Cảm hứng trữ tình ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 29 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỉ XXI

2.2.1. Cảm hứng trữ tình ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống

Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm về tình đời, tình người.

2.2.1. Cảm hứng trữ tình ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống miền núi miền núi

2.2.1.1. Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước miền núi

Mỗi người con đất Việt ai cũng tự hào về quê hương của mình - nơi chôn rau cắt rốn, nơi lưu giữ bao kỉ niệm, bao tình yêu ấm áp như máu thịt. Thiên nhiên quê hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca DTTS đầu thế kỉ XXI. Các nhà thơ DTTS đã dành cho quê hương mình những trang viết đầy xúc động để rồi thời gian qua đi, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống khi họ nhìn về quê hương, những ngọn núi, dòng sông, cánh rừng hay bãi cát trắng mênh mông hoặc cao nguyên lộng gió, hay Tây Nguyên đại ngàn…tất cả như một điểm tựa để nhớ, để yêu, là chốn bình yên để trở về sau những bão giông của cuộc đời.

Thơ DTTS đầu thế kỉ XXI đã cho ta thấy nét bản sắc riêng, rất độc đáo của thiên nhiên qua cảm nhận đáng trân trọng của các nhà thơ dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả luôn hướng trái tim, hướng ngòi bút của mình đến cảnh sắc tự nhiên và xã hội mang đậm vẻ đẹp miền núi. Có lẽ, bởi họ đã được sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi cao xanh thẳm, hoang dã và chính nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa của họ. Các nhà thơ dân tộc thiểu số giai đoạn này hướng ngòi bút vào phản ánh thiên nhiên với vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn. Cảm hứng sáng tạo được khơi dậy một cách mãnh liệt và tươi mới.

Hồ Chư - nguời con của dân tộc Vân Kiều - tự hào và yêu biết mấy cao nguyên lộng gió, nồng nàn bóng nắng và đất đỏ bazan màu mỡ:

Quê tôi là một vùng cao nguyên xanh Mãi ngàn đời như lòng người chân thật Như Krông Anô, Krông Pach

Chảy về xuôi hòa với biển bao la

(Về với cao nguyên quê tôi) [42, tr.74-75]

Bàn Tài Đoàn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nguyên Bình - Cao Bằng. Thiên nhiên miền núi cao vời, xanh thẳm nơi quê hương ông vừa là môi trường sinh sống,

vừa là người bạn tâm tình, vừa là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ông. Ở đó, chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh của rừng núi, thiên nhiên, với những cánh rừng xanh biếc, những dãy núi đá nhọn chọc trời:

Đất châu Nguyên Bình bao la rộng

Ruộng đồng thì ít, núi nhiều thay. Phía nam núi đất, rừng xanh biếc Phía bắc đá nhọn chọc trời mây.

(Phai Khắt, Nà Ngần)

Còn trong thơ của Triệu Kim Văn, thiên nhiên có lúc thật hùng vĩ dữ dội, cheo leo đầy thú vị :

Thôm Khoan, Thôm Phụ, Khau Cà, Khuổm Hả Lủng Bì, Bình Dông, Khuổi Duốc, Khuổi Hồng.

Gốc vải rừng trăm tuổi lá cong vênh. Ngỡ người cũng cong vênh bên vách núi. Dốc ông cản đầu gối nhô chạm mũi Không xa kia Bắc Cạn phố tưng bừng.

