Văn hóa ứng xử trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Văn hóa ứng xử trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu

2.3.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình

2.3.1.1 Cha mẹ và con cái

Văn hóa Việt Nam mang tính cộng đồng, vì thế văn hóa gia đình rất được chú trọng. Văn hóa ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ, anh em, thờ cúng người đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo, từ thế hệ này qua thế hệ khác mở rộng thành văn hóa xã hội. Gia lễ, gia phong giúp cho con người, gia đình và xã hội có một sự gắn kết, tạo nên sức sống mãnh liệt, tạo nên bề dày truyền thống, là động lực để xã hội phát triển, là sản phẩm tốt đẹp được kết tình bởi tình người, là sự lưu giữ văn hóa muôn đời từ xã hội hiện đại với cội nguồn xa xưa.

Nhìn chung, mối quan hệ trong gia đình cô gái được phản ánh trong truyện thơ không hề phức tạp. Từ đầu đến cuối tác phẩm là sự xuất hiện qua lời kể, lời thoại của cô gái có cha mẹ cô gái, cha mẹ người chồng thứ nhất của cô gái với cô, với chàng rể. Ngoài ra còn có bác, cô, chú, anh, chị được nhắc đến. Nhân vật chính là cô gái luôn thể hiện là một người con hiếu thảo, biết vâng lời:

Tuổi còn thơ ôm cổ mẹ chăn gà, Bám vai mẹ chăn lợn,

Đeo cổ bác ăn cơm, Đòi hái dâu theo mẹ,…

Cô nói đến công sinh thành của cha mẹ và thể hiện là người con chịu nghe lời. Từ đầu đến cuối tác phẩm, dù không bằng lòng và đau khổ vì tình

duyên không được như ý nhưng cô gái vẫn không có lời nào trách mắng cha mẹ, không phản kháng mà ngậm ngùi làm theo:

Công mẹ cha nuôi lớn cùng thời… Chi bằng nghe cha, nghe mẹ,

Nón đẹp che đầu sớm hôm thong thả, Không nghe lời mẹ, lời cha,

Cào cỏ nương xa, đầu be lá chuối…

Cha mẹ đối với cô gái không có sự đồng cảm, thấu hiểu. Họ tưởng đang thương con nhưng thực chất là chỉ lo cho mình. Họ bày tỏ mong muốn của mình:

Cha già không khỏe nữa, Mẹ cũng yếu sức rồi,

Mẹ cha đợi ăn giỏ rau xanh, Đợi ăn sức rể út,

Chờ ăn giỏ cá trắm rể yêu,

Bằng ấy điều, con gái mẹ yêu, hãy nghĩ!...

Cha mẹ cô gái trực tiếp bày tỏ những điều họ mong chờ để thúc giục con gái lấy chồng. Đây là lẽ thường tình nhưng chỉ có điều là họ không để cho cô gái tự quyết định người chồng của mình và họ làm tưởng mình đang quan tâm đến con gái nhưng thực chất gả con gái đi là để lấy tiền, lấy nhân công. Từ đó dẫn đến bi kịch sau này.

2.3.1.2. Quan hệ với họ hàng

Với họ hàng, cô gái thể hiện là người trọng tình nghĩa:

“- Chào bác trai, bác gái nhà trên, Chú cùng thím nhà dưới,

Chào chị em dâu rể trong nhà,

Người Thái không sống riêng lẻ mà luôn duy trì mối quan hệ thân mật, gần gũi với anh em, họ hàng. Khi có công việc, họ dễ dàng gọi nhau và chia sẻ cùng nhau những buồn vui, than thở. Nhưng trong lúc ấy, cô gái chỉ biết than thở mà không ai giúp được:

“- Giúp cháu với, bác trai bác gái nhà trên, Giúp cháu với, ơi chú, ơi thím nhà dưới!... - Giúp em với, hỡi chị em dâu rể trong nhà!”

Những lời khuyên của cô, bác, chú, dì, anh, em chỉ là những lời vô căn cứ, không giúp ích được cho cô gái nhưng họ vẫn nghĩ mình nhân nghĩa:

“- Không phải bán xuống dưới như Hán bán trâu, Không phải bán lên trên như người Lào bán ngựa, Gả em xuống dưới làm kho muối,

Gả em lên trên làm nhà buôn,

Gả làm dâu nhà người cho em sung sướng em ơi!

