Vấn đề giọng điệu nghệ thuật trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 69 - 85)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Vấn đề giọng điệu nghệ thuật trong thơ

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhà văn là nhà sáng tạo ngôn từ. Nó được cá thể hóa đến mức trở thành quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không chỉ tuân theo quy luật pháp ngữ chung của ngôn ngữ. F.Saussure, nhà ngôn ngữ học vĩ đại đã chỉ rõ rằng, mỗi từ mỗi chữ chỉ có nghĩa nhất định khi được đặt trong một câu. Đối với văn chương, người đọc không phải chỉ để hiểu mà để cảm, nghĩa là nhận lấy toàn bộ những gì nhà văn gửi gắm đằng sau những hàng chữ, vượt ra khỏi nghĩa của từng từ, từng chữ. Đối với văn chương, nếu chỉ bám vào những ký hiệu trực tiếp, chỉ là cuộc tìm kiếm vô bổ trong nghĩa địa của ngôn từ. Do đó giọng điệu văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn nhiều, nó bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử... và cá thể hóa đến mức trở thành tài sản riêng của một sinh thể tư duy, như giọng điệu riêng của người ấy trong cuộc đời.

Việc tạo ra giọng điệu nghệ thuật riêng là nỗ lực không ngừng của mỗi nhà văn. Giọng điệu ấy được cụ thể hóa qua ngôn từ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả” nhằm thiết lập các mối quan hệ “thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. Tổng hòa các sắc thái giọng điệu trong một tác phẩm, người đọc sẽ có cơ sở quan trọng để đánh giá phong cách, sắc thái tình cảm của người viết.

Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [65, tr.134]. Đồng thời, “giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [65, tr.135]. Theo tinh thần định nghĩa này, giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với loại hình trữ tình (tập trung vào thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật.

Về vai trò của giọng trong sáng tạo văn chương, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà đã có sự cắt nghĩa rất rõ ràng và thuyết phục: “Giọng vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy chất thơ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn” [49, tr.152]. Như vậy, chúng ta thấy, trong bài viết, Lê Ngọc Trà sử dụng “giọng” (từ đơn): “Giọng văn hay giọng thơ là phạm trù của thi pháp học” (bỏ “điệu”).

Như vậy, qua những nghiên cứu của các nhà lí luận, chúng ta có thể thấy một số vấn đề cơ bản về giọng điệu nghệ thuật: Thứ nhất, giọng điệu nghệ thuật thể hiện sắc thái tình cảm, lập trường, thái độ của nghệ sĩ đối với cuộc sống, cho nên nó sẽ rất phong phú đa dạng. Nó không chỉ là vấn đề thuộc về phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành tư tưởng, nội dung tác phẩm; Thứ hai, giọng điệu là một yếu tố thuộc về nghệ thuật, nó chi phối đến các bình diện hình thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu hình thức, cho nên nó có vai trò rất quan trọng đêm lại tính sáng tạo, phong cách riêng của nghệ sĩ qua tác phẩm của mình.

Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phương diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trưng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự. Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng cả chủ thể và khách thể gần gũi nhau đến mức trong đa số trường hợp xem như hòa lẫn cùng nhau. Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tượng nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong, người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành một sự thống nhất trong hai con người. Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc lộ giọng điệu tác giả, được chảy trong một trường nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tương hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp.

Nhìn chung, giọng điệu thơ trữ tình chủ yếu được bộc lộ qua những đặc điểm chính: Một là, do thể hiện trực tiếp, trực diện quan niệm, thái độ lập trường của nghệ sĩ mà giọng điệu thơ mang tính chủ quan; Hai là, nếu văn xuôi có ý thức khám phá đời sống ở tầng đáy của nó, phân tích một cách minh bạch, kỹ lưỡng các hiện tượng thì thơ lại là những mảng tâm trạng điển hình, những nhát cắt của dòng cảm xúc mãnh liệt cho nên giọng điệu tác phẩm thường trùng khít, tương hợp với ý đồ tác giả. Ba là, mặc dù là phạm trù thuộc về nội dung nhưng giọng điệu bao giờ cũng chi phối đến các phương diện hình thức, được bộc lộ qua những tín hiệu có tính hình thức. Trong thực tiễn nghệ thuật, giọng điệu không hiện ra chắp vá, rời rạc mà được toát ra từ những mao mạch nhỏ bé, li ti của tác

