Cầu điều trị THA thường xuyên, liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 65)

Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, không những bệnh nhân cần điều trị mà còn phải điều trị thường xuyên, liên tục để kiểm soát được huyết áp, giảm biến chứng và gánh nặng bệnh tật do căn bệnh này gây ra.

Cầu trong quản lý THA thường xuyên, liên tục của nghiên cứu này rất thấp (7,31%). Điều chú ý là tỷ lệ cầu này xảy ra trong bối cảnh tỷ lệ THA

trong nghiên cứu này khá cao, chiếm đến 36,48% (328/899) số người tham gia nghiên cứu bị mắc THA, trong đó: 55,8% (183/328) đã phát hiện trước khi tiến hành nghiên cứu; 85,2% (156/183) bệnh nhân đã từng đi điều trị; và chỉ có 6,1% (20/328) tổng số người hiện đang mắc THA đã đạt huyết áp mục tiêu. Như vậy, điều rất đáng quan tâm trong nghiên cứu này là khoảng trống rất lớn từ nhu cầu đến cầu trong điều trị THA thường xuyên, liên tục: Tỷ lệ THA trong nghiên cứu này là 36,48% - số bệnh nhân này có nhu cầu điều trị THA nhưng chỉ có 7,31% trong số họ có cầu THA.

Thực trạng người có bệnh THA có cầu điều trị thường xuyên, liên tục (có bệnh, sẵn sàng điều trị THA thường xuyên, liên tục và sẵn sàng chi trả) ở nghiên cứu này thấp hơn kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới. Ngay ở Pháp và Mỹ tỷ lệ được điều trị thường xuyên, liên tục không quá 20%, ở Đức tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 24,9% [48]. Qua điều tra cộng đồng thấy THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70-75% ở người THA trên thế giới [35]. Sự khác nhau về tỷ lệ người THA được quản lý này cũng dễ hiểu vì các số liệu trên được nghiên cứu tại các thời điểm và địa điểm khác nhau trên thế giới. Có thể thấy rằng ở các nước phát triển rất coi trọng việc quản lý, theo dõi và điều trị THA tại cộng đồng kết hợp với việc giáo dục thường xuyên do đó tỷ lệ bệnh nhân được quản lý cao hơn nước ta. Tại Việt Nam, theo Đinh Văn Thành (2008) tại Bắc Giang trong số 22,8% người THA được quản lý thì chỉ có 14,6% người THA được quản lý đúng [22]. Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh (2001) tại Hà Nội tỷ lệ này là 19,2% [28].

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng quan tâm đến cầu điều trị thường xuyên, liên tục tại tuyến xã và tuyến huyện trên địa bàn chúng tối nghiên cứu: tại tuyến xã, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ 7,31% có cầu điều trị thường xuyên liên tục. Kết của này cũng tường đồng với nghiên cứu của Hoàng Văn Tài tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (6,4%) [21]. Tình trạng trên có thể do huyện Thông Nông là một huyện nghèo, đường xã đi lại khó khăn, người dân

chưa chú trọng đến việc phải để ý đến sức khỏe của mình, đa số người dân vẫn chủ quan với bệnh THA, cho đây là bệnh thông thường chỉ khi bệnh nặng mới đến khám và điều trị. Tại tuyến huyện, cầu này theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tài là 14,6%; Đinh Văn Thành là 16,7% [21], [22].

Một điểm quan trọng từ kết quả nghiên cứu này cũng cần lưu ý đó là

khoảng cách rất xa từ cầu điều trị đến cầu điều trị thường xuyên, liên tục để đạt huyết áp mục tiêu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đã điều trị (cầu điều trị) 85,2% trong tổng số người đã từng biết bị mắc THA trước khi sàng lọc. So sánh với điều tra quốc gia năm 2012, tỷ lệ THA chung là 25,1% nhưng trong số đó chỉ có 61,1% những người đã nhận thức mình bị tăng huyết áp đang điều trị - đây là tỷ lệ có cầu trong điều trị THA. Trong nghiên cứu của quốc gia chỉ quan tâm đến đo lường thời điểm hiện tại có hay không điều trị chứ không quan tâm đến việc điều trị đó có thường xuyên, liên tục để đạt huyết áp mục tiêu hay không [44]. Nghiên cứu của Đỗ Doãn Lợi trên 800 bệnh nhân đang bị tăng huyết áp được quản lý thường xuyên, điều trị liên tục để đạt huyết áp mục tiêu cầu điều trị là 80,2%. Tuy nhiên kết quả chỉ có 14,6% (117 /800) bệnh nhân tuân thủ đúng đến điều trị liên tục và quản lý đầy đủ. Có đến 65,6% bệnh nhân điều trị không thường xuyên liên tục. Vì vậy số bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chỉ chiếm 29,9% trong số 117 bệnh nhân trên [18]. Trong nghiên cứu trên đã chỉ ra có một khoảng cách rất xa từ cầu điều trị đến cầu điều trị thường xuyên, liên tục để đạt huyết áp mục tiêu. Lý giải cho tình trạng trên có một số nguyên nhân do thói quen của người dân chỉ đi khám khi khó chịu hoặc khi bị tai biến của bệnh; do nhận thức, dân trí thiếu thông tin về bệnh; do thủ tục hành chính... khiến bệnh nhân điều trị không điều trị hoặc điều trị từng đợt.

Qua kết quả phỏng vấn sâu các bệnh nhân bị THA cho thấy sự hiểu biết và chấp hành điều trị nghiêm túc theo khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị, dự phòng THA của người bệnh không rõ ràng. Điều này dẫn đến đa số không điều trị thường xuyên, liên tục để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng.

Thực trạng này cũng tương tự ở các nghiên cứu khác: Phạm Gia Khải và cộng sự (2002) điều tra 5012 người từ tuổi 25 trở lên ở 4 tỉnh Miền Bắc (Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nội) có 23% số người biết đúng yếu tố nguy cơ của THA. Trong 818 người THA chỉ có 94 người dùng thuốc và tỷ lệ khống chế là 19,1% [14], [15]. Theo tổng kết của Hội Tim mạch Việt Nam (2006) có 15% người bệnh biết mình có bệnh THA nhưng không điều trị, 15% người bệnh điều trị thất thường, không đúng cách [10].

Mặt khác, qua nghiên cứu ở 2 xã Cần Yên và Lương Can, người dân ở đây hài lòng với dịch vụ y tế ở tuyến xã, huyện đa phần họ mong được quản lý THA tại Trạm y tế xã để thuận tiện đi lại và mong muốn có sổ theo dõi quản lý THA thường xuyên. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác TT- GDSK nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về THA, đồng thời phải gắn liền với việc phát triển tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ đó nâng cao cầu trong quản lý thường xuyên liên tục tại trạm y tế xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại 2 xã của huyện thông nông, tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)