6. Bố cục của luận văn
2.1. Một số khái niệm lý luận liên quan
2.1.2. Cảm hứng nghệ thuật Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng nghệ thuật là một phạm trù thuộc về lý luận văn học, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (pathos) tức là tình cảm sâu sắc, nồng nàn. Cảm hứng nghệ thuật bao giờ cũng đậm đà, lắng lọc hơn những cảm hứng thông thường. Đồng thời, cảm hứng này luôn gắn với tư tưởng và mang tính khuynh hướng rõ rệt. Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của nội dung tác phẩm. Nó thống nhất các yếu tố khác như đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm, chi phối và quyết định hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm đó. Nhiều nhà lý luận gọi cảm hứng nghệ thuật là cảm hứng chủ đạo hay gọi tắt là cảm hứng.
Nhà thơ nào cũng có quyền sở hữu một thế giới thi ca, một vùng đất thơ giàu giá trị thẩm mĩ. Ở thế giới ấy, nhà thơ tự do trình diễn tâm hồn mình và cái nhìn của mình về cuộc sống và con người bằng những sắc màu, hình ảnh, âm thanh, tư tưởng…với nguồn cảm hứng bất tận. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Cảm hứng
nghệ thuật là một trạng thái căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hòa, kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng" [33, tr.210].
Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển văn học: "Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt
tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận" [15, tr.38]. Bê-lin-xki - nhà lý
trong sáng tạo nghệ thuật, ông coi cảm hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.”
Cũng như một số khái niệm khoa học khác, khái niệm cảm hứng chủ đạo có quá trình hình thành, phát triển và sự giới hạn nội hàm nhất định. “Thuật ngữ cảm hứng
chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình, say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả” [15, tr.39].
Cảm hứng nghệ thuật thấm nhuần trong mọi yếu tố của tác phẩm văn học và từ đó giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình tượng tác giả trong tác phẩm. Ngược lại, hình tượng tác giả chi phối từ cách nhìn, giọng điệu đến cách thức lựa chọn, phân tích và phản ánh hiện thực cuộc sống vào tác phẩm. Hình tượng tác giả tồn tại như vô hình, nhưng lúc nào ta cũng nhìn theo cái nhìn, giọng điệu của tác giả. Ta luôn luôn thấy con mắt tác giả đặt vào các chi tiết. Cái nhìn, giọng điệu này không trừu tượng như tư tưởng, cũng không tản mạn như những cảm giác mà nó luôn luôn có mặt và có tính ổn định trong tác phẩm.
Không thể phủ nhận vai trò bao quát, chi phối, có tính định hướng, có tính quyết định đến mọi phương diện của tác phẩm văn học ở cảm hứng nghệ thuật. Khảo sát cảm hứng nghệ thuật của một nhóm các sáng tác của cùng một tác giả giúp ta hiểu thêm về phong cách tác giả đó và thế giới tâm hồn phong phú của họ.
Có nhiều loại cảm hứng nghệ thuật như: cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng trào phúng, cảm hứng về sự thật, cảm hứng hoài cổ, cảm hứng bi kịch, cảm hứng anh hùng,...Các loại cảm hứng thường gắn bó với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau.