8. Cấu trúc luận văn
3.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ
tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng và Trần Tế Xƣơng
Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời của tác phẩm văn học. Nội dung của tác phẩm văn học chỉ có thể tồn tại nhờ hình thức. Hình thức nghệ thuật là phương diện cấu tạo nội dung và tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm. Tìm hiểu hình thức là điều kiện tất yếu để lĩnh hội đúng đắn giá trị nội dung tác phẩm thơ Nôm tứ tuyệt. Đọc một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, trước hết ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngôn từ nghệ thuật, như cách ngắt nhịp, vần điệu, cách tổ chức câu thơ, các biện pháp tu từ, kết cấu, đó là những dấu hiệu nghệ thuật đặc trưng chúng ta cần khai thác để tiếp cận nội dung tác phẩm.
Trong luận văn này chúng tôi tìm hiểu phân tích nghệ thuật thơ trên các phương diện, thể thơ, các vấn đề niêm luật, nhịp, hình thức tổ chức câu, kết cấu...
3.1.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng
Nói đến thơ, trước tiên phải nói đến vần, không có vần thì không có thơ. Vần du dương hay trầm bổng, thanh cao hay dung tục đều phụ thuộc vào cách lựa chọn của nhà thơ. Chọn được vần hay có thể làm cho bài thơ sinh động, chọn được vần lạ có thể làm cho bài thơ trở nên đặc sắc hơn. Khảo sát 15 bài thơ tứ tuyệt của Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy cả 15 bài đều là vần bằng, cụ thể là có năm bài luật bằng vần bằng và mười bài luật trắc vần bằng. Trong sáng tác của Bà chúa thơ Nôm, ít xuất hiện vần trắc bởi lẽ thơ vần trắc
có phần cứng hơn, khúc triết hơn, nó chỉ phù hợp với những bài thơ mang tính triết lí, giáo điều. Do vậy, nó sẽ không phù hợp với một cá tính như Hồ Xuân Hương, một con người hay đả phá đấu tranh, chống lại nho giáo cường quyền. Chính vì vậy, những bài thơ vần bằng được Xuân Hương triệt để sử dụng nhằm diễn tả dễ dàng, phô diễn ý tình sâu kín của mình bằng những vần mềm mại. Vần bằng chiếm số lượng lớn để thể hiện, trạng thái tâm tư cảm xúc da diết, bông đùa của nhà thơ.
Còn với niêm theo nghĩa Từ điển thuật ngữ văn học nghĩa đen là dính, chỉ quan hệ âm tiết giữa hai liên (cặp đôi) trong một bài thơ Đường luật. Trong một bài thơ tứ tuyệt, niêm thể hiện ở chữ thứ 2, 4, 6 của câu một niêm với chữ thứ 2, 4, 6 của câu bốn và chữ thứ 2, 4, 6 của câu hai niêm với chữ thứ 2, 4, 6 của câu ba. Như vậy nó là sự kết dính của các câu 1 ,4 và 2, 3. Ví dụ trong bài Mời trầu:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, B T B Này của Xuân Hương mới quyệt rồi. T B T Có phải duyên nhau thì thắm lại, T B T Đừng xanh như lá bạc như vôi. B T B
15 bài thơ tứ tuyệt Hồ Xuân Hương hầu như đều tuân thủ niêm luật, chỉ có hai bài là thất niêm, tức là các dòng thơ trong bài đặt sai luật không niêm với nhau. Ví như đáng lẽ phải bắt đầu bằng vần bằng, mà lại đặt làm vần trắc hoặc ngược lại...Cụ thể như trong bài Trách Chiêu Hổ I.
Anh đò tỉnh anh đồ say, B B B
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày. B T B Này này chị bảo cho mà biết, B T B Chốn ấy hang hầm chớ mó tay. T B T
Bài thơ chỉ có một niêm ở câu hai và ba cùng với sự thay đổi số chữ trong câu một. So với nguyên tắc phải là bảy âm tiết thì trong bài trên chỉ có sáu âm tiết. Tuy nhiên, khi đọc cả bài thơ, ta thấy Hồ Xuân Hương vẫn gieo
vần bằng rất chỉnh; ở câu 1, 2, 4, chỉ có một niêm nhưng bài thơ vẫn liền mạch kết dính. Không chỉ có Xuân Hương mà đã có rất nhiều tác giả viết theo lối này đó là cách làm thơ theo lối cận thể.