phẩm. Việc biểu hiện nó còn nhờ cậy vào cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ... tạo thành mối quan hệ bên trong, góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại qua từng chặng đường thơ, chúng ta thấy rằng giọng điệu trong thơ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều. Mạch đập cuộc sống, xúc cảm nhà thơ, cấu tứ, thể loại và cuối cùng là giọng điệu, đó là kết quả của quá trình khởi nguồn, bắt nhịp và thể hiện. Quá trình ấy ngày dần hướng đến "sự đồng thuận", "tương ứng". Vì vậy mà nhịp thở của cuộc sống với nhiều cung bậc, sắc thái... vốn vô cùng khác nhau có cơ hội được "hiện hữu" trong thơ. Cũng chính vì vậy mà sức hấp dẫn của thơ vẫn mãi "trinh nguyên", vẫn mãi "không cùng". Ngày nay, bên cạnh các thể thơ truyền thống, thơ tự do đặc biệt nở rộ, giọng điệu trong thơ càng đa dạng hơn, gần âm hưởng đời thường hơn. Suy cho cùng, giọng điệu trong thơ trữ tình là sự tương hợp nội tại, giữa ý thức có tính độc lập và sự lựa chọn thể loại phù hợp. Vì vậy, cũng như sự phát triển của thơ, giọng điệu trong thơ là "tự thân" và "tự nhiên". Trong tác phẩm không có giọng điệu thì không có những rung động, sâu sắc, không thể hiện những nỗi đau thương, nỗi xót xa của tác giả trước thân phận con người, không thể chia sẻ với con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Chính vì vậy, phân tác phẩm thơ trữ tình là phân tích giọng điệu của chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình), bởi giọng điệu bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của nghệ sĩ. Nói một cách khác, giọng điệu là một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại

3.2.2.1. Giọng điệu ngợi ca - trữ tình mang sắc thái truyền thống

Đọc các nhà thơ Dao giai đoạn đầu của thời kì hiện đại, có thể nhận thấy giọng điệu chủ đạo là giọng điệu ngợi ca - trữ tình mang sắc thái truyền thống. Đó là một âm hưởng hài hòa, nhịp nhàng, êm dịu nhẹ nhàng mà cũng vô cùng tha thiết, lắng sâu.

Chỉ với những câu thơ rất đỗi dung dị, nhẹ nhàng, nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã gợi lên một tình yêu thương ấm áp vui tươi về những con đường từ bản xuống chợ:

Mỗi khi ta xuống núi họp chợ Mẹ gánh nâu đi đổi muối

Đôi chân mê mải đường trường Lòng vui bao cảnh lạ

(Chân trời sáng - Bàn Tài Đoàn)

Bằng những hình ảnh về sợi chỉ thắm - biểu tượng đẹp đẽ về tình yêu và hạnh phúc cảu người Dao, nhà thơ đã gợi lên không khí đầm ấm vui tươi rất đặc trưng của bản làng mỗi đọ mùa xuân về:

Em còn đang say sưa thêu áo Tìm kiếm lấy chỉ xanh chỉ hồng Thêu đẹp hình hoa, hình sóng bão Áo che người xuân hạ thu đông. Mải mê thêu áo mà không biết Đã đến bên em một mùa xuân Hẹn chợ rồi, em ra đón tết Ở xa nhau, ta đón về gần

(Xuân đến sớm - Bàn Tài Đoàn)

Mỗi một hoàn cảnh, mỗi mùa trong năm, các nhà thơ Dao đều cảm nhận và thể hiện những nét đẹp của cuộc sống đồng bào trên quê núi. Mùa thu trong thơ Triệu Kim Văn vừa yên bình, thư thả, vừa ấm cúng và tình tứ qua hình ảnh bếp lửa đỏ hồng và đoi lứa chờ nhau:

Mùa thu bản làng thư thả Đỏ hồng bếp lửa chờ nhau

Về bề ngoài, nhà thơ Triệu Kim Văn là một người giản dị, kín đáo và ít nói, nhưng khi đọc những vần thơ của ông mới thấy một tâm hồn đầy nhiệt huyết, cháy bỏng tình yêu trước cuộc đời. Ông quan niệm: “Sáng tác là một phần của cuộc sống. Và thơ là tình yêu, là nhịp đập của trái tim” [62.tr64], cho nên dù nếu không có tác phẩm “vượt đoạn trường” thì ông cũng vẫn vui vẻ:

Dẫu ta rớt ở ngay đầu chặng

Cũng vui lòng bởi cuộc sống mến thương

(Cuộc sống nhà văn)

Một thoáng gió qua cỏ rối, một bóng núi mờ sương, một ngõ nhỏ nghiêng nghiêng, tất cả đủ làm cho con người cảm nhận rõ hơn cái xao xuyến nao lòng của một tình yêu thắm thiết trong tâm hồn người trai miền núi:

Anh lần về theo lối cỏ

Người vừa bỏ rẫy rời nương Nẻo lòng gió cài cỏ rối

Nghiêng nghiêng ngõ núi mờ sương

(Ngõ núi mờ sương - Triệu Kim Văn) Nếu không phải là người nặng lòng với bản làng và với đồng bào mình, chắc hẳn người ta không thể cảm nhận và tìm thấy “bản ngã mường” trong những lũng núi nhấp nhô mái nhà sàn, những con suối trong trẻo mát lành, những thửa ruộng nhọc nhằn trong mùa gieo cấy:

Lũng núi nhấp nhô mái sàn Nguồn suối trong trẻo mát lành Mơn mơn phù sa dịu ngọt Mây mẩy cánh đồng phì nhiêu Nhọc nhằn mùa gieo cấy

(Bản ngã mường - Triệu Kim Văn)

Trong tâm thức của các tác giả người Dao, nước là điều gì đó thật thiêng liêng gắn bó, như sông suối mạch nguồn. Với người Dao thì nước không đơn

thuần là một yếu tố trong sinh hoạt đời sống, mà nó được coi như một biểu tượng, một ước lệ của tình người, trở thành những cảm hứng đầy yêu thương cho nhà thơ khơi nguồn cho trang thơ:

Ơn trời nước vẫn nước non

Còn câu lục bát sắt son cùng người

(Lục bát cùng người - Triệu Kim Văn) Có thể thấy, nước là khởi nguồn sinh sôi bất tận cho sự sống, là sự quy tụ tích trữ những mạch ngầm văn hóa, là dòng chảy đồng hành cùng sự chảy trôi của thời gian, đồng hành cùng cuộc sống con người.

