàn toàn có trình độ học vấn cao hơn lớp 8. Trình độ học vấn thấp có liên hệ mạnh mẽ với sự bắt đầu và thời gian cho con bú sữa mẹ [97]. Trình độ học vấn thấp là sự dự báo quan trọng của việc bỏ không cho con bú sữa mẹ lúc 3 tháng ở California (Mỹ) [103]. Hay một nghiên cứu ở Úc, Dubois và Girard khẳng định rằng ảnh hưởng của trình độ học vấn của bà mẹ thậm chí cao hơn tình trạng kinh tế xã hội vì các bà mẹ học hết cấp II có cơ hội tốt hơn cho việc nuôi con theo hướng dẫn hơn các bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn [60]. Các bà mẹ với trình độ học vấn tốt hơn cho rằng trẻ cần được ăn bổ sung sớm trước 4 tháng và cảm thấy việc NCBSM là cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi [49]. Ở Mỹ, Heck cũng ghi nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của trình độ học vấn của bà mẹ với với việc cho con bú, ước tính rằng phụ nữ không học hết cấp 2 có khả năng không cho con bú cao khi so sánh với phụ nữ tiếp tục học hết cấp 3 [68].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)