Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 25 - 28)

Hoạt động quản lý THA được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo và ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện kiện toàn mạng lưới tổ chức phòng chống THA từ Trung ương đến cơ sở cụ thể: Ngày 20/12/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2331/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục các chương trình mục tiêu y tế quốc gia năm 2011 trong đó hoạt động “phòng chống tăng huyết áp” thuộc dự án phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong chương trình mục tiêu [25].

Quyết định số 45/QĐ-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phân công các đơn vị thực hiện chương trình quốc gia năm 2011. Mục tiêu của dự án: Xây dựng được hệ thống quản lý dự án (Trung ương: Ban điều hành dự án quốc gia; cấp tỉnh: Ban chủ nhiệm chương trình 63 tỉnh/thành; cấp quận/huyện tại 96 quận/huyện điểm); xây dựng triển khai và duy trì mô hình quản lý bệnh nhân THA 190 phường/xã điểm thuộc 96 quận/huyện tại 16 tỉnh/thành; đào tạo nguồn nhân làm công tác phòng chống THA tại địa phương; tiếp tục triển khai chương trình truyền thông phòng chống THA; phấn đấu quản lý được 50% số bệnh nhân THA đã được phát hiện [2].

Ngày 18/12/2011 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 về việc ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 [26].

Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015. Mục tiêu của dự án là: Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về dự án và kiểm soát THA, phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về THA và các biện pháp phòng chống THA; đào tạo và phát triển nguồn lực làm công tác dự phòng và quản lý THA tại tuyến cơ sở; phấn đấu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện, điều trị và quản lý THA; xây dựng triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý THA tại tuyến cơ sở; phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% bệnh nhân THA nguy cơ cao được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định [27].

Khám sàng lọc và quản lý THA phòng chống THA tại 16 tỉnh, thành phát hiện 71.972 người THA, trong đó số người mới phát hiện THA là 35.860 người (49,8%). Hiện đang giám sát và điều trị cho 56.879/71.792 người (72%). Số bệnh nhân quản lý được điều trị đạt huyết áp mục tiêu là 17.613 người/41.984 người được quản lý (đạt 41,9%). Đồng thời, ban điều hành dự án đã triển khai nhiều lớp đào tạo tập huấn cho 510 lượt cán bộ lãnh đạo trong ngành Y tế địa phương và các bác sĩ làm lâm sàng tim mạch, tổ chức giám sát các hoạt động của dự án tại 37 tỉnh, thành phố…Dự án đang từng bước xây dựng chương trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế địa phương, xây dựng các mô hình phòng chống THA từ xã, phường, tới Trung ương [3].

Theo mô hình quản lý và điều trị ngoại trú bệnh THA tại Bệnh viện Bạch Mai với các phương pháp quản lý khám bệnh và làm hồ sơ quản lý, phương tiện là bệnh án theo dõi các lần khám bệnh, phương pháp theo dõi là hồ sơ riêng đối với bệnh nhân THA và được điều trị theo khuyến cáo của WHO năm 2003. Thuốc sử dụng các nhóm thuốc theo hướng dẫn của WHO năm 2003 và Hội tim mạch học Việt Nam [23].

Đánh giá kết quả sau 05 năm nghiên cứu quản lý người mắc THA tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy 2350 người mắc THA được quản lý, theo dõi và điều trị, có 73,4% có số bệnh nhân được quản lý tốt còn 26,6% số bệnh nhân chưa được quản lý tốt. Bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp dịch vụ điều trị ngoại trú theo hướng dẫn điều trị hiện hành: có 80% bệnh nhân phải phối hợp hai hoặc nhiều loại thuốc để đạt được HAMT và kiểm soát được HA trong suốt quá trình điều trị trong đó có 21,3% bệnh nhân bị THA mức độ II và III. Trong số 73,4% bệnh nhân quản lý tốt thì có 78,74% bệnh nhân được kiểm soát HAMT, vẫn còn 21,6% chưa đạt được HAMT vì đa số bệnh nhân không có chỉ số THA đơn thuần mà kèm theo 1 hoặc nhiều YTNC mà bệnh cùng phối hợp với THA, đái tháo đường, béo phì…và đặc điểm những bệnh nhân này thường kém tuân thủ điều trị như tự ngừng uống thuốc. Trong số đạt HAMT có 13,4% có sử dụng nhóm thuốc còn lại chỉ sử dụng hai nhóm thuốc trở lên. Tỷ lệ biến chứng tái nhập viện chiếm 13,4% chủ yếu do TBMMN, nhồi máu cơ tim,

cơn đau thắt ngực, cơn THA thường xảy ra ở nững bệnh nhân tuân thủ điều trị kém, tỷ lệ tử vong 2,3% được quản lý trong 32 tháng [23]. Theo Ong Thế Viên, năm 2005 nghiên cứu trên 300 bệnh nhân THA tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai theo phương pháp quản lý trên thì có 20% người bệnh không tuân thủ điều trị do chủ yếu là người bệnh chưa hiểu biết về THA, về mức độ nguy hiểm của bệnh, chưa biết cách phòng và điều trị bệnh 71%. Ngoài ra còn có thêm một số tác động khác dẫn đến chưa tuân thủ đúng quy trình điều trị như: xin chuyển đi nơi khác, chuyển vùng sinh sống, giá thành điều trị cao, điều trị vẫn thấy chưa hiệu quả, qua báo cáo tác giả cũng đưa ra một trong những khuyến nghị là: “Cần phải xây dựng mô hình quản lý và kiểm soát bệnh THA từ tuyến trung ương đến cơ sở” [31].

Nghiên cứu tại tỉnh Yên Bái về công tác đào tạo tập huấn cán bộ y tế làm công tác dự phòng và quản lý THA đạt tỷ lệ 100%. Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở; công tác cấp phát thuốc huyết áp và trang thiết bị đạt 100% theo kế hoạch. Lượng thuốc được cấp hiện tại chỉ đáp ứng được một phần số lượng thuốc cần sử dụng cho những bệnh nhân THA đến TYT [9].

Công tác khám sàng lọc THA cũng đã được triển khai tại 8 xã, phường của tỉnh Yên Bái đạt 90,6% so với kế hoạch. Số bệnh nhân THA được quản lý 591 người, chiếm tỷ lệ 14,78% [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)