Hay bài Con ốc nhồi:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, T B T Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. B T B Quân tử có thương thì bóc yếm, T B T Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. B T B
Bài thơ tuy không niêm với nhau nhưng lại gieo vần đúng luật ba vần bằng (nhồi, hôi, tôi). Với tài năng của Hồ Xuân Hương, việc sắp đặt các tiếng trong một câu thơ phù hợp, êm tai, dễ đọc vẫn khiến cho bài thơ có âm điệu du dương trầm bổng có giá trị biểu hiện.
Về kết cấu: trong thơ Hồ Xuân Hương, ta thường thấy là kiểu kết cấu gồm hai phần hai câu khai thừa tạo thành một cặp có chức năng nêu vấn đề (hay còn gọi là phần khởi), còn hai câu chuyển và hợp tạo thành một cặp có chức năng kết luận hay còn gọi là phần kết.
+ Phần khởi là những câu nghi vấn: - Đi đâu không đội để ong châm? - Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ? - Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày? - Sao nói rằng năm lại có ba?
Các dữ kiện của phần khởi thường là những cảnh tượng hành động hay sự chiêm nghiệm đối sánh, hoặc nêuvấn đề gây nhiều nghi vấn cho người đọc. Cách đặt vấn đề như Hồ Xuân Hương đã gợi được sự chú ý, thu hút của người đọc, tạo ra sự hấp dẫn cho bài thơ.
Phần kết thường mang tính khẳng định và được biểu thị bằng nhiều kiểu câu, như phần kết là câu cầu khiến:
- Xin đừng mân mó nhựa ra tay. - Chốn ấy hang hầm chớ mó tay. - Nhớ hái cho xin nắm lá đa. - Xin đừng ngó ngoáy lố trôn tôi.
Với kiểu tổ chức câu cầu khiến trong phần kết, phần tóm lại ý nghĩa của toàn bài thơ thường là kết luận mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, bà luôn muốn nhấn mạnh khắc sâu vấn đề để làm bật nổi những thông điệp chính trong bài thơ.
Về nhịp điệu: thơ tứ tuyệt thường là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 và thơ tứ tuyệt Hồ Xuân Hương cũng vậy, chủ yếu là ngắt nhịp 4/3. Trong thơ bà, nhiều câu thanh trắc giữ vị trí quan trọng, nhiều khi nhịp thơ dừng lại ở thanh trắc và tiếp tục với một nhịp độ căng thẳng rồi kết thúc bằng một thanh trắc khác:
- Ai về nhắn nhủ / đàn em bé. - Ví đây đổi phận / làm trai được. - Thuyền từ cũng muốn / về Tây trúc. - Ong non ngứa nọc / châm hoa rữa. - Ai về nhắn nhủ / phường lòi tói. - Này này chị bảo / cho mà biết.
Có thể thấy ở thơ Xuân Hương, nhịp mạnh bao giờ cũng lấn át nhịp nhẹ, đó là cái gân cốt của nhà thơ, là một phong cách sống mạnh bạo của người phụ nữ, mà uy quyền định mệnh không thể đánh gục được bà. Bên cạnh những nhịp thơ mạnh ngắt đôi ấy là những nhịp thơ nhẹ nhàng thể hiện sự trần tình của nhà thơ. Ngoài ra, thơ Hồ Xuân Hương cũng có cách ngắt nhịp khá uyển chuyển, nhiều câu đã phá vỡ khuôn nhịp cũ, mà có lối nghỉ tùy thuộc vào cảnh tình, cũng như dụng ý nghệ thuật ví dụ:
Kìa / đền thái thú đứng treo leo.
Nhịp thơ cho ta hình dung sự chỉ trỏ một cách cụ thể. Còn với câu:
Cách ngắt nhịp thể hiện sự nhấn mạnh đại từ “này” để chỉ một vật cụ thể rất gần, rất thật, tạo ra ấn tượng độc đáo trong tiếp nhận của người đọc. Ở phương diện cấu trúc, có một vài bài thơ tứ tuyệt của Xuân Hương được cấu tạo theo kiểu đồng hiện. Do vậy, những bài thơ này không chỉ hiển hiện hình tượng cái mình thấy mà còn thấp thoáng cái mình cảm. Thơ Xuân Hương ẩn bằng âm thanh, bằng sự chuyển động, bằng ngôn ngữ tạo hình, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng. Đó là kết quả của việc biết lựa chọn, vận dụng vốn từ ngữ sao cho có thể ẩn chứa nhiều tầng nghĩa. Đó chính là cái biệt tài tạo nghĩa của Xuân Hương dựa trên kỹ thuật thơ ca điêu luyện.