Trong quan hệ vợ chồng, người chồng có toàn quyền quyết định về số mệnh người vợ nếu đã làm đủ tục ở rể. Trong xã hội cô gái sống lúc đó chế độ nam quyền vẫn còn thịnh hành:

Chưa được em, người bảo sẽ đắp phai to em tắm, Được em rồi, người đuổi em sắp gánh đi đi,…

Cô gái ít thậm chí không tỏ rõ thái độ với người chồng cô không ưng. Nhưng cô cũng không hoàn toàn nhẫn nhịn mà thể hiện sự phản kháng trong tâm tưởng. Từ đó dẫn đến việc cô bị đuổi về nhà mẹ đẻ:

“- Quá sức con, kiệt sức rồi mẹ hỡi! Làm được người mới chuộng,… Gái bỏ chồng rồi, gái quay về nhà!

Quan hệ cha mẹ chồng - nàng dâu không có kịch tính nhưng qua cuộc hôn nhân đầu tiên không thành của cô gái cho thấy đây vẫn là mối quan hệ khó hòa thuận, mỗi người cần có tình cảm thực sự và thái độ ứng xử phù hợp hơn.

Trong xã hội đương thời lúc đó, cách ứng xử như vậy cũng đã phần nào thể hiện sự văn minh của người Thái - không ưng ý thì đuổi về, không làm cho người con dâu phải chịu đày đọa quá mức.

Cuối truyện là việc người chồng thứ ba (người tình đầu) của cô gái đưa người vợ cũ về nhà mẹ đẻ đàng hoàng rồi cũng tươm tất để cưới người vợ sau về. Điều này thoạt nghe tưởng như là bất công với người vợ đầu nhưng xét cho cùng thì chàng trai trong thời điểm đó đã ứng xử rất khéo léo, tế nhị. Vì trên hết, họ đều trọng tình cảm, luôn hướng đến những điều tốt đẹp:

- Lòng thương em, ta đưa em đến tận đầu đường, Ta tiễn theo người vợ bỏ,

Xin chúc bình an nẹp áo trong viền xanh viền đỏ, Người đẹp ta thương, em hãy quay về khỏe mạnh,

Chúc em về nhà mẹ yên lành,

Qua việc ứng xử của các nhân vật trong gia đình cho thấy xã hội đương thời còn nhiều bất công, tối tăm mà biểu hiện cụ thể là trong gia đình cô gái, chỉ có cô gái và chàng trai ứng xử giàu tình cảm, biết nhân nghĩa, còn lại những người trên đều vì lợi ích riêng của mình. Xã hội bất công ấy cần có những người như cô gái, chàng trai làm thay đổi văn hóa ứng xử giữa người với người, nhất là những thành viên trong gia đình.

2.3.2. Văn hóa ứng xử trong xã hội

2.3.2.1. Mối quan hệ trong tình yêu lứa đôi

Mối quan hệ xã hội nổi bật nhất trong Tiễn dặn người yêu là chàng trai và cô gái.

Họ quen biết nhau từ nhỏ, lớn lên cùng nhau, thấu hiểu nhau. Khi trưởng thành, họ đã dành tình cảm thực sự cho nhau. Chàng trai và cô gái tỏ tình với nhau rất chân tình:

… Yêu nhau thuở mới ra đời,

Trao duyên gửi nghĩa từ hồi còn thơ,…

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta lấy nhau khi góa bụa về già,…

Dù không đến được với nhau nhưng họ vẫn trân trọng, thật lòng với nhau. Chàng trai đã theo cô gái về nhà chồng và ở lại một thời gian, anh dặn dò cô gái cẩn thận khi về nhà chồng phải biết trên, biết dưới, làm con dâu tốt, tránh bị phạt:

Anh dặn em, dặn cho hết lời,

Nhủ lòng thương, nhủ cho hết nhẽ,…

Nhưng sâu thẳm, anh vẫn dặn cô gái:

Trái tim đừng quên tình cũ,

Những lời họ trao nhau từ đầu đến cuối rất tâm tình, thậm chí cùng chung một suy nghĩ. Điệp khúc “Anh / Em đã tính mà tính không đủ - Anh / Em đã lo mà lo chẳng tròn” là biểu hiện cho tình yêu chân thật của họ dành cho nhau.

