Mạch nguồn cảm hứng từ những đề tài truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 28 - 49)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Mạch nguồn cảm hứng từ những đề tài truyền thống

Có thể nhận thấy một điều rất rõ, thơ ca Dao chủ yếu bắt nguồn cảm hứng từ những mảng đề tài đậm tính truyền thống. Nổi bật lên trong đó là những đề tài như: tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống; ý thức về tộc người; tình yêu với quê hương, đất nước. Đáng chú ý, đặc điểm này thể hiện rõ ràng và nổi bật, đậm nét nhất là ở giai đoạn mở đầu của thơ ca Dao thời kì hiện đại, tức là những thập niên giữa thế kỉ XX, với thơ của những tác giả như Bàn Tài Đoàn, Triệu Đức Thanh.v.v...

2.2.1.1. Tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống

Mỗi người đều được sinh thành, nuôi dưỡng và sống trong môi trường của cộng đồng mình, gắn bó với nó như những điều không thể tách rời. Sự gắn bó ấy có thể thường bắt nguồn từ những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất - đó là cảnh sắc thiên nhiên, và đằng sau đó là những điều mang ý nghĩa lớn lao sâu sắc - đó là cuộc sống. Vì vậy, một trong những tình cảm thường trực, sâu sắc của con người chính là tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.

Với bất kì một người bình thường nào, tình cảm đó đã trở thành một thứ hết sức tự nhiên. Còn với một nhà thơ, những người vốn tinh tế, nhạy cảm, giàu suy tư, thì tình yêu thiên nhiên và cuộc sống lại càng trở nên sâu đậm, tạo nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác của họ. Thơ ca của các nhà thơ dân tộc Dao thời kì hiện đại cũng thể hiện rõ điều này.

Đọc thơ của các nhà thơ người Dao, chúng ta có thể hình dung và cảm nhận bức tranh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Dao. Trước hết, đó là một bức tranh thiên nhiên vừa khắc nghiệt, vừa tươi đẹp, kì vĩ và bí ẩn.

Đây là cảnh tượng núi cao, dốc đứng, khe thẳm vực sâu của vùng quê núi miền cao mà nhà thơ đã phác họa lại bằng ngôn ngữ:

Bản Chang nơi rừng xanh núi dốc Núi cao cao vút, khe thẳm sâu Ruộng cạn thời xưa thang mấy bậc Thành bờ dựng đứng, nhìn trời cao

(Bản Chang - Bàn Tài Đoàn)

Vùng đất Nguyên Bình (Cao Bằng) với đá núi cây rừng nhiều hơn đồng ruộng được Bàn Tài Đoàn - người con dân tộc Dao của mảnh đất này, miêu tả đầy ấn tượng trong thơ:

Đất châu Nguyên Bình bao la rộng Ruộng đồng thì ít, núi nhiều thay Phía Nam núi đất, rừng xanh biếc Phía Bắc đá nhọn chọc trời mây

(Phai Khắt, Nà Ngần - Bàn Tài Đoàn) Điều đáng nói là, có thể thấy rằng thiên nhiên ở đây tuy đầy khắc nghiệt và thử thách, nhưng mang trong mình những vẻ tươi đẹp chỉ nó mới có được. Vẻ đẹp và sức sống ấy có lẽ chỉ các nhà thơ Dao - những người luôn mạnh mẽ, lạc quan, nghị lực, mới phát hiện và cảm nhận được:

Con suối Khuổi Sao có nhiều thứ Cá lội tìm rêu, tôm múa theo Đá to đá nhỏ ngồi bên suối

Sớm chiều nghe suối chảy reo vui

(Khuổi Sao - Bàn Tài Đoàn)

Rõ rằng, họ đã vượt lên những trở ngại, khó khăn mà điều kiện tự nhiên vốn đặt ra như vậy, để luôn luôn có cái nhìn tươi tắn, tin yêu với cuộc sống bản làng, núi rừng. Thiên nhiên tạo hóa dù thế nào cũng vẫn chỉ là vô tri vô giác, nó có tươi đẹp hay không, có đáng yêu hay không, có sức sống hay không, tất cả là do đôi mắt và tâm hồn của người nhìn ngắm. Như vậy, càng thấy rằng người Dao mà ở đây là các nhà thơ Dao có tâm hồn khoáng đạt, có tình yêu quê hương bản làng mạnh mẽ đến thế nào.

Không chỉ phác họa và tái hiện bức tranh thiên nhiên núi rừng, các nhà thơ Dao còn hướng ngòi bút đi sâu vào cuộc sống lao động nghèo khó lam lũ nhưng gắn bó, gần gũi.

