Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA tại huyện Thông Nông, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 46 - 61)

tỉnh Cao Bằng năm 2018

* Hiểu biết sự cần thiết phải sàng lọc để phát hiện sớm từ phía người dân:

Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng cần thiết trong việc sàng lọc sớm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít người dân chưa hiểu rõ được sự cần thiết phải sàng lọc phát hiện sớm và phải điều trị khi mắc THA để kiểm soát huyết áp. Lý do người dân đưa ra là do trình độ dân trí thấp, do chưa được truyền thông về vấn đề này, do chủ quan không nghĩ là mình có bệnh nên không đi khám. Ngoài ra, lý do hiện nay tại trạm y tế xã, thị trấn hàng năm chưa thực hiện khám sàng lọc thường xuyên bệnh nhân được phát hiện khi đến khám bệnh khác.

Hộp 1: Hiểu biết sự cần thiết phải sàng lọc để phát hiện sớm từ phía người dân “Theo tôi thì việc sàng lọc là rất tốt và cần thiết để có thể phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, nếu trạm y tế tổ chức sàng lọc thường xuyên thì tôi sẽ tham gia”

Ý kiến của người dân xã Cần Yên

* Hiểu biết sự cần thiết phải điều trị khi mắc THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng

Đa số các bệnh nhân bị THA thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Bệnh nhân cho rằng THA là phải đau đầu, mặt đỏ bừng, béo…là sai lầm nhiều khi xuất hiện triệu chứng đau đầu cũng là sự kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch máu não.

Sự hiểu biết và chấp hành điều trị nghiêm túc theo khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị, dự phòng THA không rõ ràng. Điều này dẫn đến đa số không điều trị thường xuyên, liên tục để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng.

Hộp 2: Nhận định của bệnh nhân trong quản lý và điều trị THA

“Là một bệnh nhân đã bị THA 4 năm nay bản thân tôi chưa có sổ quản lý theo dõi bệnh THA, chưa được tuyên truyền về bệnh THA lần nào, chỉ đi khám bệnh được các y Bác sĩ tại Trạm y tế xã tư vấn qua về cách uống thuốc và chế độ ăn uống khi đến lấy thuốc định kỳ”

Ý kiến của bệnh nhân H tại xã Cần Yên.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ gặp duy nhất trường hợp sau hiểu biết và thực hành quản lý THA theo đúng hướng dẫn của chương trình THA.

Hộp 3: Hiểu biết sự cần thiết phải điều trị khi mắc THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng

“Tôi phát hiện bệnh đã 5 năm rồi, hàng tháng đều xuống trạm y tế khám, mua thuốc điều trị, theo tôi bệnh này cứ phải uống thuốc hàng ngày thì mới được”

Ý kiến của bệnh nhân xã Lương Can

* Người dân biết những cơ sở y tế để sàng lọc, để điều trị THA

Trạm y tế xã, bệnh viện huyện là cơ sở y tế mà người dân có thể tiếp cận với dịch vụ y tế để giải quyết các vấn đề sức khỏe nói chung cũng như để sàng lọc và điều trị THA. Tuy nhiên hiện nay công tác khám sàng lọc chương trình THA chưa được triển khai tại các trạm y tế xã một cách thường quy và chưa có hệ thống lập sổ theo dõi để quản lý thường xuyên liên tục, bệnh viện thì có cơ sở điều trị. Người dân nơi đây không biết đến cơ sở y tế có thể cung cấp dịch vụ sàng lọc, nhưng họ biết nơi có thể đến để điều trị.

Hộp 4: Hiểu biết của người dân về các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ sàng lọc THA

“Tôi chưa được khám sàng lọc THA lần nào, cũng không biết đi khám ở đâu. Bản thân tôi khi bị đau đầu tôi đến khám tại trạm y tế xã mới được phát hiện bị THA tại trạm y tế xã hơn 1 năm”

Ý kiến của bệnh nhân H tại xã Cần Yên * Do địa hình đi lại khó khăn khoảng cách từ nhà đến cơ sở từ 2 đến 10 km ở một số xóm phương tiện ô tô, xe máy không đi được phải đi bộ đây cũng là một trong những yếu tố tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt với những trường hợp đã biết THA mà chưa điều trị.

