Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm về tình đời, tình người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 50 - 66)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỉ XXI

2.2.2. Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm về tình đời, tình người

2.2.2.1. Suy tư về thế sự, về sự đổi thay của cuộc đời, con người.

Những cuộc thiên di kiếm tìm nguồn sống, những bon chen của lối sống thị thành những tàn phá của tham vọng con người đã làm thay đổi vẻ đẹp vốn hoang dã thanh sạch, nguyên sơ đến trong trẻo của thiên nhiên, con người, của văn hóa dân tộc. Cuộc sống trở nên khó khăn, con người dường như bị cằn cỗi bởi những bon chen và tham vọng. Thực trạng đời sống đương đại đang báo động bởi sự đổi thay của văn hóa, xã hội. Bởi vậy trong thơ ca DTTS giai đoạn đầu thế kỉ XXI vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, và lối sống ứng xử của con người quê hương từng là niềm tự hào giờ đây lại luôn đi liền với nỗi xót xa bởi sự đổi thay đến chóng mặt của tình người tình đời. Và cảm hứng thế sự với những chiêm nghiệm trở nên đậm đặc hơn so với thơ DTTS thế kỉ XX.

Thiên nhiên giờ đây được nhìn bằng cái nhìn hiện thực, hiện thực đến trần trụi, xót xa chứ không chỉ là vẻ đẹp lãng mạn, tươi sáng như trước nữa. Các nhà thơ nhận thấy thiên nhiên hoang sơ thật dữ dội. Thiên nhiên mang dến khó khăn khắc nghiệt cho cuộc sống con người. Đó là dòng sông quê cùng đặc tính lúc hiền lành lúc lại dữ dằn trong cuộc mưu sinh của kiếp người đã chảy trong thơ Trần Thanh Pôn:

Sông quê ta

Nó nuôi cá tôm, chở tàu ghe đi viễn xứ .. Nó phẳng phiu như gương thiếu nữ Cũng có lúc nhăn nhó như mặt quỷ dữ Nó gồng mình lên cuốn nhà cửa ruộng vườn Dâng lũ dập vùi sóc phum điêu tàn...

(Sông quê ta) [23, tr.381]

Nơi sinh ra Inrasara cũng là một nơi sỏi đá, nghèo nàn. Nhưng đó cũng là quê hương của biết bao công trình kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng. Quê hương ấy không ít lần hiện ra nghèo khó, khắc nghiệt như nó vốn có. Thiên nhiên quê hương Chăm hiện lên trong thơ Inrasara trong mọi dáng hình từ cụ thể đến trừu tượng. Đầu tiên là hình ảnh quê hương gầy mòn, khắc khổ qua bút pháp tả thực đến nao lòng:

Quê hương gầy, quê hương xanh xao

Quê hương không có rặng dừa thơ mộng của ca dao

Quê hương không có cánh cò xa, không có bản tình ca thôn dã Mây trắng. Mặt trời. Gió trùng dương. Đất. Đá

Quê hương cằn khô nóng bức, nghèo nàn (Quê hương)

Chân tình và xúc động, nhà thơ không lẩn tránh thực tại, một thiên nhiên gày héo xác xơ, một quê hương nghèo khó, khắc nghiệt đến xót xa:

Quê hương có những vú đồi khô khốc

Quê hương không có cụm mây che mát trẻ em đầu húi trọc Không có giọt mưa cho khát lũ trâu gầy

(Quê hương)

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn vô cùng đau xót khi chứng kiến cảnh đồng bào chặt cây, phá rừng, sống vô trách nhiệm với thiên nhiên. Rừng núi, chim chóc, muông thú vốn từng như những người thân của con người giờ đây đã bị tàn phá. Ông đau đớn, xót xa day dứt mà thú tội:

Con có tội với màu xanh Việt Bắc Một màu xanh thăm thẳm tự nguồn trời Con có tội với màu chàm bình dị