Tình yêu của chàng trai và cô gái trải qua nhiều thử thách, nhưng với lòng chung thủy sắt son, họ đã nối lại tình xưa bằng chiếc đàn môi. Truyện thơ kết thúc có hậu là kết quả tất yếu. Cô gái tuy đã thay đổi nhiều về ngoại hình nhưng tâm hồn, trái tim cô vẫn hướng về người yêu. Cô ứng xử khéo léo với người chồng lần thứ ba tức người yêu. Cô không chỉ nói, mà thông qua chiếc đàn, cô đã thổ lộ được nỗi lòng của mình. Cô đã giao cảm đồng điệu với chàng trai qua cách ứng xử tinh tế, khéo léo - dùng đàn môi- kỉ vật lúc trước là tín hiệu nhận ra nhau. Chiếc đàn môi đã có từ rất lâu, đó là một nét văn hóa truyền thống đầy chất thơ của người dân tộc vùng Tây Bắc. Họ thổi đàn môi trong những ngày lễ hội. Họ thổi đàn môi để giao duyên, đối đáp. Họ thổi đàn môi để tỏ tình, để giãi bày tâm tư. Đàn môi là vật gắn với niềm vui, gắn với hạnh phúc, là gắn liền với đời sống tinh thần con người, là người lắng nghe những tâm sự, là ông tơ bà nguyệt nối liền yêu thương. Ở Tây Bắc những ngày xuân, các đôi trai gái sẽ thổi đàn môi đối đáp để bày tỏ tình cảm, từ đó hiểu nhau và tiến xa hơn.

Cô gái và chàng trai đã có cách giao tiếp riêng để nhận ra nhau, đó là một nét độc đáo:

- Đôi ta yêu nhau còn gửi vật tin,

Đàn môi đồng anh gửi em đây thay mặt,… Nhận ra em, mừng vui dựng nhà,

Đôi bạn tình đã thực sự được bên nhau:

Đôi ta yêu nhau, yêu đến khi tóc ngả hoa râm, Yêu đến khi đầu bạc,

Họ sẽ yêu thương và thấu hiểu cho nhau: Không mắng em khi vụng về,

Không bảo em lười mà chê,

2.3.2.2. Văn hóa ứng xử trong quan hệ trao đổi, mua - bán

Cách ứng xử của cha mẹ cô gái khi chàng trai đầu tiên và chàng trai thứ hai mang sính lễ đến có sự khác biệt: người đầu không ưng ý, người sau vừa ý. Cha mẹ cô gái đã tỏ rõ thái độ của mình. Qua cách ứng xử có thể thấy được bản chất của mỗi người. Cha mẹ cô gái là những người tham tiền. Vậy mà cuối cùng cũng bị chính chàng rể lươn lẹo:

Bảo mười nén đúng cân Lào, Rằng hai mươi nén, cân Kinh,

Ngờ đâu khi cân lại, cha em chỉ được bốn nén chẵn!

Xã hội bấy giờ đã có nhiều hạng người, chàng rể mà cha mẹ cô gái đồng ý đại diện cho những người trẻ xấu tính, nam quyền. Sau này hắn còn bộc lộ bản chất vũ phu của mình hơn khi đối xử tệ bạc, hắt hủi cô gái. Thực tại vẫn bất công nhưng cô gái không đầu hàng trước số phận, vẫn giữ được cách cư xử đúng mực.

Văn hóa ứng xử trong xã hội đương thời không đề cập đến nhiều nhưng qua một số nhân vật đại diện, những người quan tâm tìm hiểu Tiễn dặn người

yêu có thể thấy rằng xã hội Thái bấy giờ đã phức tạp, họ đối xử với nhau theo cảm tính, in đậm dấu ấn cá nhân.

2.3.2.3.Mối quan hệ làng bản

Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các xóm bản của người Thái. Người dân Thái trong các xóm bản có những mối liên quan chặt chẽ trong tất cả các khía cạnh của đời sống, từ lao động sản xuất, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng. Không chỉ duy trì quan hệ dòng họ, thân tộc, thích tộc, người Thái còn đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm. Bất kể các công việc quan trọng của mỗi đời người (làm nhà mới, cưới xin, tang ma, …) đều được coi là công việc chung của cả cộng đồng. Đặc biệt, từ xưa một số địa phương người Thái vẫn duy trì một hình thức tổ chức xã hội gọi là phe, một tổ chức chuyên lo việc tang ma, sau này, phe đã tham gia vào việc tổ chức, điều hành nhiều hoạt động khác như cưới xin, làm nhà mới; thậm chí, có khi phe còn đứng ra giải quyết những khúc mắc giữa các thành viên với nhau. Các dịp sinh hoạt cộng đồng đều được coi là một cơ hội thắt chặt tình đoàn kết gắn bó xóm giềng, thôn bản. Thông qua đó, ý thức về một tộc người càng được củng cố và nâng cao. [46]

