5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thu tiền thuê đất
Nhómchỉ tiêu phản ánh kết quả thu tiền thuê đất bao gồm các chỉ tiêu: tổng số doanh nghiệp thực hiện thuê đất; tổng diện tích thu tiền sử dụng đất; tổng số tiền thuê đất mà các doanh nghiệp thuê đất phải nộp; tổng số tiền các doanh nghiệp thuê đất đã nộp và chưa nộp theo quy định.
2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý thu tiền thuê đất
- Số liệu tổng hợp về tiền thuê đất, doanh nghiệp thuê đất, quản lý sổ bộ tiền thuê đất, quản lý số thu NSNN về tiền thuê đất.
- Xác định hệ số điều chỉnh giá đất theo từng năm. - Xác định số tiền được khấu trừ, bồi thường
- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với các tổ chức kinh tế còn nợ tiền thuê đất như: số lượng thông báo được ban hành đến các trường hợp còn nợ thuế; Thực hiện tính tiền chậm nộp và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đơn vị có khoản nợ trên 90 ngày theo quy định, áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nhằm thu kịp thời tiền nợ thuế vào ngân sách.
- Thực hiện các đợt thanh kiểm tra, giám sát nghĩa vụ nộp tiền thuê đất của các tổ chức thuê đất: tổng số đợt thanh kiểm tra; số đợt thanh kiểm tra đột xuất; số đợt thanh kiểm tra theo kế hoạch; số tiền thuê đất tuy thu sau các đợt thanh kiểm tra.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ
3.1.Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với hệ thống thuế Nhà nước, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú được thành lập theo quyết định số 314/QĐ-TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất các bộ máy thu chi: Chi cục Thuế Công - Thương nghiệp, Chi cục thu quốc doanh và Chi cục thuế nông nghiệp trực thuộc sở Tài chính vật giá. Tại các huyện, thành thị trực thuộc thành lập các Chi cục thuế.
Hình 3.1. Trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Sau 7 năm thành lập, ngày 01 tháng 01 năm 1997, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai cục thuế là Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và Cục Thuế tỉnh Phú Thọ. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 1132/QĐ-TCCB ngày 14 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã có trụ sở làm việc khang trang, xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý thuế, phí, lệ phí được Nhà nước và Tổng cục Thuế giao.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế của tỉnh Phú Thọ
Cục Thuế tỉnh Phú Thọ là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn thành phố, quận, huyện.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế giao.
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Bộ máy quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nói riêng ở cấp Cục Thuế tỉnh đã trải qua ba giai đoạn cải cách tương ứng với ba giai đoạn cải cách thuế trong cả nước. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn cải cách thuế bước I:Cục Thuế tỉnh Phú Thọ được thành lập đi vào hoạt động từ 01/01/1997 (sau khi chia tách tỉnh). Cục Thuế tỉnh chịu sự chỉ đạo toàn diện từ Tổng cục Thuế, bao gồm cả kinh phí hoạt động, lương cán bộ và một số lĩnh vực khác, đồng thời chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Trong giai đoạn này tổ chức bộ máy như sau: Lãnh đạo Cục Thuế gồm Cục trưởng và Phó cục trưởng, 10 phòng chức năng và 12 Chi cục Thuế huyện, thành, thị. Các phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính - Quản trị; Phòng Tài vụ; Phòng Thu quốc doanh trung ương; Phòng Thu quốc doanh địa phương; Phòng Thuế trước bạ và thu khác; Phòng Thanh tra, xử lý tố tụng về thuế; Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê; Phòng Quản lý ấn chỉ; Phòng Nông nghiệp; Phòng Tổ chức Cán bộ và Thi đua tuyên truyền.
- Giai đoạn cải cách thuế bước II đến trước 01/7/2007:đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các luật thuế mới, trong đó có Luật Thuế giá trị gia tăng thay thế Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thay Luật Thuế lợi tức doanh nghiệp. Qua quá trình đổi mới tổ chức, bộ máy quản lý tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ gồm: Cục trưởng, 02 Phó Cục trưởng, 11 phòng và 12 Chi cục Thuế huyện, thành, thị. Các phòng chức năng tại Văn phòng Cục gồm:Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ; Phòng Quản lý doanh nghiệp số
1; Phòng Quản lý doanh nghiệp số 2; Phòng Thuế trước bạ và thu khác; Phòng Thanh tra số 1; Phòng Thanh tra số 2; Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế; Phòng Tổng hợp - Dự toán; Phòng Quản lý ấn chỉ; Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ đối tượng nộp thuế; Phòng Tổ chức cán bộ.