Điều đầu tiên dễ nhận thấy, đó là sự nghèo khó, thiếu thốn vất vả và sự lam lũ nhọc nhằn trong đời sống hằng ngày của người Dao nơi núi cao:

Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau Bắc gùi xuống đất trên khe đá Nó mọc lên không chịu ra hoa Con khóc đòi ăn cơm chấm muối Mẹ tìm đâu hạt muối cho con?

(Muối Cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)

Người Dao xưa đã trải qua những năm tháng tăm tối, quẩn quanh giữa núi rừng, bị bủa vây bởi cái đó nghèo không lối thoát. Đó là những kí ức thấm đẫm nước mắt:

Nhớ mẹ kể từ thời còn nhỏ Chuyện đời tổ tiên họ Bàn ta Trên lưng cái địu đeo nghèo khổ Quanh quẩn núi rừng chẳng lối ra

(Nhớ lời mẹ kể về họ Bàn - Bàn Tài Đoàn) Vượt lên trên tất cả những thử thách đầy khắc nghiệt của điều kiện khó khăn ấy, người Dao cần mẫn trong lao động, để hôm nay mỗi một thành quả đều thấm đẫm những giọt mồ hôi:

Từng giọt mồ hôi thấm vào đá núi

Cổng trời hiên ngang mang dáng mẹ Cao nguyên. Mã Pì Lèng xưa núi đá xưa

Nay đã thành những con đường lớn.

(Cung đường mùa xuân - Triệu Đức Thanh) Dù hôm nay, mọi thứ đã đổi thay, đời sống đã yên ấm hơn xưa, nhưng kí ức về những tháng năm du canh du cư đầy gian khổ vẫn không thể nào phai mờ trong tâm trí, người Dao. Nó cũng như lời nhắc nhở người Dao dù bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nhớ cội nguồn, phải gắn bó với quê hương, dù thế nào vẫn phải nhớ trên núi vẫn là nơi người Dao ở:

Đã trải qua bao đời ta cực khổ Chặt gốc, ăn ngọn, sống du cư Mưa hoà gió thuận còn tạm đủ Gặp năm hạn hán đói bơ vơ

(Trên núi vẫn là nơi ta ở - Bàn Tài Đoàn) Dường như, cũng chính cuộc sống nơi núi cao nhiều khó khăn và thách thức đã tôi luyện trui rèn cho con người nơi đây những tính cách, phẩm chất đầy bản lĩnh. Thơ là người, đọc thơ các nhà thơ Dao chúng ta cũng hình dung cảm nhận được tính cách và đời sống tinh thần của người Dao.

Chỉ với những câu thơ ngắn gọn và giản dị, nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã khái quát một cách tinh tế và sâu sắc về cá tính và cốt cách người Dao. Đó là những con người mạnh mẽ ngang tàng, chân thành thủy chung tình nghĩa:

Người Dao nghèo khổ mà hiên ngang… Dũng cảm, yêu thương, lòng chân thật Thuỷ chung với bạn, với nước non

(Cái gì đẹp nhất - Bàn Tài Đoàn)

Trong khi đó, nhà thơ Triệu Kim Văn còn phát hiện và chỉ ra sự lãng mạn, tinh tế, giàu khát vọng ước mơ của những người Dao luôn tràn trề sức trẻ:

Trai gái nhanh tay Tiếng gọi vọng khắp đồi

Mà em cứ cúi tìm những ước mơ nho nhỏ Những nẹp chỉ màu sợi mềm thật đỏ

(Mùa sa nhân - Triệu Kim Văn)

Hình tượng những sợi chỉ màu như là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu, cho ước vọng trong tâm hồn người Dao, một lần nữa được hiện lên trong bức tranh thơ - bức thổ cẩm ngôn từ ấm áp yêu thương của Bàn Tài Đoàn:

Em còn đang say sưa thêu áo Tìm kiếm lấy chỉ xanh chỉ hồng Thêu đẹp hình hoa, hình sóng bão Áo che người xuân hạ thu đông

(Xuân đến sớm - Bàn Tài Đoàn)

Con người là tâm điểm trong bức tranh đời sống dân tộc Dao, từ đó lan tỏa và tụ thành những vẻ đẹp của đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào nơi đây. Con người xây nhà cửa, tạo làng bản, dựng quê hương, và quá trình ấy đã kết tinh lại thành những đặc sắc về phong tục tập quán bản làng. Các nhà thơ Dao đã miêu tả, tái hiện, ghi khắc rất sống đọng và ấn tượng những những nét độc đáo trong phong tục tập quán ấy của người Dao.

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã tái hiện lại những lệ lục lễ tiết trong các sinh hoạt cộng đồng đồng của người Dao:

Lệ làng bạc trắng mấy chục lạng Rượu thịt mấy gánh đè lên đầu.

