Thơ Nôm tứ tuyệt trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm tứ tuyệt từ hồ xuân hương đến trần tế xương (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Tập thơ Quốc âm thi tập đã đánh dấu một chặng đường phát triển quan trọng của ngôn ngữ dân tộc, một ngôn ngữ đã uyển chuyển lại còn tinh tế, đặc sắc trong việc diễn tả mọi tình ý một cách độc đáo. Tập thơ này còn là tác phẩm mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam, là tài liệu văn học quốc âm cổ nhất hiện còn được lưu giữ lại trong kho báu văn học dân tộc. Tập thơ gồm có 254 bài thơ và được chia làm bốn phần. Phần một: Vô đề gồm 192 bài, phần hai: Thời lệnh môn (Đề tài thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa) gồm 21 bài, phần ba: Hoa mộc môn (Đề tài về các loài hoa cỏ, thảo mộc) gồm 33 bài,

phần bốn: Cầm thú môn (Đề tài về các loài thú vật, chim muông) gồm 7 bài. Trong đó, thể loại thơ Nôm tứ tuyệt được Nguyễn Trãi sử dụng trong hai phần

Thời lệnh môn Hoa mộc môn, gồm tất cả 43 bài chiếm 17%.

Ở phần Thời lệnh môn những bài thơ Nôm tứ tuyệt của Nguyễn Trãi thể hiện nỗi u hoài, tức cảnh, đề vịnh trước thiên nhiên và thời gian của cảnh sắc bốn mùa, qua đó nói lên mối tình thắm thiết với thiên nhiên của thi nhân, và nỗi lòng sâu kín, gửi gắm tới cuộc đời của tác giả. Trong tập thơ Quốc âm thi tập, có quá nửa số bài viết về đề tài thiên nhiên, nhưng ẩn đằng sau đề tài đó, tác giả còn đề cập đến những vấn đề thế sự như GS Đặng Thanh Lê đã nhận xét: “Đại bộ phận thơ Nôm để cập đến thế sự, nhân tâm và tâm tư, hoài bão cá nhân, thường chỉ có vài ba câu tả cảnh trong mỗi bài. Hệ thống những bài thơ miêu tả chim muông cây cỏ thực chất cũng là những bài mang ý nghĩa phóng dụ về tuổi xanh hay về tình yêu, về tài năng, khí tiết hay về Phật lý, về nho đạo [38, tr.689]. Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian, cỏ cây, hoa lá, sông hồ, núi rừng, bầu trời đã thay đổi theo từng mùa, từng tháng khiến cho lòng người cũng thay đổi theo, và tâm hồn thi nhân càng thêm cảm xúc. Thi nhân thường ca tụng mùa xuân bởi đó là mùa đẹp nhất trong năm, cây cỏ tốt tươi, hoa lá đua chen, đâm chồi nảy lộc:

Đông phong từ hẹn tin xuân trước Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi

(Xuân hoa tuyệt cú)

Mùa hạ cũng được ghi dấu ấn bởi âm thanh chuyển mùa của tiếng chim đỗ quyên kêu, cùng màu vàng sáng rực của hoa hòe xuất hiện:

Vì ai cho cái đỗ quyên kêu

Tay ngọc dùng rằng chỉ biếng thêu Lại có hòe hoa chen bóng lục

(Hạ cảnh tuyệt cú)

Mùa thu cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi, với ông đó là mùa trăng đẹp nhất, trăng thêm sáng lung linh, trời thêm cao vời vợi:

Tính kể tư mùa có nguyệt Thu âu là nhẫn một hai phần

(Thu nguyệt tuyệt cú)

Đứng trước thời gian cuả vũ trụ trôi đi không bao giờ trở lại, lòng thi nhân thêm những nỗi buồn, gợi lên bao niềm sầu khổ, suy tư, bởi sự hữu hạn của đời người. Trong các bài Tích cảnh thi, hầu hết đều mang tâm trạng lo âu của nhà thơ, nhà thơ với niềm tâm sự vừa trân trọng, vừa luyến tiếc thời gian, vừa cảm hoài tuổi trẻ :

Tiếc thiếu niêm qua lật hẹn lành Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình

(Thơ tiếc cảnh bài 4)

Vì thu cho nhẫn đầu thêm bạc Chưa dễ ai đà ba bảy mươi

(Thơ tiếc cảnh bài 5)

Nguyễn Trãi là một thi nhân ẩn sĩ, cho nên nỗi buồn của ông là nỗi buồn của con người đã từng ở vào lúc xế bóng của đời người, bi hoài khi đứng trước cảnh vật hữu tình quen thuộc :

Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít Một phen tiếc cảnh một phen thương

(Tích cảnh bài 8)

Qua thơ tứ tuyệt của Nguyễn Trãi, ta còn thấy một loạt các hệ thống những biểu tượng như: cây mía, cây chuối, cây đa già, hoa râm bụt, hoa mộc, hoa nhài, bên cạnh những tùng, cúc, trúc, mai…được ký thác nhiều niềm tâm sự. Dưới con mắt của Nguyễn Trãi, phần lớn những hình ảnh ấy đều mang những biểu tượng của chân thiện mỹ.

Cây tùng bốn mùa vẫn xanh tươi cho dù các loài thảo mộc khác đã thay đổi theo thời tiết. Cây tùng đó tượng trưng cho người quân tử dù hoàn cảnh thay đổi, nhưng vẫn không thay lòng, biến tiết:

Thu đến cây nao chẳng lạnh lùng Một mình lạt thuở ba đông

(Tùng)

Hoa hòe mang hình ảnh của cuộc đời vinh hoa phú quý, nhưng ngắn ngủi phù du. Hoa hòe là cả một triết lý bi quan, yếm thế của Lão giáo:

Mộng lành xảy nảy bỗng hòe trông, Một phút xuân qua một phút trông. Có thủa ngày hè dương tán lục, Đùn đùn bóng rợp cửa tam công. (Hòe)

Còn hoa cúc nở đưa hương ngào ngạt báo hiệu mùa thu đến. Hoa cúc vàng khiêm nhường trang điểm cho bầu trời thu đầy sương mù và hơi gió lạnh: Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn

Cho hay thu muộn tiết càng thơm.

Một tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, do vậy thơ Nguyễn Trãi luôn mang chất suy tư, nhiều ám gợi, thiên nhiên được khắc họa càng đẹp càng chứng tỏ tâm hồn nhà thơ trong sáng tươi đẹp, và tâm hồn tươi đẹp ấy luôn xuất phát từ một thế giới quan lành mạnh, yêu đời, thắm đượm tình người, nhiều trách nhiệm với quốc gia dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm tứ tuyệt từ hồ xuân hương đến trần tế xương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)