6. Bố cục của luận văn
3.3. Hình ảnh thơ
Phương Lựu đã định nghĩa về hình ảnh thơ như sau: “Hình ảnh là khả năng
gợi tả sinh động trong cách diễn đạt của con người. Ví dụ: cách diễn đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh” [31, tr.211].
Từ định nghĩa trên ta có thể khẳng định khả năng gợi tả của hình ảnh thể hiện nếp sống và cách tư duy của mỗi con người trước hiện thực. Chính nhờ khả năng này mà hình ảnh được sử dụng như một yếu tố cấu thành tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ, hình ảnh giữ vai trò quan trọng. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng
hình ảnh". Qua hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được một góc nhỏ trong đời sống con người, một nét đẹp trong tính cách hay một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh thơ chính là sản phẩm của quá trình tư duy, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong thơ ca, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng, là sự khách thể hoá những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn nhận chính mình.
Hình ảnh trong thơ đòi hỏi sự cảm nhận bằng cả thị giác, thính giác và cả trí tưởng tượng. Hình ảnh có thể cụ thể, có thể trừu tượng.
Để hiểu được câu thơ, ta không thể chỉ đọc bằng mắt mà còn phải tượng tượng, phải hình dung mới hiểu hết vẻ đẹp và ý nghĩa của nó. Người xưa từng nói:“Thi trung hữu họa”. Hình ảnh thơ có vai trò quan trọng trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Rất nhiều hình ảnh của đời sống hàng ngày đã đi vào thơ ca, trở thành hình ảnh có sức khái quát sâu sắc.
Người miền núi giản dị trong cách nói, cách nghĩ, nếp sống và đặc biệt họ có cách tư duy vừa cụ thể vừa giầu hình ảnh, bởi họ sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, thân thuộc với đời sống dung dị hàng ngày. Thiên nhiên và đời sống của những con người vùng cao hiện lên tinh tế, phong phú và linh hoạt nhờ vào hàng loạt những hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao.
Cách nói, cách diễn đạt trong thơ các DTTS thường là cách nói trực tiếp với hình ảnh trực quan sinh động nhưng sức gợi của hình tượng có khi lại rất sâu xa :
Ném lên quả còn cầu may Đón lấy quả còn cầu lộc
(Tung còn - Mai Liễu)
Cũng có khi các nhà thơ lại rất khéo léo, sáng tạo trong việc dùng hình ảnh cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng chi tiết để nói cái toàn thể, dùng cái gần gũi để nói cái xa xôi:
Khèn lá gọi người Nhớ về đất tổ
(Khèn lá - Hàn Kỳ)
Có khi điều trừu tượng lại được thể hiện bằng hình ảnh cụ thể, thân quen:
Tình anh em không đi lại Như con đường hoang Như ngôi nhà hoang Như mảnh vườn hoang Rậm cỏ
Nhưng trong thơ DTTS đầu thế kỉ XXI hình ảnh thơ trở nên phong phú, đa nghĩa và sâu xa hơn bởi lối tư duy sắc sảo, hiện đại mới mẻ của các nhà thơ. Trong thơ Y Phương ta thường bắt gặp những hình ảnh, ngôn từ, cách diễn đạt mang đậm chất Tày đó là sử dụng cú pháp theo mạch liên kết thẳng, ít khi phá vỡ cấu trúc thông thường, thông tin thẩm mỹ đến trực tiếp. Nhà thơ thường xây dựng những hình tượng thơ giàu tính biểu cảm bằng lối so sánh ví von, lối diễn đạt mang phong vị dân gian:
Bất ngờ
Em đổ vào tôi
Củi mục cành khô lại xanh chồi Hòn đá vỡ mọc lên cây nghiến
(Yêu muộn)
Bằng những hình ảnh quen thuộc nhưng rất ấn tượng: củi mục, cành khô, xanh chồi, hòn đá vỡ, cây nghiến, Y phương đã hình tượng hóa tình yêu với sức mạnh thần kì, tuyệt diệu làm hồi sinh sự sống, tâm hồn.
Cùng với đó, những truyền thống riêng, chắt lọc từ văn hóa dân gian được thổi hồn bằng những sự vật, bằng những hình ảnh mang bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng đất: Phiên chợ Kì Lừa Nắm nem Bát rượu Ngày xuân Câu lượn Câu sli” (Núi và hòn đá lẻ - Lương Định)
Theo dòng thơ, ta gặp những đỉnh núi, những cánh rừng tràn ngập làm nên những hoài niệm đẹp và buồn. Với Mai Liễu núi rừng đổ bóng suốt cuộc đời ông, núi rừng hiện hữu ngày ông chào đời:
Trước nhà tôi Ngày ngày mắt trời Mở
Sau làn mi xanh: Rặng núi
Và cho đến ngày ông trở lại thăm quê vẫn nhận về sự chở che đầy bao dung:
Ta về
Núi vẫn chìa vai
(Qua cổng trời).
