Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 80 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số hạn chế

- Hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý thuế: các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được đầy đủ và còn thiếu nhất quán giữa các sắc thuế, do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Một số quy định chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế trên khu vực và thế giới gây trở ngại trong tổ chức thực hiện. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm chủ yếu dựa vào tình hình chấp hành pháp luật thuế, doanh thu, lợi nhuận, ngành nghề...chưa áp dụng kỹ thuật phân tích các yếu tố rủi ro làm phân tán nhân lực trong quản lý người nộp thuế.

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế tuy được kiện toàn một bước theo Quyết định số 502/QĐ-TC ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế nhưng thực trạng vẫn còn chồng chéo, chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chức năng cưỡng chế thu nợ thuế chưa được quy định rõ nên việc xác định và xử lý chưa kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, việc tổ chức bộ máy ngành thuế theo chức năng dẫn đến bất kỳ bộ

phận nào cũng có thể yêu cầu người nộp thuế trực tiếp làm việc, giải trình khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, khi cần hướng dẫn để được giải quyết các nghiệp vụ cụ thể phát sinh, người nộp thuế không biết liên hệ đến bộ phận nào và thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của ai. Vì vậy, người nộp thuế gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật thuế. Chẳng hạn, việc lập và nộp hồ sơ khai thuế, các bộ phận có liên quan đều có chức năng kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Cụ thể, hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được thực hiện kiểm tra từ bộ phận một cửa; sau đó chuyển cho bộ phận kê khai và kế toán thuế; sau đó lại tiếp tục chuyển đến các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kiểm tra, thanh tra, ấn chỉ...mỗi bộ phận đều có quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình. Hoặc về công tác thu nộp thuế, phòng kiểm tra thuế có chức năng thực hiện dự toán thu được giao, phải có trách nhiệm đôn đốc thu thuế. Tuy nhiên, chức năng này đôi khi còn chồng chéo với phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Ngoài ra, cơ quan thuế còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vụ vi phạm pháp luật về thuế. Vì vậy, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và tính chuyên nghiệp của hệ thống thuế trong việc điều tra, khởi tố các hành vi, thủ đoạn gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Các công việc trên đều phải chuyển qua các cơ quan pháp luật thực hiện nên kết quả rất hạn chế do các cơ quan này không mang tính chuyên nghiệp, diện bao quát lớn, nên không thể điều tra nhanh, làm cho việc xử lý các trường hợp vi phạm về thuế không kịp thời, giảm hiệu quả quản lý và tác dụng giáo dục trong việc thực thi pháp luật thuế.

-Hạn chế về công nghệ quản lý thuế: ngày nay, việc quản lý thuế phải dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phương thức theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại người nộp thuế. Tuy nhiên, hệ thống thông tin và dữ liệu trong chương trình quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ chưa bảo đảm phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Việc lưu

giữ thông tin toàn ngành thuế đang được triển khai chưa phát huy hết tác dụng; việc phân tích, xử lý thông tin và phân loại tình hình chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp chưa có căn cứ định lượng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ước lượng định tính nên không thể hiện tính khoa học. Hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đang sử dụng gần 30 chương trình ứng dụng cho công tác quản lý thuế như ứng dụng quản lý thuế (QLT), Hệ thống đăng ký thuế (Tin C, Tin CC), Hệ thống phân tích tình trạng thuế (QTT), ứng dụng quản lý hồ sơ (QHS), quản lý trước bạ (QLTB), quản lý ấn chỉ (QLAC), quản lý nợ thuế (QLN), kê khai thuế qua mạng (iHTKK), Quyết toán thuế TNCN, nhập báo cáo tài chính (BCTC), TMS,...Các phần mềm ứng dụng đã được xây dựng quá nhiều nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, dữ liệu chưa đảm bảo hoàn toàn đồng nhất.

- Hạn chế trong việc thực hiện quy trình quản lý thuế: trong quá trình thực hiện các quy trình có bất cập, nhiều quy trình triển khai đồng thời trong cùng một thời gian, quy trình liên quan đến nhiều bộ phận do vậy quy định về phân công công việc các bộ phận cũng có chồng chéo, chưa đạt hiệu quả mong muốn trong thực hiện quy trình. Cụ thể:

+ Đăng ký thuế, quản lý thông tin đăng ký thuế của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ sở dữ liệu của Cục Thuế, Tổng Cục Thuế chưa thật chính xác. Chẳng hạn, thông tin về kế toán trưởng, vốn, lao động, ngành nghề kinh doanh có thay đổi, văn phòng đại diện ở địa phương khác nhưng doanh nghiệp không kê khai bổ sung theo đúng quy định về cấp mã số thuế.

+ Tỉ lệ tờ khai không hợp lệ, khai sai về mẫu mã, ghi chép không đúng do cán bộ kiểm tra sơ bộ phát hiện kịp thời.

- Hạn chế trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp thuê đất. Điều này được thể hiện qua kết quả điều tra doanh nghiệp khi chỉ tiêu cán bộ nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chỉ đạt 3,76.

- Số tổ chức nộp tiền thuê đất và số tiền thuê đất nộp không đúng thời hạn còn lớn. Kết quả nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn được tổng hợp và thể hiện qua bảng số liệu 3.8 dưới đây:

Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn trong giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng

- Số đơn vị nộp tiền thuê đất

không đúng thời hạn 85 97 119 301 Tỷ lệ (%) 9,9 8,8 10,3 9,7 - Số tiền thuê đất nộp không đúng thời hạn (triệu đồng) 6.543 41.267 3.715 51.525 Tỷ lệ (%) 9,7 22,5 1,2 9,3 - Số tiền phạt nộp chậm (triệu đồng) 157 453 85 695

(Nguồn: Báo cáo của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ các năm 2015; 2016; 2017)

Năm 2015, có 85 đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn với số tiền nộp chậm là 6.543 triệu đồng, số tiền phạt nộp chậm của các doanh nghiệp này là 157 triệu đồng. Số đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 9,9% trong tổng số đơn vị phải nộp tiền thuê đất. Số tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 9,7% trong tổng số tiền thuê đất phải nộp.

Năm 2016, có 97 đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn với số tiền nộp chậm là 41.267 triệu đồng, số tiền phạt nộp chậm của các doanh nghiệp này là 453 triệu đồng. Số đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 8,8% trong tổng số đơn vị phải nộp tiền thuê đất. Số tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 22,5% trong tổng số tiền thuê đất phải nộp. Đây là con số khá lớn buộc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phải thực hiện cưỡng chế và phạt nộp chậm.

Năm 2017, có 119 đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn với số tiền nộp chậm là 3.715 triệu đồng, số tiền phạt nộp chậm của các doanh nghiệp này là 85 triệu đồng. Số đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 10,3% trong tổng số đơn vị phải nộp tiền thuê đất. Số tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm 1,2% trong tổng số tiền thuê đất phải nộp. Như vậy, mặc dù năm 2017 số đơn vị nộp tiền thuê đất không đúng thời hạn chiếm số lượng và tỷ lệ cao nhất nhưng số tiền thuê đất nộp không đúng thời hạn lại chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,2; số tiền phạt nộp chậm là 85 triệu đồng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Công tác xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật thuế còn thiếu tính ổn định.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp tiền thuê đất của một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp còn thấp.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành khác với ngành thuế chưa hợp lý và gắn kết.

- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa linh hoạt, hiệu quả.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thuế làm công tác chống gian lận thuế còn hạn chế.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤT CỦA CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu về công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)