Con có tội với làn sương trắng muốt Bồng bềnh lưng núi sớm mai trong Những mảnh hồn tổ tiên chấp chới Nghe ảo huyền, nghe cứ rưng rưng…

(Thú tội) [10, tr.58]

Trong thơ Cao Sơn Hải, nhà thơ Mường thuộc thế hệ thứ nhất của thơ DTTS thế kỉ XXI ngập tràn cảm hứng thế sự với những day dứt xót xa vì cuộc sống nghèo đói của người dân quê mình trước những biến động của xã hội hay cũng bởi một phần do bàn tay con người tàn phá:

Dẫu đã vợi bớt khổ nghèo

Làng tôi còn đó gieo neo tháng ngày Nhà sàn? Rừng đã hết cây

Tranh săng? Đồi trọc! Nhà quây quềnh quàng Đó đây ngồn ngộn giàu sang

Thương làng giờ vẫn là làng nghèo thôi Rúm ró nép mạn chân đồi

Bới tìm no ấm mấy đời chưa xong Loanh quanh cưới vợ gả chồng

Bao đời luân kiếp cái vòng quẩn trôi… (Làng tôi) [42, tr.125]

Mỗi vần thơ đọng lại bao trăn trở về hiện thực đói nghèo thất học của làng quê vốn tươi đẹp thanh bình, mà giờ đây tan hoang trong cảnh vật và cả trong lòng người.

Nhà thơ Lò Cao Nhum - chàng thi sĩ núi rừng đã chạm lục tuần vẫn còn nguyên sức vóc với túi khoác chéo vai, mái tóc bồng bềnh rong ruổi bao miền thơ ca - đã có bao vần thơ say đắm như men rượu núi ngợi ca quê hương mình. Bút lực của ông ở độ chín đang còn hứa hẹn làm sống dậy những chất men mới tạo nên thứ rượu - thơ mê đắm lòng người. Nhưng giờ đây giọng thơ ngọt ngào đắm say ấy còn được điểm thêm bởi một sắc điệu khác, ấy là sự chua chát cho những thân phận, buồn cho những giá trị văn hóa đang đứng bên bờ mất mát, tiêu tán. Có lúc, náu trong giọng kín đáo như lời tự sự, ông viết rằng:

Một phần ba mới giầu nửa chừng Vừa ăn vừa dụm sinh dè sẻn Vừa làm vừa nghĩ ngày mai đến Khách đi khỏi, vợ ngồi cạo niêu. (Người trên núi)

Thật xót xa trước hình ảnh người vợ nào ngồi cạo niêu, người khách nào vừa đi khỏi và bóng dáng ông chồng đâu đó? Cái đói chưa xa nhưng cái no đâu đã gần tầm tay nên bức tranh làng bản cứ loang lổ như thế. Ngổn ngang của ngày những vùng nông thôn đổi mới, những mới - cũ đan xen đúng như cách gọi (giầu nửa chừng). Tất cả tựa như vết dao cứa vào tâm hồn những nhà thơ của các vùng miền dân tộc. Trách nhiệm cộng đồng, sứ mệnh cầm bút, ý thức tự cường… đang từng ngày thúc giục họ phải lên tiếng.

Một tình yêu, một niềm tự hào càng khiến nỗi yêu thương nuối tiếc tràn ngập trong thơ Y Phương. Đó là nỗi xót xa trăn trở trước sự đổi thay đến xác xơ của quê hương vốn tươi đẹp trong trẻo mà lãng mạn của mảnh đất Cao Bằng xưa.:

Đất làng kể từ đây Gốc cay xau xau già

Men theo đường chân người Giờ chỉ thấy những mảnh sành Vương vãi trên luống cày Nơi này từng là vàng Một làng đầy vàng bạc.