Hình ảnh suối cũng xuất hiện với tần suất lớn trong thơ ông, dù vậy nhưng chúng không hề lặp lại. “Suối” - Nơi nhà thơ đã tắm cả tuổi ấu thơ, đầy ắp những kỷ niệm đầu đời.
Nguồn cội trong thơ Mai Liễu còn đậm nét trong hình tượng bếp lửa nhà sàn. Một khúc củi dài âm ỉ cháy, thâu ngày, thâu đêm không bao giờ tắt:
Cái bếp vuông đêm ngày mong đỏ lửa Cái kiềng tròn đợi nồi xuống nồi lên Vuông - tròn là sự ấm êm no đủ
(Bếp lửa nhà sàn)
Bếp lửa nhà sàn đâu chỉ là nơi đun nấu, duy trì sự sống, mà là nơi đoàn viên của cả gia đình sau những công việc mưu sinh hàng ngày. Trên mỗi bước đường đời, khung cảnh quen thuộc quê nhà là nỗi nhớ, niềm thương là nỗi day dứt của thi sĩ người Tày- Mai Liễu:
Người ở nhà sàn làm cái bếp vuông Phía trên là chỗ của ông, của bố; Chỗ của khay nước điếu cày, Bên bếp là chỗ của bà, của mẹ; Chỗ của cơi trầu, bình vôi.
Phía dưới là chỗ của con dâu, con gái; Của níp đựng kim chỉ vá may.
(Bếp lửa nhà sàn)
Căn bếp nhỏ mà ấm áp mà giữ được sự sống, giữ được thuần phong mĩ tục, giữ được nét đẹp văn hóa của làng bản, làm nên dân tộc mình. Mất nó là mất tất cả. Dẫu thời gian trôi qua đưa đến bao sự đổi thay nhưng người Tày vẫn luôn giữ được nét văn hóa riêng của mình.“Bếp vuông kiềng tròn” không chỉ là minh chứng cho khát vọng về cuộc sống vẹn tròn, viên mãn của người Tày mà biểu tượng cho âm dương, đất trời hòa hợp, vĩnh hằng.
Với dân tộc Mường, nhà sàn biểu trưng cho hồn dân tộc, là nơi lưu giữ mọi truyền thống văn hóa, đó cũng là nơi để mọi người tụ họp trong những ngày lễ hay sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Chính vì thế mà Quách Ngọc Thiên đã viết về nhà sàn gần gũi, thân quen đến vậy:
Để nhà sàn câu ví Để nhà sàn rượu cần Để nhà sàn lời ru
(Nhà sàn)
Và trong thơ Cao Sơn Hải, nhà sàn bếp lửa của dân tộc Mường còn gắn với không gian văn hóa gia đình với những lời mẹ dặn với những bài học cuộc đời:
Bên bếp lửa nhà sàn Mẹ tôi thường hay ví
Cho đàn cháu con nghe tục ngữ Rằng: “Đời phải chịu khó chịu khổ Mới có miếng ăn”
(Nghe mẹ ví) [42, tr.124]
Trong thơ DTTS đầu thế kỉ XXI, những câu ví, những ché rượu cần còn thoang thoảng mùi hương hay những lời ru đã đi vào thơ một cách tự nhiên, không gượng ép, bởi cái hồn mà những câu chữ thổi vào. Những câu lượn, câu sli như thấm vào hồn của tác giả, thấm vào hồn của người con trong tấm lòng luôn hướng về cội nguồn mình. Cái bản sắc không thể trộn lẫn ấy tạo nên nét nổi bật không chỉ cho thơ mà cho cả dân tộc, cho cái hồn dân tộc mà họ đang từng ngày gìn giữ.
Đến với dân tộc Thái qua những câu thơ của La Quán Miên ta sẽ thấy những tập tục lâu đời đã làm nên hồn cốt, bản sắc dân tộc không thể trộn lẫn:
Ăn trầu trong khay Hút thuốc trong khói… Nhà tôi mặc áo chàm là bố Đội khăn “piêu” là mẹ
Tình yêu quê hương tha thiết và khát vọng được thể hiện hết mình cái bản sắc văn hóa dân tộc ở bất kì người con dân tộc nào là rất tự nhiên, nhưng để thể hiện nó một cách đẹp đẽ, đầy ấn tượng với những hình ảnh thơ đẹp dung dị và đầy sức ám ảnh mà vẫn giữ cái hồn dân tộc mới thật sự khó. Nhiều tác giả đã và đang thực hiện được khi sáng tạo ra một lối tiếp cận và biểu hiện của riêng mình. Ví như cùng chọn lựa một biểu tượng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày là cây đàn tính, ba thế hệ với ba cách nói khác nhau: Nông Quốc Chấn “diễn thơ” sự tích đàn tính:
Chiếc đàn tính vốn có mười ba dây Vì tiếng nó vang to vang xa
Nên vua ra lệnh cắt đi gần hết...