Trong truyện thơ, mối quan hệ làng bản không đề cập nhiều. Mối quan hệ ấy được nhìn dưới góc độ lí tính rõ ràng, dù coi trọng tình làng nghĩa xóm thì họ vẫn đặt sự yên bình của người thân trong gia đình lên trên hết:

Con mẹ chớ nghe lời vịt, Nghe lời vịt mất trứng, Nghe lời gà mất vườn,

Nghe lời gièm pha mất anh, mất em, Chớ nghe ông xui dại với bà xui khôn, Lời ông xui dại không đủ bữa,

Với cô gái, mọi người xung quanh có can ngăn hay gièm pha, cô cũng chấp nhận. Hàng xóm dù có gần cũng không thể giúp cô có được tình yêu đích thực. Cô quyết định làm theo ý mình, không quan tâm đến lời người khác:

Chuyện dang dở, người ta thích cứ nói,

Duyên không thành, người ta thích chê cứ chê, Hàm răng sít, ai muốn mắng cứ mắng,

Hàm răng đen, ai muốn nhe cứ nhe, Người mắng suốt tối, người ta khấn hộ, Người nhiếc suốt ngày, người cầu cho!

TIỂU KẾT

Trong chương hai của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán và văn hóa ứng xử trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Đây là những giá trị văn hoá tiêu biểu, nổi bật được nói đến trong truyện thơ.

Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ mang đậm tính cộng đồng, có sự giao lưu giữa văn hóa Thái với các dân tộc khác. Người Thái có niềm tin vào vía, Then, Trời. Họ cho rằng sinh mệnh con người có phần phụ thuộc vào những lực lượng siêu nhiên đó. Vía, Then chi phối đến suy nghĩ về cuộc sống, cách ứng xử, các biến cố, hoàn cảnh của mỗi người. Trời quyết định số phận, nên họ thành kính tôn thờ. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng được đề cập đến trong truyện. Với người Thái, ngựa, nai, hoa, chim,... và một số hình ảnh thiên nhiên khác đều có linh hồn. Qua lời kể của cô gái, cô đã thể hiện là người trân trọng, hoà hợp với thiên nhiên. Đồng thời, tín ngưỡng này thể hiện sự nhận thức còn có phần lạc hậu, xưa cũ của con người trong xã hội đương thời. Người Thái cho rằng: vạn vật đều có linh hồn, con vật cũng biết nói và có thể hiểu được tiếng nói của con người. Cho nên cô gái đã dành lời chào tất cả con vật từng gắn bó với mình khi về nhà chồng. Cô gái còn hay tâm sự với các con vật trong gia đình, đó là biểu hiện của sự cô đơn. Không ai có thể thấu hiểu,chia sẻ cùng cô nên cô gái chỉ có thể gửi gắm những nỗi niềm ấy với con vật.

Có thể thấy, bức tranh phong tục, tập quán từ nếp ăn, nếp nghĩ, đến lễ nghi của người Thái được phản ánh sinh động và rõ nét qua lời kể giản dị, tự nhiên của cô gái. Những phong tục, tập quán ấy đã ăn sâu và trở thành thói quen không thể thiếu trong mỗi người dân Thái bấy giờ. Đối với cô gái lại càng được khắc sâu bởi chính những tục lệ đó đã đưa cuộc đời, tình yêu của cô trải qua những thử thách, bi kịch để rồi phải “lấy nhau khi góa bụa về già”. Bên cạnh đó là những mối quan hệ, cách ứng xử khác nhau của mỗi người. Trong

xã hội đã có giai cấp, sự giàu nghèo, con người đối xử với nhau dựa trên lợi ích cá nhân, các mối quan hệ, ứng xử, từ gia đình đến xã hội đều có biểu hiện của sự bất công, tối tăm. Nhưng trên hết, tâm hồn của cô gái và chàng trai vẫn trong sáng, chân tình và hướng đến điều tốt đẹp. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm tăng giá trị của tác phẩm, để Tiễn dặn người yêu xứng đáng trở thành truyện thơ hay nhất của dân tộc Thái.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)