(Lội bộ cùng Cao Sơn) [41, tr.321]

Nhà thơ như thổi hồn vào các địa danh với cảm hứng tự hào yêu thương. Mỗi tên núi tên đèo, tên suối đều gắn bó máu thịt với hồn thơ Triệu Kim Văn. Có lúc thiên nhiên lại hiền hoà với hương sắc núi rừng lan toả mênh mang, với cảnh núi rừng đầy thơ mộng:

Những hoa mận, hoa mơ Muôn loài chim đua tiếng Vũ trụ cũng non tơ

Men xuân thấm đẫm. (Men xuân) [41, tr.350]

Nhà thơ có một cái nhìn đầy yêu thương, đầy cảm xúc đối với từng ngọn núi, dòng suối, viên đá, từng bông hoa, ngọn măng… với những mặt trời, mặt trăng… đến tiếng chim thánh thót, đến tiếng gà gáy vang vọng nơi rừng xanh. Miêu tả về hồ Ba Bể nhà thơ cho ta thấy nét đẹp của hồ thật khác lạ. Đó là vẻ đẹp của núi đá bao

quanh, là non nước xanh trong in bóng con người, là nét đẹp đến núi đá cũng phải nghiêng mình:

Ba bể xanh xanh bất ngờ.

Biển trên núi, biển quây bằng đá.

Núi nghiêng mình núi đẹp đến hoang sơ. (Ngược miền ca dao) [41, tr.228]

Những người con sống trên đá tai mèo, lớn lên cùng thiên nhiên hùng vĩ luôn tự hào về tầm cao của thiên nhiên và con người quê hương mình. Có một Lò Ngân Sủn viết về quê hương mình với thiên nhiên Tây Bắc, Việt Bắc thật hùng vĩ dữ dội, hoang sơ hiểm trở. Trong thơ ông ta thấy những dãy núi như thách thức những đôi chân đầy khát vọng, những dòng suối mát trong nguyên sơ mà thanh sạch lạ lùng:

Suối đi như một đường xanh

Uốn quanh chân núi, uốn quanh chân đồi Khúc im lặng

Khúc xa xôi

Gặp cơn mưa đổ sục sôi ào ào Gặp mùa hạn hán lao xao

Gặp nơi có thác suối trào ra mây. (Suối) [49, tr.51]

Mai Liễu, người con của quê hương Tuyên Quang, nhà thơ của dân tộc Tày từng bộc lộ: “Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi” (Lời đầu sách - Đầu nguồn mây trắng). Độc giả nhận thấy trong thơ ông một không gian miền núi quen thuộc có núi quấn quít, giăng mắc tạo nên ấn tượng khác lạ:

Ôm nhau đứng là núi to núi nhỏ Bản tựa vào sương, vào chân mây Mùa nắng cháy nghẹn bắp ngô trên rẫy Cơn lũ ào lên đồng lúa cát vùi.

(Đêm nay gió Khau Mòn lại nổi) [42, tr.248]

Dù đang ở đâu, thơ ông trở về với nguồn cội bằng những hình ảnh quen thuộc, người đọc thấy Mai Liễu nhập thân vào rừng, suối, nhà sàn. Vẻ đẹp của quê hương làm ông vợi bớt cảm giác li hương. Tất cả vẫn da diết máu thịt trong tâm hồn nhà thơ.

Hình ảnh quê hương với “cầu thang chín bậc”gợi nhớ văn hóa, gợi nhắc một thời tuổi trẻ và tình yêu. Bởi vậy hình ảnh ngôi nhà sàn với cầu thang chín bậc là hình tượng nghệ thuật đặc trưng trong thơ ông:

Cầu thang nhà em chín bậc

Như con gấu đòi thấy bộng ong trên cây Tôi nhảy ba bước lên sàn…

…Nửa đời đi xa

Màu thổ cẩm vẫn tươi sắc núi!

(Chín bậc cầu thang) [42, tr.247]

Và thiên nhiên còn mênh mang, tươi mát, thắm đượm tình yêu, cảnh sắc đẹp nên thơ như tình yêu đôi lứa, lấp lánh ánh sáng trong thơ Triệu Lam Châu. Một cao nguyên đá hùng vĩ được nhìn từ trên cao qua đôi mắt của những chàng trai Mông:

Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng Một vùng đồi mênh mang cỏ mượt

Những bờ hoa kim anh thêu hình trái tim trắng muốt Vương miện ngời lấp lánh hoa chuông.

(Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng) [10, tr.68]

Với Kpa Ylăng chất sử thi Tây Nguyên ngấm vào tâm hồn khá sâu đậm nên cao nguyên trong thơ ông luôn sống động những tiếng chim quen thuộc của núi rừng.Ông đưa vào trong câu chữ cái nắng gió Tây Nguyên dạt dào, cái đẹp kiêu dũng hoang sơ đầy sức sống của sử thi Tây Nguyên mà không kém phần lãng mạn:

Cao nguyên tháng mười cơn mưa tạnh Đêm Măng Yang trăng vàng con suối Tiếng đàn goong như cười như nói Giai điệu đàn nói mời gọi vòng xoang.

(Tiếng đàn Goong già làng) [42, tr.598]

Người con của dân tộc Tày Triệu Lam Châu viết về quê hương thật tự hào với không gian núi rừng với vẻ đẹp biêng biếc, mơ màng, bay bổng. Non nước Cao Bằng đẹp đến nao lòng:

Từ thác Nặm Thoong lên đèo Kiéo Pỉt Nhìn về phía đông: Núi biếc giăng thành

Bỗng lại thấy gương mặt buồn quyến rũ Thuở xa mờ… huyền ảo sương giăng…

(Qua đèo K éo Pỉt) [10, tr.44]

Đó là thiên nhiên quê hương trong mối liên hệ chặt chẽ với đời sống con người, vừa là không gian tâm hồn, không gian sống, vừa là khó khăn thử thách, vừa là khát vọng chinh phục của con người và trước thiên nhiên ấy con người thêm mạnh mẽ và tràn đầy khát vọng.

Những dân tộc sống trên núi cao, không gian sống gắn liền với đá nên hình ảnh về đá hùng vĩ, đá gắn với cuộc sống mưu sinh với những khát khao hạnh phúc, sinh tồn, đá chở che, bao bọc con người. Và một không gian đá gắn với cuộc đời người Châu Ro, thử thách sự kiên cường chống chọi của con người, qua thơ PRê KimaLamak:

Mẹ sinh tôi trên đá bàn Cha đẻ tôi trên đá tảng Rau tôi chôn nơi hốc đá ...Mẹ trỉa lúa trên đá cuội Mẹ tra ngô trên đá hòn Cha cõng nước từ hang đá Cha dựng nhà nơi chân đá.

(Đá) [42, tr.387]

Với Mã A Lềnh đá núi khắc nghiệt cũng là nơi chở che, bao bọc vợi bớt những đau thương để sản sinh ra hoa thơm trái ngọt và hương vị của cuộc đời. Bởi vậy lời thơ của Mã A Lềnh như lời tri ân gửi đá:

Từ đá

Vụt lên những bông hoa nhỏ nhoi Chúng tôi gọi là hoa bất tử Từ đá

Mọc lên những rừng đào trĩu quả Chúng tôi kêu đào vạn thọ

Từ đá

Sinh ra những chàng thi sĩ

Và Triệu Kim Văn người con Cao Bằng còn tự hào về thiên nhiên miền núi hùng vĩ gợi bao cảm hứng cho các ngòi bút văn chương:

Không người Mông đã chắc có đá Đồng Văn Không núi đá

Đồng Văn đã chắc đâu hùng vĩ

Chắc đâu đủ say Nguyễn Tuân gieo chữ ở Lũng Cú

Xuân Diệu cưỡi Mã Pí Lèng dốc bầu thơ!