Nhưng chẳng vua nào cắt nổi âm thanh dân tộc Đàn ba dây vẫn thánh thót giữa cuộc đời
(Đàn ba dây)
Với Y Phương, đàn tính là tiếng lòng từ ngàn năm vang vọng lại, là lời đau thương, lời ly biệt:
Cây đàn này đâu phải cây đàn Bầu nước mắt trăm năm cười khóc Cây đàn này đâu phải cây đàn Bọc sinh nở, lời chào ly biệt… (Lời cây đàn tính)
Còn Hoàng Chiến Thắng lại khai thác sự xuất hiện song hành của tiếng đàn tính và câu hát then - nguồn khải lực để Then thoát hồn, thông quan với các loại thần linh:
Người ta săn bằng cung tên Người ta săn bằng lưỡi mác Thít nín đợi bầy thú hoang Ta săn ánh trăng
Trong bài Người Ca Dong của Hơ Vê lại có nhiều hình ảnh sâu sắc mà đặc sắc: Đạp gai cào gai xé, đánh thức mắt trời
Đu cồn mây vách đá, dìu vầng trăng lên.
Hình ảnh ấn tượng nhất là khổ kết:
Người Ca Dong ở trên cao Đường dốc lên cửa trời Mây giăng đỉnh núi
Lấp lánh sao cài kim cương…
Đó là cái thế đứng lồng lộng giữa mây trời, sông núi luôn sáng trong của con người đang khao khát vươn tới làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
Với Inrassarra dấu ấn cội nguồn văn hóa Chăm hiện lên đậm nét ngay từ tập thơ Tháp nắng. Đó là những giọt sữa tinh thần nuôi dưỡng cậu bé Sara thuở nào. Là cánh đồng Chăm, điệu múa, những lễ hội Chăm… Là con sông Lu thường hiện lên trong thơ Inrasara sau này, có nhịp vỗ nặng nề và đượm buồn chảy qua quê hương của cậu bé ấy. Con sông mang những giấc mơ, hoài bão của Sara đi rất xa. Sông Lu là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của dân tộc Chăm, tâm hồn Chăm qua các thế hệ: Sông Lu sinh ra cùng tôi năm đinh
dậu. Hai mươi tháng hạn sông Lu nằm phơi thân trầm dòng vào lòng đất. Sông Lu chảy quyết liệt lúc tôi vỡ tiếng
nói đầu đời, sông Lu ẩn mình trong tôi khi tôi bỏ làng đi lang bạt..
(Chuyện 4. Sông Lu)
Những hình ảnh thân thuộc của quê hương đã trở thành biểu tượng đa nghĩa mang giá trị tư tưởng và thẩm mĩ cao trong thơ Inrasara.
Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn cha nuôi tôi bằng cánh tay săn Glơng Anak
ông nuôi tôi bằng vầng trăng sương mù truyền thuyết plây nuôi tôi bằng bóng diều, hồn dế, tiếng mõ trâu
Có những hình ảnh thơ trở thành biểu tượng thơ đa nghĩa, trở thành hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ cao. Trong thơ Triệu Kim Văn có những hình ảnh là những biểu tượng đẹp, độc đáo mang vẻ đẹp bản sắc quê hương, con người. Nhà thơ - người con của đất ấy còn nhận ra một điều thật liêng liêng và bền bỉ vĩnh hằng ở đất:
Suối cứ chảy, đất không thể thiếu suối
Ngày nối đêm rung nhịp tiếng đàn
Nghìn năm suối không thôi dào dạt Nghìn năm đất chịu ân ban”
(Suối)
Với cuộc sống người Dao, nước là yếu tố gắn chặt với sinh tồn. Nước là khởi thủy cho mọi sự sống, là nguồn mạch cho mọi cảm hứng. Nước được bắt đầu hình thành một cách thật tự nhiên:
Miệng nước
Nước từ lòng đất chảy ra Nước từ lòng đá chảy ra Thăng hoa nguồn diệu vợi
(Pác Nặm)
Trong tâm thức của tác giả, nước là điều gì đó thật thiêng liêng, gắn bó máu thịt với cuộc sống con người. Với người Dao thì nước không đơn thuần là một yếu tố trong sinh hoạt đời sống, mà nó được coi như một biểu tượng, một ước lệ của tình người:
Ơn trời nước vẫn nước non
Còn câu lục bát sắt son cùng người
(Lục bát cùng người)
Có thể thấy, nước là khởi nguồn sinh sôi bất tận cho sự sống, là sự quy tụ tích trữ những mạch ngầm văn hóa, là dòng chảy đồng hành cùng sự chảy trôi của thời gian, đồng hành cùng cuộc sống con người. Khi thì nước tràn ngập sức sống:
Con suối nhỏ nước vẫn reo trong vắt Đôi cây cộng sinh trùm bóng một vùng
(Tháng 5 Nà Pậu)
Khi thì nước gắn với tục lệ và sinh hoạt đời sống con người:
Những máng nước bao nhiêu đoạn nối Đêm đêm tiếng tắc kè vẫn gọi
Nước măng nước măng cho cậu lên nhà (Giữa ngày xưa)
Người đọc có thể thấy thơ Triệu Kim Văn kiếm tìm, chắt lọc trong những mạch nguồn văn hóa dân tộc để xây dựng nên một hệ thống hình ảnh tràn ngập sắc thái văn hóa miền núi. Trong đó, nước là một biểu tượng sống động của những mã văn hóa như vậy.
