Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 60 - 69)

7. Cấu trúc đề tài

3.1.1. Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là thứ ngôn ngữ đã được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

Thứ nhất: Ngôn ngữ nghệ thuật phải chính xác, tinh luyện và hàm súc. Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa. Không chỉ vậy, ngôn từ trong tác phẩm văn chương còn phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa. Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ.

Thứ hai: Ngôn ngữ nghệ thuật phải mang tính hình tượng. Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới

nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể. Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.

Thứ ba: Ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính biểu cảm. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học. Văn xuôi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm. Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng...

Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa.

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu: Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý

nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ. Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Ngôn ngữ thơ luôn giàu tính nhạc: Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu nghiêng về ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan, mà nghiêng về nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn. Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh…

Ngôn ngữ thơ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú: Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”. Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ.Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức đô người ta cảm thấy không thể khác được.

Ngôn ngữ thơ mang đặc trưng thẩm mĩ riêng: Đó là thứ ngôn ngữ mang tính mơ hồ, đa nghĩa. Nó là những hình ảnh của ước lệ nghệ thuật, của biểu tượng và ý tượng. Bên cạnh đó, nó cũng mang tính cá thể hóa sắc nét và cao độ, thể hiện sự sáng tạo độc đáo riêng biệt của mỗi cá tính sáng tạo nhà thơ. Chính vì vậy, tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện tài năng và phong cách của một nhà thơ.

3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại

Một nhà văn nhà thơ được sinh ra, lớn lên trong sự nuôi dưỡng tinh thần bởi văn hóa của đồng bào và quê hương của mình. Nó làm nên một vùng không gian văn hóa riêng trong tâm thức, bao trùm và chi phối những sáng tạo của người viết. Ra khỏi vùng không gian riêng trong tâm thức đó, người viết sẽ bị mất đi mạch nguồn sáng tạo, sẽ rất khó để tìm thấy con người bản thể của mình.

Chính vì vậy, một người viết thành công là người trước hết thể hiện được nguồn cội của mình. Đọc tác phẩm của một nhà văn, nhà thơ, người đọc phải nhận ra được tác giả đó thuộc về nền văn hóa nào, thuộc về cộng đồng nào, vùng quê nào. Đây có thể coi như là một quy luật trong sáng tạo văn học nghệ thuật.

Một trong những khía cạnh rất nổi bật và quan trọng để tác phẩm thể hiện bản sắc văn hóa tộc người của mình đó là phương diện ngôn ngữ. Muốn trở thành một người viết của tộc người mình, của quê hương mình, tác giả đó phải biết dùng thứ ngôn ngữ của cha ông mình, phải làm đẹp và giàu có cho ngôn ngữ của dân tộc mình.

Vấn đề ở đây không phải chỉ là một tác giả có cách viết cách nói bằng tiếng mẹ đẻ, mà quan trọng là tác giả ấy viết bằng lối suy nghĩ, bằng tâm hồn, bằng trái tim của dân tộc mình, nói được vấn đề mà dân tộc mình muốn nói.

Cũng không nằm ngoài quy luật sáng tạo ấy, có thể dễ nhận thấy rằng thơ ca của các nhà thơ dân tộc Dao - đặc biệt là các nhà thơ thế hệ thuộc giai đoạn đầu của thời kì hiện đại - luôn thể hiện rất đạm nét bản sắc văn hóa tộc người của mình. Một trong những phương diện nổi bật và quan trọng đó chính là thứ ngôn ngữ thơ mang đậm màu sắc truyền thống của tộc người và vùng miền.

Cây bút gạo cội, người đặt nền móng xây dựng nền tảng ban đầu cho thơ ca dân tộc Dao thời kì hiện đại - đó là nhà thơ Bàn Tài Đoàn. Thơ của Bàn Tài Đoàn là một ví dụ tiêu biểu, rõ nét về chất liệu ngôn ngữ đậm chất Dao. Đọc thơ Bàn Tài Đoàn tức là đọc thơ dân tộc Dao, và nói đến thơ ca dân tộc Dao là phải nói đến thơ Bàn Tài Đoàn.