Hộp 5: Khoảng cách tới cơ sở khám bệnh

“Khoảng cách tới trạm 1- 2 Km còn những xóm xa khoảng 7 – 8 km tới đây chúng tôi sẽ cùng các đồng chí tiếp tục vận động người dân ở xa khám sàng lọc. Niềm tin người dân tin tưởng và sẵn sàng tham gia và sẵn sàng tri trả nếu không được tri trả”

Ý kiến đồng chí Lan văn hóa xã Lương Can

* Sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế:

Qua nghiên cứu ở 2 xã, người dân ở đây hài lòng với dịch vụ y tế ở tuyến xã, huyện đa phần họ mong được quản lý THA tại Trạm y tế xã để thuận tiện đi lại và mong muốn có sổ theo dõi quản lý THA thường xuyên.

* Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm THA

Hiện tại chỉ thực hiện sàng lọc thụ động tại các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm trạm y tế xã và bệnh viện tuyến huyện: Chỉ khi bệnh nhân có triệu chứng của tăng huyết áp hoặc nghi ngờ các bệnh có liên quan với tăng huyết áp thì cán bộ y tế mới đo huyết áp để kiểm tra.

Khuyến cáo về sàng lọc chủ động chưa được thực hiện, ngoại trừ sàng lọc của điều tra quốc gia năm 2013 tiến hành tại xã Lương Thông và thị trấn

Thông Nông. Từ đó tới nay hoạt động sàng lọc không được duy trì định kỳ hoặc triển khai ở các xã khác trong huyện, cũng như tại 2 xã chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

Bên cạnh đó, việc đo huyết áp với tất cả những người đi khám tại các phòng khám bệnh cũng không được thực hiện. Vì vậy, song song với việc không sàng lọc chủ động tại cộng đồng, thì sàng lọc tăng huyết áp tại các phòng khám cũng không được chủ động thực hiện.

Hộp 6: Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm THA

“Việc sàng lọc cho cả cộng đồng mới chỉ tiến hành mỗi lần vào năm 2013 chỉ sàng lọc cho đối tượng trên 40 tuổi ở 2 xã là Lương Thông, Thị trấn Thông Nông cũng đã phát hiện được hơn 130 người THA, ngoài ra ở huyện không có triển khai chương trình sàng lọc nào khác từ trước đến nay”

Ý kiến của phó giám đốc trung tâm y tế huyện

* Cung cấp dịch vụ điều trị thường xuyên, liên tục đối với bệnh nhân THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng

- Tại tuyến huyện

Sự hiện diện của dịch vụ tại bệnh viện huyện: Tại tuyến huyện hiện nay chưa có phòng khám riêng về THA. Bệnh nhân THA đến huyện vẫn được kê đơn điều trị trong khoảng 7 đến 14 ngày sau đó hẹn khám lại, quy trình cấp thuốc cho bệnh nhân THA cũng tương tự như quy trình kê đơn theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các bệnh lý khác khi đến khám bệnh ngoại trú, không có sổ theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ điều trị THA – là nhóm bệnh mạn tính, điều trị thường xuyên, liên tục và kéo dài chưa được quan tâm.

Hộp 7: Cung cấp dịch vụ điều trị thường xuyên, liên tục đối với bệnh nhân THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng

“Tại BVĐK cũng chưa có một viên chức nào được phân cho công tác phòng chống tăng huyết áp. Về trang thiết bị của khám tăng huyết áp cũng không có gì đáng kể chủ yếu ở đây là hiện nay BVĐK chỉ có 2 phòng khám bệnh cũng chưa có phòng khám giành riêng cho bệnh nhân THA hiện tại chỉ khám và cho thuốc điều trị duy trì 2 tuần hoặc vào viện điều trị. Nếu có BHYT thì sẽ được thanh toán theo chế độ. Tiếp nữa là hiện tại bệnh nhân đã bị THA cũng chưa có sổ để theo dõi thường xuyên do vậy cũng ảnh hưởng tới việc theo dõi và điều trị bệnh nhân THA”

