Khái niệm cảm hứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 26 - 27)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Một số khái niệm lý luận liên quan

2.1.1. Khái niệm cảm hứng

Theo Từ điển Tiếng Việt, "Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý

được tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả”. Song cần phân biệt cảm hứng thông thường

- cảm hứng công việc với cảm hứng trong văn chương - cảm hứng nghệ thuật. Phương Lựu trong luận văn học phân biệt: "Cảm hứng có thể có trong tất cả các ngành sản xuất khi mà con người lao động hoàn toàn tự nguyện theo những mục đích hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và khả năng của mình. Nhưng khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, tác phẩm văn học nghệ thuật còn chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo" [32, tr.209-210].

Ngô Thì Nhậm từng kêu gọi các thi nhân nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tác của mình bắt đầu bằng sự rung động: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”; Còn cảm hứng đối với Lê Quý Đôn được hiểu như trạng thái cảm xúc tràn đầy:

“Trong lòng có cảm xúc thật sự, rung cảm nên lời”

Một nhận định đáng để chúng ta lưu tâm khi khảo sát về cảm hứng trong văn chương là nhận định của Hêghen: "Cảm hứng có ý nghĩa xã hội mới là cảm hứng chủ

đạo cần có của văn học". Với K. Pautôpxki trong tác phẩm Bông hồng vàng và Bình minh mưa thì viết: “…. Cảm hứng đi vào tâm hồn chúng ta như một buổi sáng mùa

hạ rực rỡ vừa mới rũ khỏi thân mình sương mù của một đêm êm ả, nhưng vẫn còn lại những hạt sương sớm với những bụi cây ẩm ướt. Nó nhẹ nhàng thổi cái tươi mát tốt lành của nó vào mặt chúng ta. Cảm hứng giống như mối tình đầu, khi tim ta rộn ràng cảm thấy trước những cuộc gặp gỡ ly kỳ, đôi mắt đẹp tuyệt trần, những nụ cười và những câu hỏi ngập ngừng dang dở…Lúc đó thế giới bên trong của chúng ta trở nên tinh tế và chuẩn xác như một cây đàn kỳ diệu, đáp lại mọi âm thanh của cuộc đời kể cả những tiếng động thầm kín nhất, khó nhận thấy nhất”. Có thể thấy, cảm hứng sáng

sĩ. Nó buộc người nghệ sĩ vào trạng thái lao động nghiêm túc, cẩn trọng bằng niềm say mê, bằng tất cả niềm hứng khởi. Nó tiếp nhận hiện thực một cách sinh động khi trong người tràn đầy ý nghĩ và tri thức về sáng tạo của mình.

Như vậy, cảm hứng có vai trò quan trọng đối với nhà thơ. Nó đem lại trạng thái phấn chấn về tinh thần giúp cho nhà thơ có động lực sáng tạo, đồng thời giúp nhà thơ thấy rõ và nhanh vấn đề, phát hiện ra những điều mới, thú vị, từ đó thực hiện công việc sáng tác một cách thích thú và có hiệu quả cao. Cảm hứng đối với nhà thơ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó là điểm khởi đầu, là chất men sáng tạo cho sáng tác của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)