Khi nhận định về thơ của Bàn Tài Đoàn, nhà thơ Nông Quốc Chấn đã rất tinh tế và sâu sắc khi cho rằng: “Đọc Bàn Tài Đoàn, chúng ta không thấy những

từ ngữ sắc sảo tinh vi, những hình tượng lộng lẫy, những câu bay bướm, những đoạn triết lí cao xa,… mà ngược lại, là tiếng nói bình dì, từ ngữ dân gian, so sánh, miêu tả bằng những hình ảnh quen thuộc của núi rừng. Anh nghĩ, anh viết theo tấm lòng chân thành của mình. Có thể nói, không có dáng dấp người khác trong thơ anh, chỉ có vốn thơ truyền thống của dân tộc anh” [19, tr.17]. Đây là một nhận xét mang tính khái quát, chỉ ra một cách chính xác đặc điểm căn bản của thơ Bàn Tài Đoàn - đó là một thứ thơ mang tiếng nói của bản làng, của người trên núi.

Có thể nhận thấy sự chân thành, giản dị, mộc mạc chất phác đến mức cao độ trong thơ Bàn Tài Đoàn, bởi có những bài thơ ông viết như lời nói chuyện, như lời giãi bày tâm tình đầy hồn nhiên chứ không chút cầu kì hoa mĩ. Ở đó, tất cả những gì chân thật nhất của cuộc sống và con người quê núi người Dao được hiện lên một cách sinh động:

Làng ta dựng ở trên đồi núi Mở cửa nhìn ra rộng bao la

Đàn bướm nối đuôi nhau bay lượn Đàn trâu ăn cỏ chung quanh nhà Việt Bắc núi rừng rộng lắm Ta sẽ tìm cách làm ăn

Bác bảo ta trồng cây ăn quả Trồng thêm nhiều đồi chè xanh Việt Bắc núi rừng rộng lắm Mùa xuân đồi cỏ non xanh Những đàn trâu màu đen trắng Những đàn bò rộn bản mình Bò ta thả đầy trên đồi cỏ

Lúa vàng dưới ruộng trên nương Lúa gọi vợ chồng, con cái

Rước lúa về đầy kho ta Đất và cây đời gặt hái

Đó là những trang viết tình cảm, bình dị và chan chứa yêu thương như vầng trăng đầu núi, như ruộng nương đầu bản. Đọc thơ, người đọc có thể hình dung được bức tranh cuộc sống, nghe được lời ăn tiếng nói người Dao. Từng chữ, từng hình ảnh cứ như được bật ra một cách hết sức tự nhiên như nó vốn đã như thế:

Khi đi được thấy vầng trăng khuyết Lúc về đã thấy bóng trăng tròn Khi đi nhìn thấy người cày cấy Lúc về đã thấy lúa đầy đồng

(Ước được mùa - Bàn Tài Đoàn)

Những hình ảnh gắn liền với cảnh sắc và sinh hoạt của người Dao cùng với ngữ điệu mềm mại, uyển chuyển, ngân nga thánh thót đầy vẫy gọi giúp ta có cảm nhận rằng mỗi bài thơ cũng như là một bài páo dung trên ngọn núi dưới lòng thung mà những đôi trai gái Dao đã hát cho nhau nghe từ bao đời nay:

Nhớ đến bên nhà con suối nhỏ Sáng ra rửa mặt soi bóng hình

Nhớ đến trên đường cây thông bóng mát Lúc đi qua được che nắng buổi trưa Có bóng cây che thêm luồng gió mát Bên kia, có người đối ca

(Nhớ làng xưa - Bàn Tài Đoàn)

Đọc thơ của Triệu Kim Văn, dù cách tổ chức kết cấu tứ thơ và hình thức diễn đạt đã hiện đại hơn, nhưng chất Dao trong ngôn từ vẫn là rất đạm nét và không thể trộn lẫn. Nó như con đường dẫn ta về với những chỉ hồng váy thắm, những sli lượn ngân nga, những hội giao duyên tình tứ đắm say:

Chỉ thấy má hồng môi thắm Trai tài gái sắc chen đua Chỉ nghe câu sli câu lượn

Trong sương trong nắng ban trưa

Qua những khảo sát, có thể thấy rằng, thơ của các nhà thơ Dao chủ yếu sử dụng chất liệu ngôn ngữ mang màu sắc truyền thống vùng miền và tộc người. Đây là cái làm nên phông nền cũng như tạo ra nét riêng đặc sắc của thơ ca Dao hiện đại.