(Đá núi Đồng Văn) [42, tr.556]

Trong thơ Lò Ngân Sủn, mỗi tên đất, tên bản, mỗi địa danh đất nước hiện lên muôn hình vạn trạng vẻ đẹp thiên nhiên và tình người sâu nặng. Ngoài làng bản, thơ Lò Ngân Sủn mở rộng không gian quê hương thân thiết. Không chỉ dân tộc Dáy của Lò Ngân Sủn mà các dân tộc anh em trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ấy đều sống trên đá, trong đá nên họ bản lĩnh và sống ngang tàng như dá:

Đá ngồi Đá đứng Đá nằm Đá ngổn ngang khắp làng Đá ở trong nhà Đá ở trong buồng Đá ở trước cửa Mở mắt ra là đá Nhắm mắt lại cũng đá (Người làng đá) [49, tr.37]

Còn nhà thơ Dương Khâu Luông luôn được sống giữa thiên nhiên Việt Bắc, được hít bầu không khí trong lành của núi rừng. Vì thế, trong thơ ông thiên nhiên thật gần gũi, thân thuộc. Ông đưa người đọc đến quê hương mình để được tận hưởng sinh khí của một ngày mới với vẻ đẹp nguyên sơ của rừng núi:

Trời ơi

Cho cóc vào hang Hổ vằn … Cho đàn cò trắng

Liệng bay ngoài đồng Cho dòng suối trong Cho đàn cá lội.

(Hát gọi trời hửng)

2.2.1.2. Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của con người miền núi

Những trang thơ viết về cuộc sống con người là nguồn cảm hứng đầy yêu thương là nỗi niềm đau đáu của những nhà thơ và nhất là những nhà thơ DTTS khi viết về đồng bào mình. Đúng như một nhận định về hình tượng con người trong thơ DTTS :“ Mỗi nhà thơ đại diện cho cộng đồng mình luôn có ý thức xây dựng một hình

tượng riêng tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người dân tộc mình. Những hình tượng con người đó dù được miêu tả từ những hình ảnh hay ngôn từ nào cũng đều thể hiện rõ dấu ấn biểu tượng của dân tộc, đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng mà những tộc người khác không có” [52, tr.175].

Hình ảnh con người miền núi hiện lên trong thơ DTTS đầu thế kỉ XXI là những con người giản dị, hồn nhiên, chân thực, giàu yêu thương. Những con người mang vẻ đẹp thanh sạch như suối như rừng, dũng cảm kiêu hùng như những anh hùng của sử thi Tây Nguyên một thời, hay kiên cường như cây xương rồng trên cát...Các nhà thơ dân tộc thiểu số đã khắc tạc vẻ đẹp về con người quê hương mình mang vẻ đẹp riêng, độc đáo, ấn tượng.

Con người được nói đến trong thơ các cây bút thiểu số chủ yếu là những con người miền núi mang dáng dấp, phong thái riêng của tộc người. Nhà thơ Y Phương từng nhận định: “Hình tượng con người thiểu số hiền lành chân chất nhưng vô cùng mạnh mẽ và

quyết đoán. Họ là chủ nhân của núi non sông suối trùng điệp. Họ đổ mồ hôi xương máu để giữ gìn và xây dựng quê hương miền núi ngày càng giàu đẹp” (Tính bản sắc- yếu tố làm nên vẻ đẹp của thơ các tác giả dân tộc thiểu số - Hà Thu Bình)

Sống giữa thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa thơ mộng, trữ tình, con người miền núi cũng mang trong mình những nét đặc trưng riêng. Hình ảnh con người trong thơ DTTS là con người dũng cảm, lạc quan, tràn đầy sức sống. Đó là những con người miền núi chân

thực, nghĩa tình, rất giàu tình cảm - nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt, không bao giờ chịu khuất phục, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng kiên cường. Con người đời thường với nhiều dáng vẻ, nỗi niềm thân phận…đi vào trong thơ giai đoạn này tạo nên mảng hiện thực về cuộc sống đồng bào miền núi.