Sơ đồ 3.1:Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ hiện nay
-Giai đoạn từ 01/7/2007 đến nay: đây là giai đoạn tổ chức thực hiện Luật Quản lý thuế. Tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ gồm Cục trưởng, 03 Phó Cục trưởng, 12 phòng chức năng tại Văn phòng Cục và 13 Chi cục Thuế huyện, thành thị.
3.1.4. Đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.1: Tình hình lao động tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 127 100
Lao động phân theo theo giới tính
- Nam 79 62,2
- Nữ 48 37,8
Lao động phân theo trình độ
- Sau đại học 30 23,6
- Đại học 95 74,8
- Trung cấp 2 1,6
(Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực củaCục Thuế tỉnh Phú Thọ năm 2017) - Xét theo giới tính: gồm lao động nam và lao động nữ. Tại Cục Thuế tỉnh
Phú Thọ, tỷ lệ lao động nam và lao động nữchênh lệch nhau khá lớn. Năm 2017, trong tổng số 127 cán bộ công chức làm việc tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thì có 79 cán bộ công chức là nam giới, chiếm tỷ lệ 62,2%; có 48 cán bộ công chức là nữ giới, chiếm tỷ lệ 37,8%.
- Xét theo trình độ chuyên môn: làm việc trong môi trường khá nhiều
áp lực khi kinh tế ngày càng phát triển và hoàn thành nhiệm vụ thu do Tổng cục Thuế giao nên Cục Thuế tỉnh Phú Thọrất quan tâm tới chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên. Năm 2017, trong tổng số 127 cán bộ công chức làm việc tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thì có 30 cán bộ công chức có trình độ sau đại học (cao học), chiếm tỷ lệ 23,6%. Số lượng cán bộ công chức có trình độ sau đại học sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới do hiện nay đang có khá nhiều cán bộ
công chức của Cục Thuế đang đi học cao học; có 95 cán bộ công chức có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 74,8%; có 02 cán bộ công chức có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 1,6%.Lao động có trình độ trung cấp là lao động phục vụ, chiếm tỷ lệ thấp, do đó không ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 Thọ giai đoạn 2015-2017
Bên cạnh những mặt thuận lợi tác động đến công tác quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ như: Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh rõ ràng, ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức thuê đất; Sự phối hợp trong công tác quản lý của các cơ quan liên quan tương đối tốt; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ công chức tương đối cao...Đa số doanh nghiệp, tổ chức thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều chấp hành tốt nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước nên số thu tiền thuê đất được thu nộp kịp thời vào NSNNthì công tác quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ cũng còn khá nhiều bất cập cần xử lý và tháo gỡ. Do vậy cần phân tích rõ thực trạng của công tác này tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ với các nội dung cụ thể như sau:
3.2.1. Công tác chỉ đạo thực hiện
- Căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai trong toàn ngành thuế về công tác quản lý thu tiền thuê đất trên cơ sở chính sách, pháp luật của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh Phú Thọ. Cục Thuế đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng chức năng, các Chi cục Thuế triển khai Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến tiền thuê đất. Hàng năm Cục thuế ban hành các văn bản hướng dẫn bổ sung và chỉ đạo xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về thu tiền thuê đất. Cụ thể:
+ Công văn số 2980/CT-THDT ngày 25/8/2014 về việc hướng dẫn một số nội dung về thu tiền sử dụng đất và thu tiền thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013.
+ Công văn số 4732/CT-TB ngày 15/12/2014 về quản lý các khoản thu về đất theo Luật Đất đai năm 2013.
+ Công văn số 3541/CT-THDT ngày 8/9/2015 về thực hiện xác định, thu nộp nghĩa vụ tài chính đất đai.
+ Công văn số 3662/CT-THDT ngày 11/9/2015 về xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016.
+ Công văn số 702/CT-THDT ngày 19/2/2016 về triển khai biện pháp chỉ đạo công tác thu NSNN năm 2016.
+ Công văn số 6235/ CT-THDT ngày 06/12/2016 về hướng dẫn trình