3.1.2.2. Ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo

Mặc dù vẫn có một phông nền chung là ngôn ngữ mang màu sắc truyền thống vùng miền và tộc người, nhưng các nhà thơ dân tộc Dao cũng luôn ý thức tìm tòi, cách tân, nhằm làm mới cho thơ cũng như tạo ra điểm nhấn trong cá tính sáng tạo của mình. Điều này được thể hiện rõ nét và ấn tượng hơn cả trong thơ của các nhà thơ Dao thế hệ thuộc giai đoạn sau của thời kì hiện đại, đặc biệt là các nhà thơ trẻ đương đại.

Nhà thơ Triệu Kim Văn có thể coi như là gạch nối, là sự chuyển tiếp giữa thế hệ ban đầu và thế hệ đương đại trong thơ ca Dao. Cho nên thơ của ông vừa kế thừa những đặc điểm nền tảng truyền thống, vừa thể hiện những sáng tạo mới mẻ hiện đại. Đọc thơ Triệu Kim Văn, vì thế vừa có cách nói nền nã tình tứ của người xưa, vừa có những lối diễn đạt đầy cá tính sáng tạo của người nay.

Nói về một câu chuyện đã trở thành đề tài quen thuộc muôn thuở, đó là cái lạnh của cuộc sống trên núi cao mùa đông, nhưng Triệu Kim Văn vẫn tìm ra cách nói thật riêng biệt, mới mẻ với những lối nói và cách dùng từ rất lạ, rất độc đáo, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc:

Đêm đông núi

Cùng ngồi co bên lửa

Mắt nhíu vào không muốn mở Miệng dính vào không muốn mở

(Đêm đông sơn cước - Triệu Kim Văn) Cũng là nói về con suối đầu nguồn ngàn đời của núi rừng, bản làng, một điều đã trở nên vô cùng thân thuộc trong đời sống đồng bào Dao, nhưng nhà thơ không lặp lại một cách dễ dãi những cách nói cách viết nhiều người đã sử dụng,

mà tìm ra được những cách kết hợp từ ngữ bất ngờ, gợi ra nhiều liên tưởng và ý nghĩa cho thơ:

Một đời ta vui cùng suối mát Một đời ta không bước nổi qua

Ơi suối nguồn mênh mông và khoáng đạt Bạc tóc đầu suối vẫn quấn ta

(Suối - Triệu Kim Văn)

Cũng tương tự như thế, người đọc được thấy một cách nói rất mới mẻ thú vị và ấn tượng về những hình ảnh không hề xa lạ của cuộc sống con người nơi miền núi. Phố biết gối đầu lên dốc núi, mái nhà sàn biết chen nhau làm nên hình ảnh của làng bản:

Phố gối lên đầu dốc đứng Làng chen những mái nhà sàn

(Thị xã đầu nguồn sông - Triệu Kim Văn) Mùa xuân với nắng ấm mầm xanh rượu ngọt trở thành một thứ men say mà trời đất đã ủ suốt cả mùa đông để dành làm quà tặng cho núi sông, cho con người nơi miền cao:

Trời ủ men trên núi Ủ suốt cả mùa đông Một sớm đem ra cất Rượu chảy tràn núi sông

(Men xuân - Triệu Kim Văn)

Những sự sáng tạo trong ngôn từ của thơ dân tộc Dao còn được đẩy đi xa hơn bằng những bước tiến mạnh mẽ, những bước ngoặt ấn tượng với các nhà thơ trẻ đương đại mà một số tác giả tiêu biểu có thể kể đến như Lý Hữu Lương, Tằng A Tài, Phùng Hải Yến, Lý A Kiều,v.v..

Đọc thơ của Lý Hữu Lương, có thể nhận thấy tác giả này dù vẫn hướng đến những đề tài truyền thống của đười sống dân tộc mình, nhưng ngôn ngữ đã

được lựa chọn, sử dụng và tổ chức một cách rất mới mẻ, riêng biệt. Đặc biệt ám ảnh và bất ngờ là cách nói lão bán khèn Mông bỏ vào đời cái ngồi tượng đá:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)