Ý kiến lãnh đạo bệnh viện

Công tác quản lý người bệnh THA: Công tác quản lý số lượng bệnh nhân THA tại huyện chưa được chú trọng. Tại bệnh viện không có thống kê, báo cáo về số lượng bệnh nhân được quản lý, bởi hoạt động này chưa mang tính thường quy mà vẫn đang thực hiện cách thức khám chữa bệnh tương tự như các bệnh cấp tính khác. Đối với các trạm y tế, hàng tháng họ phải báo cáo đến trung tâm y tế huyện số lượng bệnh nhân THA đang quản lý, bệnh nhân điều trị HA mục tiêu. Nguyên nhân chính là do thái độ của lãnh đạo đối với công tác quản lý THA, đặc biệt chưa thực sự coi đây là công việc thường quy mà còn coi trọng việc có kinh phí mới thực hiện.

Hộp 8: Công tác quản lý

“Hiện nay Trung tâm Y tế Thông Nông có 1 thư ký chương trình và 11 cán bộ tại 11 trạm y tế phụ trách chương trình phòng chống THA nhưng hiện nay chỉ thực hiện báo cáo theo mẫu của BYT, công tác khám phát hiện và quản lý còn gặp nhiều khó khăn vì hiện tại chưa có sổ cho bệnh nhân THA. Về kinh phí hoàn toàn không có”

Tuân thủ kê đơn theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế: Bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện kê đơn theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế. Thời gian kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tối đa là 14 ngày. Cán bộ y tế được đào tạo về việc kê đơn đảm bảo đúng, đủ thuốc và duy trì lâu dài để đạt “ huyết áp mục tiêu” giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Tuy nhiên, trên thực tế đa số bệnh nhân không quay lại khám để lĩnh thuốc thường xuyên, họ chỉ đến khám lĩnh thuốc khi có triệu chứng hoặc biến chứng.

Hộp 9: Tuân thủ kê đơn

“Hiện tại bệnh nhân THA chỉ khám và cho thuốc điều trị duy trì 1-2 tuần hoặc vào viện điều trị. Nếu có BHYT thì sẽ được thanh toán theo chế độ…BVĐK huyện vẫn thực hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân theo đúng quy định của Bộ Y tế. Trước khi cho thuốc bệnh nhân phải kiểm tra huyết áp chính xác tăng mới kê đơn theo quy định”

Ý kiến của phó giám đốc BVĐK Sự hướng dẫn bệnh nhân điều trị THA: Khi bệnh nhân đến khám THA nhân viên phòng khám bệnh viện đa khoa sẽ tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân về quy trình điều trị bệnh cần điều trị thường xuyên và liên tục, cách thức theo dõi phát hiện tác dụng phụ của thuốc, phát hiện sớm các biến chứng. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để góp phần kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng cũng được hướng dẫn cho các bệnh nhân đến khám. Hộp 10: Hướng dẫn bệnh nhân điều trị

“Hiện nay danh mục thuốc huyết áp được bảo hiểm y tế chi trả vẫn

chưa đầy đủ, vậy nên một số bệnh nhân vào điều trị THA cũng phải tự tri trả Ý kiến của phó giám đốc bệnh viện huyện

Nhận định về kết quả điều trị: Theo báo cáo thống kê năm 2017, tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu bệnh nhân THA đạt khoảng 16,2%, tỷ lệ có biến chứng trong quá trình điều trị THA bệnh viện không thống kê được. Vì lý do hiện nay BVĐK huyện không có sổ quản lý riêng bệnh nhân THA.

- Tại tuyến xã

Sự hiện diện của dịch vụ tại trạm y tế xã: Hiện nay các trạm y tế xã có cung cấp dịch vụ điều trị THA. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở này cũng chỉ kê đơn điều trị trong 5 ngày, sau đó lại hẹn bệnh nhân tái khám như các mặt bệnh khác. Các cơ sở y tế này chưa lập sổ theo dõi tình trạng huyết áp của người bệnh, chính vì vậy họ không theo dõi được sự tuân thủ điều trị, cũng như không theo dõi được liệu bệnh nhân có điều trị để kiểm soát xem liệu có đạt huyết áp mục tiêu hay không.