(Làng hoang) [42, tr.377]

Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, lặng lẽ, cứ “nhẩn nha” mà bùng nổ, mà đắm say, nhiệt thành như chính cuộc đời ông, con người ông. Với Y Phương, cái chất trí tuệ và thấm đẫm chất triết lý làm cho thơ ông có một giọng điệu riêng, đó là cách nói của những trầm tư, suy ngẫm, trải nghiệm. Người đọc không khỏi trầm trồ trước những câu thơ tình tứ của Y Phương:

Em về cấy gặt

Bàn tay mềm ra suối lại thơ ngây Bàn tay mềm nẩy búp trên cây

Cầm ngọn khói dựng lên trời thẳng tắp

(Em - Cơn mưa rào - Ngọn)

Những câu thơ ấy diễn tả thật tài hoa một tình yêu nồng nàn, mang theo lòng biết ơn của nhà thơ dành cho nhân vật trữ tình “em” - người vợ. Những câu thơ này nảy ra khi Y Phương còn rất trẻ, một chàng trai Tày ngọt ngào mà mạnh mẽ.

Một Y Phương tha thiết sôi nổi thủa nào, giờ đây lại nhiều trăn trở băn khoăn đến khắc khoải trước sự quay cuồng của con người trong tình yêu, tình người và danh vọng, bạc tiền:

Nếu đem người kia dìm xuống nước Danh phận

Chức tước Tiền bạc

Sẽ nổi lềnh bềnh cùng cỏ rác

Nếu đem người này dìm xuống nước Tình yêu Tình yêu Tình yêu Sẽ lắng đọng Trầm tích Vậy anh thích Tiền bạc Chức tước Hay tình yêu (Trả lời hộ tôi)

Còn trong Vũ khúc Tày, khi tuổi trẻ đã đi qua, nhà thơ viết những bài thơ tình giản dị mà nặng trĩu hơn, đó là sự chiêm nghiệm về tình yêu, để từ đó dồn nén bao triết lý nhân sinh dù buồn đau vẫn lấp lánh hi vọng và niềm tin:

Khi tình yêu mủn rồi Những nụ hôn ra sao Ồ không sao!

Khi mặt trời rời bầu trời

Những đứa con của họ bắt đầu chín (Buồn lấp lánh)

Lộc Bích Kiệm mang theo lời dặn của người thân trong hành trình làm người, những lời dặn dung dị mà sâu sắc, nôm na mà hàm chứa cả một chân lý sống của người miền núi:

Mẹ trao em việc nương rẫy Bố bảo gái lớn lấy chồng Bà răn phải thạo phong tục Để còn gánh cả quê hương

(Một thì con gái) [42, tr.203]

Tâm tư trĩu nặng sau những cuộc tình không thành thổn thức trong thơ Dư ThịHoàn (Hoa) với một giọng điệu riêng đầy trăn trở xen lẫn nuối tiếc :

Con ngựa quả là loài không tỉnh táo, kéo cỗ xe dụ chúng mình vào thung lũng mờ ảo. Xa xa một đôi trai gái thả cặp chân xuống hồ khua ráng đỏ, một sát na chiều em vó ngựa, nặng xế hoàng hôn như mũi khoan vào lòng thung lũng - Tình yêu. Anh nói: muộn rồi, ta về thôi ! Em vâng: muộn rồi...

(Gửi mùa hạ) [42, tr.154]

Bùi Nhị Lê nhận thấy sự đổi thay trong nếp nghĩ, trong tính cách của người Mường quê mình. Hiện thực cuộc sống với vòng xoáy của vật chất, sự tham lam thực dụng của con người khiến con người ta quên đi vẻ đẹp tâm hồn, lối sống nhân văn:

Có người nói

Mẹ nó là người mường Um Bố nó là người mường Ống

Người Mường nhiều năm làm quan và có nhà tầng mặt phố Đến đời con chả lẽ bảo nó cưới theo tục Mường.