(Đêm không ngủ - Bàn Tài Đoàn)

Vẻ đẹp văn hóa kết đọng và lan tỏa qua những câu chuyện cổ, những điệu hát dân gian mà các bà, các mẹ vẫn kể vẫn hát cho cháu con qua bao đời:

Truyện cổ tích con nghe mẹ kể Đoạn vui mẹ “lượn”, mẹ say sưa

(Con của mẹ - Bàn Tài Đoàn)

Ý thức về dân tộc, các nhà thơ Dao càng thêm yêu quý trân trọng những di sản văn hóa tinh thần mà cha ông nhiều đời truyền nối để lại, kết tinh trong lời ăn tiếng nói, trong những tập tục đặc sắc của tộc người mình:

Tiếng cha ông chút héo gầy

Vẫn tường gan ruột đông tây một dòng Muốn thành người lớn đàn ông

Quá tăng sắc cấp hàm phong chữ thầy Xe duyên trời đất cao đày

Đón đưa cũng thế một ngày hội hoa

( Lối cỏ - Triệu Kim Văn)

Trải qua một chiều dài lịch sử nhiều gian khó của những năm tháng cứ đâu có thể dựng nhà làm nương là đi, hôm nay người Dao đã bỏ được lệ tục du canh du cư lạc hậu. Hạnh phúc và yên lòng biết bao khi đồng bào Dao hôm nay đã làm giàu đẹp quê hương ngay ở nơi mình sinh sống:

Nơi nào rừng xanh nhiều gỗ quý Ta coi rừng xanh là ruộng nương Ta coi rừng cây là thóc gạo

Nuôi sống người Dao, đẹp quê hương

Người Dao có một phong tục rất đặc biệt, đó là cứ vào ngày mùng một tết mọi người dạy rất sớm để đi lấy nước ở khe núi lấy lộc đầu năm:

Dạy mùng một mọi người dậy sớm Hứng nước khe lấy lộc nghĩa lộc ân

(Con sẽ về - Triệu Kim Văn)

Tết của người Dao rất nhộn nhịp, tết là một dịp để họ có thể đi chơi, đi chợ, thịt lợn, không khí rất đầm ấm. Đây cũng là ngày mà mọi người quây quần bên nhau, cạnh bàn thờ tổ tiên, cùng nhau cạn ly rượu tết:

Đào năm nay nở muộn Tết đã đến nơi rồi Đi xa mà chẳng muốn Một đôi ngày thảnh thơi Một đôi ngày quê chơi Bánh chưng tay tự gói Khẩu thết và khẩu sli Của hương rừng cỏ nội Chợ xa nhiều việc vội Thịt lợn vật trong chuồng Bát tiết canh nóng hổi Với đủ tim-gan-lòng Đêm ba mươi ấm nồng Cả nhà vui họp mặt

Khói hương thờ nghi ngút Gần lại cùng tổ tiên Năm mới chạm mái nhà Chén rượu ngon uống cạn Mấy khi về với bản

Đầu xuân ai tính ngày

Người Dao cũng có phong tục gói bánh chưng truyền thống, nhưng bánh chưng của họ không phải là bánh chưng tép tròn hay bánh chưng vuông, mà là loại bánh chưng dẹt hai đầu và lồi ở giữa:

Cái bánh chưng hai đầu vẫn dẹt Biết cất lời gì để đón khách xa

(Con sẽ về - Triệu Kim Văn)

Người Dao cũng có tết thanh minh, họ đi tảo mộ, đây là dịp để người còn sống bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất. Đây thực sự là một phong tục rất đẹp không những chỉ của người Dao mà còn của rất nhiều dân tộc khác ở nước ta:

Ngày thanh minh

Những linh hồn dưới mộ cũng không ngủ được Vì người trần gian lũ lượt đi trẩy hôi

Cả đi đắp mộ cho người nhà Khói hương nghi ngút trời xa ……

Ngày thanh minh Trở thành ngày vui vẻ Ngày mang ơn

Và cả biết ơn

Mỗi người ta cũng thánh thiện hơn

(Ngày thánh thiện - Triệu Kim Văn) Phải là người am hiểu và quan sát rất kỹ những phong tục lễ tết của dân tộc mình thì ông mới có thể khắc họa nó một cách sinh động và giàu màu sắc như vậy trong thơ. Qua đây ta có thể hiểu thêm hơn về đời sống văn hóa của đồng bào miền núi nói chung và dân tộc Dao nói riêng.