Con suối nhỏ nước vẫn reo trong vắt Đôi cây cộng sinh trùm bóng một vùng

(Tháng 5 Nà Pậu)

Trong tâm thức của các nhà thơ dân tộc Dao, quê hương bản làng bé nhỏ yêu mến nơi sơn cước mãi mãi trở thành những vẻ đẹp vĩnh cửu trong trái tim những người con của núi:

Cõi xưa trong kí ức

Hiển hiện màu rêu phong Bản nhỏ miền sơn cước

Bồng bềnh chiều sương buông

(Cõi xưa)

Cứ thế, các nhà thơ Dao đã gửi gắm những tình yêu thắm thiết, chan hòa, ấm áp với con người và quê hương, tạo nên những trang thơ với giọng điệu ngợi ca - trữ tình ngâm sâu vào lòng người. Nếu coi thơ ca dân tộc Dao như một bản nhạc, thì giọng điệu ngợi ca - trữ tính ấy chính là chủ âm tạo nên sự âm vang ngân nga của nó.

3.2.2.2. Giọng điệu suy tư - chiêm nghiệm mang sắc thái hiện đại

Giữa bối cảnh cuộc sống vận động, thay đổi, phát triển và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, các vấn đề của đời sống hiện đại là điều tất yếu không thể khác.

Trong quá trình giao lưu mở cửa kinh tế và văn hóa, sự giao lưu hội nhập, lối sống hiện đại nói chung, cách thức ứng xử văn hóa thời hiện đại nói riêng đang trở thành một vấn đề đặc biệt đáng quan tâm.

Văn học nói chung và thơ ca nói riêng là tấm gương phản ánh chân thực, sâu sắc, tinh tế các vấn đề đời sống hiện thời của một xã hội, những vấn đề của con người trong nhịp sống thời đại. Ở đó, chúng ta thấy nổi bật nhất, đó là hai vấn đề: Hiện đại hóa và guồng quay cuộc sống hiện đại; Những mất mát, tổn thương về các giá trị văn hóa - tinh thần. Bên cạnh những tiến bộ, tích cực mà nó đem lại, thì đồng thời đó luôn có một vấn đề nhức nhối kéo theo, đó là sự khủng hoảng các giá trị văn hóa tinh thần.

Hòa nhịp vào với guồng quay đời sống hiện đại đó, các nhà thơ Dao đã hướng những trang thơ của mình đến những vấn đề quan thiết, nóng hổi đang đặt ra cho ngày mới. Điều đó khiến cho thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại ghi dấu một mảng đề tài mới - đó là những vấn đề nhân sinh thế sự. Như một sự tất yếu, để diễn tả những vấn đề này, thơ ca Dao sử dụng những lối diễn đạt mang một giọng điệu đầy suy tư - chiêm nghiệm mang sắc thái hiện đại.

Nhà thơ Triệu Kim Văn suy tư về nguồn cội, gốc rễ, căn cốt cảu con người trong đời sống cũng như thơ ca trong sáng tạo nghệ thuật, để tìm ra những phát hiện mang tính triết lí cao:

Loay hoay chọn chỗ gieo thơ Nhặt đá xếp bờ tra hạt

Chợt nghĩ

Hạt nghiến và câu thơ chắc cần đất như nhau

(Siu đất - Triệu Lim Văn)

Con người vốn đã không ngừng đặt ra câu hỏi và truy tìm cách trả lời về một trong những vấn đề vĩnh cửu của nhân sinh - đó là câu hỏi về hạnh phúc. Thế nào là hạnh phúc - đó là câu hỏi không dễ gì có đáp án thỏa đáng. Nhà thơ Triệu Kim Văn cũng đã không ngừng suy nghĩ, tự truy vấn về mệnh đề này, để

rồi cuối cùng ông cảm nhận về hạnh phúc một cách rất bình dị những vô cùng thấm thía, sâu sắc, như một triết lí nhân sinh:

Tôi đã nhận rất nhiều từ cuộc sống Để được làm người sáng mắt hôm nay Nên cũng nợ suốt đời không thể trả Những nghĩa ân trên thế gian này Nên đừng gọi tôi là gì khác

Tôi chỉ là tôi giữa mọi người Cho dù ngày mai tôi phải thác Cũng là hạnh phúc cuộc đời ơi

(Hạnh phúc - Triệu Kim Văn)

Có suy ngẫm sâu sắc về hạnh phúc như thế, thì nhà thơ mới bừng ngộ nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)