Công tác quản lý người bệnh THA: Hiện tại ở tuyến xã có hệ thống quản lý bệnh nhân THA cụ thể, rõ ràng. Mỗi trạm đều có sổ chung theo dõi bệnh nhân THA đến khám, sổ theo dõi bệnh nhân có đầy đủ thông tin của bệnh nhân: tên, tuổi, nghề nghiệp, đia chỉ, ngày đến khám, huyết áp mỗi lần khám, chẩn đoán, thuốc điều trị...Tuy nhiên không có sổ riêng cho cá nhân từng người bệnh.

Tuân thủ kê đơn theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế: Hiện tại các trạm y tế xã vẫn thường xuyên thực hiện hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân theo 4 bước tại tuyến y tế cơ sở theo đúng quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, thuốc tại trạm y tế thường không đầy đủ về số lượng và chủng loại nên nhiều trường hợp phải kê đơn để mua thuốc ngoài.

Hộp 11: Công tác quản lý người bệnh THA

“ Hiện nay công tác khám sàng lọc THA rất quan trọng nhưng việc tuân thủ điều trị THA càng quan trọng không kém. Do vậy Trạm Y tế xã Cần Yên luôn chú trọng đến việc thực hiện kê đơn thuốc”

Sự hướng dẫn bệnh nhân điều trị THA: Theo hướng dẫn của chương trình phòng chống THA quốc gia, khi bệnh nhân đến khám thì cán bộ y tế có thực hiện hướng dẫn cần dùng thuốc thường xuyên, liên tục, những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Biện pháp nhằm tăng cường tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA, biện pháp tích cực thay đổi lối sống phối hợp với việc giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh THA cũng như các biến chứng về THA các nguy cơ tim mạch khác cũng được trao đổi với người bệnh khi họ đến khám. Tuy nhiên, thực hành kê đơn ở đây chỉ có thể kê đơn điều trị tối đa 5 ngày sau đó hẹn bệnh nhân đến khám lại. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân chỉ đến khi có triệu chứng.

Hộp 12: Hướng dẫn bệnh nhân điều trị THA

“Hiện tại bệnh nhân THA chỉ khám tại trạm y tế xã và cho thuốc điều trị duy trì 5 ngày. Nhưng tần suất bệnh nhân đến khám không được đều đặn do một số bệnh nhân khi thấy huyết áp ổn định lại không đến lĩnh thuốc”

Ý kiến của Trạm trưởng trạm Y tế xã Cần Yên

“ Tại trạm y tế xã khi bệnh nhân đến khám nếu phát hiện bị THA cán

bộ trạm sẽ tư vấn cách uống thuốc và chủ yếu là tư vấn chế độ ăn khi bị THA”

Ý kiến của cán bộ Trạm Y tế xã Lương Can

Hộp 13: Nhóm thuốc và số lượng thuốc THA cung cấp cho người bệnh

“Về thuốc hiện tại có thuốc 1 loại của bên bảo hiểm để điều trị xử trí ban đầu. Riêng phần thuốc bên bảo hiểm còn hạn chế. Trạm cũng có tủ thuốc NIPON (tủ thuốc dịch vụ của trạm y tế xã) có thuốc huyết áp”

Do tình trạng thiếu thuốc cũng như phân tuyến kỹ thuật, khi không thể điều trị để kiểm soát được huyết áp của người bệnh hoặc nghi ngờ biến chứng thì cán bộ trạm y tế xã sẽ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Hộp 14: Chuyển tuyến bệnh nhân lên tuyến trên

“Khi vượt khả năng điều trị bệnh nhân có nghi ngờ biến chứng thì trạm y tế xã chuyển lên tuyến trên vì vượt phạm vi hoạt động chuyên môn của nhân viên y tế tại tram”

Ý kiến của chuyên trách chương trình THA Trạm Y tế xã Lương Can.

Nhận định về kết quả điều trị: Hiện nay, do tình trạng quản lý bệnh nhân chưa rõ ràng nên việc thống kê báo cáo về số lượng bệnh nhân đang quản lý, số đang điều trị đạt huyết áp mục tiêu rất khó khăn... Bên cạnh đó, tỷ lệ có tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng trong quá trình điều trị THA cũng không thống kê được.

Hộp 15: Nhận định kết quả điều trị:

Điều trị bệnh nhân đạt HAMT hiện nay chưa quản lý được vì bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)