Đối với Inrasara hình ảnh tháp là một hình tượng đặc biệt, trở đi trở lại và đã trởt hành một biểu tượng của văn hóa Chăm. Từ tập thơ Tháp nắng mở ra một không gian Chăm đa tầng đồng hiện giữa các chiều thời gian. Ở đây, người đọc được chứng kiến bóng dáng một vương quốc Champa cổ xưa thấp thoáng qua hình ảnh những ngọn tháp - một di chỉ văn hóa Chăm còn tồn tại, một biểu tượng văn hóa Chăm ngàn đời bất tử:
Về Mĩ Sơn
Thánh địa của thời liệt oanh
Thần kiêu sa thần và tháp oai phong tháp Người vắt kiệt đất cho đất cô thành tháp Cho đất sinh bức tượng, phù điêu
(Em)
Và đến đầu thế kỉ XXI bóng tháp vẫn là biểu tượng ám ảnh và đa nghĩa trong thơ Inrasara, để từ đó một tương lai Chăm trong giấc mơ của nhà thơ được phục hiện trong hiện tại và song hành cùng quá khứ huy hoàng:
Lại xanh trong tôi - dù rừng đã cháy lại chảy trong tôi - dù sông đã chết chợt hanh lại cát - chợt buồn lại ru chợt duyên lại em - chợt hoang lại tháp
(Đứa con của đất) [42, tr.192]
Đến tập thơ Lễ tẩy trần tháng Tư hình ảnh trung tâm là ngọn tháp Chàm, được tác giả cảm nhận từ nhiều góc độ tạo nên một phối cảnh đồng hiện, huyền hoặc:
đánh thức kí ức các dân tộc
duyên nợ (hay cả không nợ nần gì) với tháp (Tháp Chàm muôn mặt).
Đó là hình ảnh mang giá trị văn hóa Chăm cũng là hình tượng thấm đẫm giá trị thẩm mĩ trong thơ Inrasara. Inrasara hay nhắc tới xương rồng, một loài cây gai góc nhưng có sức sống mãnh liệt trên quê hương ông. Nó là hình ảnh hiện hữu cho những khó khăn khắc nghiệt, những thử thách của miền quê Chăm:
Xương rồng chậu hoa
hay xương rồng đồi nắng gió cũng loài xương rồng cả biệt nhau biết mấy nỗi đời.
(Đồng dạng)
Cây xương rồng cũng là hình ảnh trở đi trở lại trong thơ ông và trở thành hình ảnh biểu trưng cho ý chí mạnh mẽ cùng khả năng tự vệ của con người trước những gian nguy, cạm bẫy của đời sống. Miền đất quanh năm nắng gió ấy chẳng có loài cây nào chịu đựng giỏi như loài cây xương rồng. Cát trắng hanh hao bốn mùa chẳng ngăn được loài xương rồng sinh sôi. Nó vẫn nở hoa trong nắng lửa. Hình ảnh cây xương rồng mang đậm tính tượng trưng. Vóc dáng, sức sống của nó cũng chính là phẩm chất của những người con Chăm, những người Việt Nam.
Khi hố thẳm tối đen dưới chân toang hoác mở
Tôi gặp tôi đứng trần truồng trước định mệnh vô âm Chợt thấy bóng xương rồng nở chật trái tim mù sương Tôi vội vã quay về quỳ dưới chân đồi và khóc
Cây xương rồng nhìn tôi với đôi mắt lửa và vỗ về tôi bằng bàn tay gai nhọn hoắt.
(Sinh nhật cây xương rồng)
Từ hình ảnh cây xương rồng, thơ Inrasara thể hiện ý chí kiên cường, nghị lực phi thường và tinh thần dân tộc của người Chăm. Tinh thần ấy được hun đúc, quy tụ