Có người hỏi

Mẹ nó bảo: người ta sao mình vậy Bố nó nói: bố mẹ ngày xưa đào củ con cái ngày nay đào mỏ

Con đầu lấy vợ nên cũng muốn bằng anh, bằng em …Khi đã ngậm tăm

Rượu vào bụng nó ngấm Mới chào được lễ tân Chưa tìm ra bà chủ

Chỗ để phong bì đã có hòm quả tim trước cửa. (Đành vậy) [42, tr.229]

Trong những năm tháng này người đọc được thấy một cái tôi Nông Thị Ngọc Hòa đằm hơn, chín hơn cả về cảm xúc lẫn tư duy nghệ thuật dù vẫn là những mảng màu nhẹ nhàng, sáng trong của các bài thơ viết về quê hương; vẫn là cảm xúc dạt dào, mãnh liệt khi nói đến tình yêu. Nông Thị Ngọc Hòa trong Men qua cõi thiền với tiếng thơ trải nghiệm sâu sắc của một con người trưởng thành trong xã hội hiện đại đầy bon chen, toan tính, chị đã viết về những thói hư tật xấu, về sự suy thoái đạo đức, lối sống vô cảm của một số người. Thơ Nông Thị Ngọc Hòa luôn quan tâm đến những biến động của xã hội, của cuộc đời. Chị xót xa trước sự xuống cấp đạo đức, văn hóa cùng những cái xấu, cái ác trong cuộc sống hàng ngày đang diễn ra trước mắt. Thơ chị lúc này giàu màu sắc suy tưởng cùng những chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người:

Nóc gần trời

Chẳng biết tường nhiều rêu bám

Chẳng biết đất dưới kia phì nhiêu hay khô hạn Đất chuyển, móng rời tường, nóc sẽ ra sao?

(Móng - tường và nóc nhà)

Trong Men qua cõi thiền, người đọc luôn thấy phảng phất màu sắc Phật giáo,

tâm linh ẩn hiện trong từng câu chữ. Tiêu đề của tập thơ cũng đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị. Quả thật vậy, nhiều bài thơ trong tập này Nông Thị Ngọc Hòa viết về đề tài Phật giáo hoặc mượn giáo lí nhà Phật để răn dạy con người:

Nặn lên pho tượng để thờ

Tô son vẽ phấn mấy cho bằng lòng Tâm thành như đá ném sông

Đất dày sánh với trời cao

Khói hương biết có đấng nào chứng cho (Pho tượng)

Nhập vào dòng chảy của thời đại mình đang sống, thơ Nông Thị Ngọc Hòa luôn quan tâm đến những biến động của xã hội, của cuộc đời. Chị xót xa trước sự xuống cấp đạo đức, văn hóa cùng những cái xấu, cái ác trong cuộc sống hàng ngày đang diễn ra trước mắt. Vốn là một nhà thơ nữ giàu tình cảm, có một trái tim nhạy cảm, có một tâm hồn lãng mạn nhưng đồng thời chị cũng là một nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, nên ở Nông Thị Ngọc Hòa luôn có một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về cuộc sống của con người miền núi, về số phận người dân tộc thiểu số, về một tương lai tốt đẹp nhưng cũng đầy những khó khăn, thách thức.

2.2.2.2. Trăn trở day dứt trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc.

Nếu những trang thơ của các nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất hay những trang thơ của thế kỉ XX thấm đẫm niềm lạc quan và niềm tự hào về sự trường tồn của văn hóa dân tộc thì các nhà thơ đầu thế kỉ XXI lại lo lắng day dứt, trăn trở trước sự đổi thay. Bên cạnh những nét đẹp trong phong tục tập quán, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, thì cũng còn một số các tập tục cổ hủ lạc hậu cần phải đấu tranh, loại bỏ chúng ra khỏi đời sống vì đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của người DTTS. Lộc Bích Kiệm đã day dứt trước nạn tảo hôn ở làng bản mình khi nó để lại bao hệ lụy, hạn chế bao tầm nhìn, thắt chặt bao mơ ước của những chàng trai cô gái vùng cao:

Con gái bản em Chưa bằng vai mẹ lấy chồng

Con trai bản em chưa bằng vai cha Lấy vợ

Ngày qua Con gái bản em

làm mẹ

Con trai bản em làm cha

Khi chưa một lần đi xa

(Con trai con gái bản em) [42, tr.18]

Cuộc sống hiện đại, văn hóa lai tạp, những truyền thống, bản sắc dân tộc của dân tộc nói chung, của các DTTS nói riêng không còn nguyên giá trị, con người cũng thay đổi từ diện mạo đến tính nết và cả phẩm giá cũng vậy.

Và giờ đây xuất hiện những điệu múa lai căng, lễ hội đâm trâu giả tạo nay cũng ngập tràn buôn plây, rồi những đứa con quê tràn ra ở phố thị. Và ở đó còn là sự đổi thay đến chóng mặt, mất đi bản sắc, phai đi màu dân tộc từ dáng hình đến trang phục và cả tâm hồn:

Ai như em - dán dính mình bằng quần jean, áo pull, bầm môi như máu ứa? bập bẹ Chăm, Kinh, nụ cười ngượng nghịu, dáng đi mùa dịch gia cầm - avian flu? ném vào nhân gian cái nhìn bạc bẽo, cơn đói tờ giấy bạc, giấc mơ nail-doer, hơi thở overseas?

(Ng.- Jalau Anưk)

Về đến Tây Nguyên chúng ta bắt gặp những ngôn từ xa lạ, quần áo model xa lạ, lối hành xử xa lạ và Hoàng Thanh Hương phải thốt lên đầy xót xa:

bây giờ mùa khô

những đứa con của làng rủ nhau ra phố làng nắng chang chang, làng mù bụi đỏ cuối ngày bên mé cửa

bỏng ngực mẹ chờ, bỏng ngực anh...

(Viết giữa mùa khô)

Và đặc biệt cảm hứng trăn trở day dứt về văn hóa dân tộc da diết hơn cả trong thơ của các nhà thơ dân tộc Chăm. Trong những trang thơ của họ, người đọc không khỏi xót xa trước hồn Chăm, văn hóa Chăm đang tha thiết kêu cầu hãy giữ lấy hồn

cốt bản sắc văn hóa Chăm một thời huy hoàng rực rỡ. Những người con của dân tộc Chăm luôn trăn trở trước sự mai một của văn hóa dân tộc mình.

Inrassara tự hào bao nhiêu về quê hương Chăm, văn hóa Chăm thì nay trong thơ ông là hiện thực đời sống Chăm, văn hóa Chăm đương thời được nhà thơ bầy đặt chân xác, ngổn ngang hơn trước:

Palei ta nghèo

Gió trưa tràn bãi trắng

Cha trần thân quần quật cuốc nắng Rồi một ngày em không còn nhớ Một dòng ariya, một điệu mamơng Mùi mưa Katê reo đỉnh tháp Chàm Văn thổ cẩm hay màu mây cố quận Em bập bềnh giữa ngữ ngôn hoang đãng Cuốn dòng chảy thị thành

Em quên mình là Chăm

Như quên mình chưa có giấy khai sinh. (Nỗi buồn ứng trước)

Dân tộc Chăm của nhà thơ Inrasara có điệu đwa buk, câu ariya nhưng nay cũng đang lạc mất trong những đứa con quê hương:

Tôi đánh rơi thời gian và tôi lạc mất tôi tôi lạc mất điệu đwa buk, câu ariya, bụi ớt

(Đứa con của đất) [42, tr.192]

Tự hào với văn hóa Chăm bao nhiêu ông lại càng xót xa khi những đứa con ấy rời bỏ tất cả, dường như không một lần ngoái lại để văn hóa mai một, những kẻ ra đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ dân tộc thiểu số việt nam đầu thế kỉ XXI (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)