Nhà thơ của Cây hai ngàn lá, dân tộc Pa Dí tự hào về dân tộc mình. Trong thơ Pờ Sảo Mìn đều dễ nhận thấy vẻ đẹp chân chất của người miền núi. Người dân ông chân chất như hạt lúa củ khoai, một đời cặm cụi với đất đai quê hương, nhưng ý thức công dân rất cao khi Tổ quốc cần “Ra chiến trường như đi đám cưới”. Và họ cũng là những con người nặng tình nặng nghĩa:

Tôi ở cuối bản, em sinh đầu làng Anh ở đầu suối em ở cuối sông anh ở trên núi rồng

em ở suối tiên

em hiền lành và bạn bè tốt bụng xin cứ đến thăm nhau.

(Người của nhau) [42, tr.308]

Hay vẻ đẹp sử thi kiêu dũng bất tận của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn trong thơ nữ thi sĩ trẻ Êđê H'triem K'nul qua hình ảnh già làng thật đẹp mà gần gũi:

Già đang khan Già say lời kể

Người nghe say lời già

…Giọng già kể không bớt bồi hồi Giọng già kểcàng lúc càng say Chưa đến mùa rượu cần Đã nghe nồng mùi men Những anh hùng

Bởi già khan bất tử.

(Người kể khan) [42, tr.212]

Xuống với đồng bào H’rê đang sinh sống nơi khúc ruột miền Trung con người thấm đẫm nắng gió sống phong trần mà kiên cường trong thơ Nga Rivê:

Lũ con iêng

Ngực non như trái hoa chuối Ra con suối đội nước

Chọn lấy nước giữa dòng Nước chảy từ lòng đá

(Con iêng, xang éo) [42, tr.413]

Trong thơ ca DTTS hình ảnh người phụ nữ được khắc họa thật đẹp và gần gũi, máu thịt. Ta cũng bắt gặp niềm biết ơn, trân trọng, yêu thương của các nhà thơ dành cho người bà, người mẹ, người chị.

Hình ảnh người bà trong nỗi nhớ của Phùng Hải Yến- bóng dáng của đại ngàn chở che với nụ cười lạc quan suốt một đời như nụ cười của đá vững chãi kiên cường: Nội tôi

Cổ thụ cao nguyên Rễ cây xòe nếp trán Vết chai chỉ tay… Nội là đá của rừng sâu (Nụ cười của đá)

Hình ảnh người mẹ miền núi được khắc họa nhiều nhất, gần gũi, máu thịt mà thiêng liêng trong thơ DTTS đầu thế kỉ XXI. Hình bóng mẹ trong thơ Y Phương thật lấp lánh với bóng dáng thân thương nâng đỡ chở che con trong những bon chen của cuộc đời, sau những vấp ngã đời con:

Những giấc mơ ban đêm Những giấc mơ ban ngày Làm xô lệch cuộc đời Nghiêng ngả người con May mắn thay

Còn một người

Nâng bồng con đứng dậy Ôi !

Mẹ của con

(Mẹ)

Trong những trang viết của Triệu Kim Văn, tình yêu con người, quê hương hiện lên rất bình dị, chân thành. Tình yêu ấy thường gắn liền với nỗi nhớ về mẹ. Hình

ảnh người mẹ hiện lên bằng những lời giãi bày tâm sự của nhà thơ thật ấm áp yêu thương. Mẹ luôn là người dang rộng vòng tay để chở che cho cuộc đời con, mẹ chính là quê hương và quê hương cũng chính là mẹ.

Mẹ gùi.. Mưa nắng

Mỗi ngày lưng mẹ thêm còng Mỗi ngày gùi càng thêm nặng ....Một đôi vai gầy guộc Một bàn tay sần sùi Điểm tựa cuộc đời tôi.

(Điểm tựa)

Vẫn là bóng dáng thân thương ấy trong thơ Lộc Bích Kiệm người mẹ với bao vất vả nắng mưa, bao nhọc nhằn gian lao, mẹ vẫn cùng con bước tiếp bao chặng đường. Bóng dáng mẹ liêu xiêu cùng ráng chiều nhưng luôn là điểm tựa của cuộc đời con:

…Mỗi bước con đi giữa mênh mang đất trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 29 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)