Bên cạnh phong tục những ngày tết dân tộc Dao còn có lễ cấp sắc. Đây là một lễ rất quan trong đối với người Dao. Người con trai dân tộc Dao từ mười

lăm đến hai mươi tuổi đều phải trải qua nghi lễ này. Bởi chỉ có trải qua nghi lễ này họ mới được công nhận là người lớn, mới được tham gia các hoạt động xã hội, được làm thầy cúng… Còn nếu không làm lễ này thì họ sẽ không được coi là người lớn, không được ngồi mâm trên, không dược làm thầy cúng, không được công nhận là con cháu Bàn Vương. Chính vì vậy mà khi sống nếu chưa làm lễ này thì khi chết con cháu phải làm hộ, vì chỉ có thế họ mới được siêu thoát, mới được trở về với tổ tiên. Lễ cấp sắc được xem như là một tờ giấy thông hành, hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tục lệ này, nhà thơ Triệu Kim Văn đã phản ánh nó trong thơ của mình. Nhà thơ Triệu Kim Văn tìm lại những trầm tích văn hóa ẩn sâu trong từng nét hoa văn trên vạt áo thầy tào, qua bao đời vẫn in đậm trong tâm trí con cháu người Dao:

Tôi về đêm quá tăng cấp sắc

Những bản kê còn sót lại áo thầy tào Đeo lủng lẳng với hội đèn điệu múa Găm vào tâm thức con cháu Bàn Dao Tôi về đêm quá tăng cấp sắc

Bạc đầu làm đứa trẻ con

Chợt rưng rưng trước chùm kê lúc lắc Biết hạt gieo cỏ nảy mầm

(Quả kê còn lại - Triệu Kim Văn)

Qua đây ta thấy được vai trò của lễ cấp sắc đối với người Dao là vô cùng quan trọng. Đây là một phong tục đẹp cần được quan tâm đúng mức hơn. Vì như đã biết ở Nhật Bản cũng có một nghi lễ người ta giành cho những đứa trẻ nhỏ gọi là “lễ trưởng thành”. Lễ này được tổ chức rất vui, có ý nghĩa nhân văn và giáo dục rất lớn. Chính vì vậy, nó trở thành nét đẹp văn hóa nếu như gạt bỏ những thủ tục rườm rà, lạc hậu. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, người Dao đã có cuộc sống đầy đủ hơn và có sự tiến bộ hơn trong việc thể hiện các tập tục, nghi lễ trong đời sống hàng ngày.

Ở miền núi cũng như các vùng quê khác trên đất nước ta đều có văn hóa chợ. Chợ ở miền núi chủ yếu là chợ phiên, chợ phiên có thể năm ngày một phiên, một tháng hai phiên hay một tháng một phiên. Do đặc điểm là chợ phiên nên chợ họp thường rất đông vui:

Chợ đông như hội

Chợ của người dân nghèo lặn lội Chợ của gái trai

Chợ sản vật của rừng núi

(Con của núi - Triệu Kim Văn)

Chợ phiên là nơi người già gặp nhau để khề khà bên quán rượu, những em bé được mẹ cho đến chợ chơi, mua quần áo, quà bánh cho. Các chị, các mẹ thì tranh thủ đem những sản phẩm của gia đình sản xuất đem lấy tiền mua những yếu phẩm phục vụ cuộc sống. Nhưng đặc trưng hơn cả của đồng bào Dao nói riêng và đồng bào miền núi là chợ tình. Chợ tình là một nét văn hóa rất đẹp của người Dao, hàng năm chỉ tổ chức một lần. Đây là dịp để cho thanh niên trai gái trao đổi yêu thương và tìm bạn tình cho mình. Chợ tình Xuân Dương là chợ tình nổi tiếng ở Bắc Kạn đã được nhà thơ miêu tả:

Chợ họp bên đồi Mỗi năm chỉ một Hỏi tìm tình

Chẳng ai bán ai mua

Chỉ thấy má hồng môi thắm Trai tài gái sắc chen đua Chỉ nghe câu sli, câu lượn

Trong sương trong nắng ban trưa

(Chợ tình Xuân Dương - Triệu Kim Văn) Tất cả những điều từ nhỏ bé giản dị đến lớn lao ý nghĩa đó, từ bức tranh thiên nhiên hiểm trở hùng vĩ mà tươi đẹp cho đến đời sống sinh hoạt, tính cách

con người, phong tục tập quán bản làng,… đã khẳng định sâu sắc tình yêu và sự gắn bó của người Dao với cuộc sống vùng quê núi rừng miền cao.

2.2.1.2. Ý thức về tộc người

Mỗi một cộng đồng đều có một diễn trình lịch sử của mình, từ hình thành, lớn mạnh, phát triển, hoàn thiện.v.v... Trong diễn trình lịch sử ấy, người ta cùng nhau từng bước hình thành nên ý thức về tộc người của mình. Nó chính là một điều vừa tự nhiên vừa sâu sắc, một trong những yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc, giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác.

Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người. Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).

Ý thức tộc người bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua trường kì lịch sử gồm cộng đồng kí ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tương lai với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc dao thời kì hiện đại (Trang 28 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)