Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng KHDN tại Vietinbank hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong xây dựng mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp theo basel II tại vietinbank (Trang 67)

3.1.1. Tổng quan về ngân hàng Vietinbank

3.1.1.1. Sơ lược quá trình thành lập và mô hình tổ chức của Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Bank for Industry and Trade (viết tắt là VietinBank) là Ngân hàng TMCP được thành lập trên cơ sở phần vốn nhà nước chiếm trên 50%.

VietinBank được thành lập ngày 03/07/2009 có Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN của NHNN Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038874 ngày 03/07/2009 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

VietinBank được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, là một NHTM nhà nước được thành lập theo quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thống đốc Ngân hàng nhà nước ký quyết định Số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước.

VietinBank hiện là một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, có tổng tài sản lớn, chiếm thị phần cao trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam.

Hệ thống giao dịch của VietinBank là hệ thống tập trung, trong đó, dữ liệu được tập hợp về Trụ sở chính, và chỉ duy trì duy nhất một Sở giao dịch, thực hiện các chức năng nhiệm vụ như một trung tâm thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại. Các chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của chi nhánh mình.

VietinBank được quản lý bởi HĐQT, điều hành bởi BĐH, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc là các chi nhánh thành viên. Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, VietinBank đã không ngừng lớn mạnh với tổng số lao động hiện nay là trên 20000 người và mạng lưới kinh doanh rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: 1 Sở giao dịch, 151 chi nhánh, trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm tại các khu kinh tế lớn tập trung trên cả nước, 3 chi nhánh tại nước ngoài, 7 công ty

trực thuộc, 2 văn phòng đại diện và 3 đơn vị sự nghiệp… Ngoài ra, VietinBank còn là đồng sáng lập và là cổ đông chính của Ngân hàng liên doanh INDOVINA, Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế (VILC), Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu á - Ngân hàng Công thương. Hiện nay, VietinBank là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu á (ABA) từ năm 1994, thành viên chính thức của Hiệp hội VISA, MASTERCARD, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, và là thành viên của Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) từ năm 1995.

Từ ngày 03/11/2003, VietinBank đã chính thức đưa hệ thống hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán của VietinBank (viết tắt là INCAS) vào thí điểm hoạt động tại 4 chi nhánh ở Hà Nội. Và đến tháng 07 năm 2006, hệ thống hiện đại hóa NH đã được triển khai ở hầu hết các chi nhánh trên toàn quốc, kết thúc giai đoạn I quá trình hiện đại hóa. Từ đây, VietinBank đã bước sang một trang mới về năng lực công nghệ, là một trong những NHTM có nền tảng công nghệ tiên tiến hàng đầu trong cả nước, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới trong mọi hoạt động kinh doanh của NH.

3.1.1.2. Kết quả kinh doanh

Vốn điều lệ của NHTMCP CTVN theo giấy phép thành lập số 142/GP- NHNN 03/07/2009 là 11,252,973 triệu đồng, trong đó phần vốn nhà nước chiếm 10,040,855 triệu đồng và vốn các nhà đầu tư bên ngoài thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu là 1,212,118 triệu đồng.

Đến nay VietinBank có tổng tài sản trên 576 ngàn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 54 ngàn tỷ đồng, vươn lên là NHTM đứng đầu VN về quy mô liên tục trong ba năm trở lại đây. Không chỉ vậy, VietinBank luôn đứng trong đội ngũ những NH hàng đầu VN về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sự lớn mạnh của VietinBank không chỉ được thể hiện ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Năm 2012, VietinBank vinh dự là doanh nghiệp VN duy nhất nằm trong danh sách 2000 doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới (Global 2000) do Tạp chí Forbes xếp hạng. Theo kết quả xếp hạng này, trên phương diện lợi nhuận, VietinBank đứng ở

vị trí 1,945 trong số 2.000 công ty thuộc xếp hạng; xét về giá trị tài sản, VietinBank xếp thứ 904.

Vietinbank đã không ngừng phát triển. Kết quả kinh doanh tăng qua các năm. Một số chỉ tiêu chính về kết quả kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013 được thể hiện trong bảng số liệu Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1- Kết quả kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2009 - 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản (tỷ VNĐ) 243,785 367,712 460,600 503,530 576,368 Vốn chủ sở hữu (tỷ VNĐ) 12,572 18,372 28,491 33,625 54,074 Tổng nguồn vốn huy động (tỷ

VNĐ) 220,591 339,699 420,212 460,082 364,497

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư

(tỷ VNĐ) 227,958 349,353 429,932 467,879 455,991 Dư nợ cho vay (tỷ VNĐ) 163,170 234,205 293,434 333,356 372,988 Lợi nhuận sau thuế (tỷ VNĐ) 2,530 3,414 6,259 6,169 5,808 Lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu (ROE) (*) 20.60% 22.10% 26.74% 19.9% 10.74% Lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA) (**) 1.54% 1.50% 2.03% 1.7% 1.01%

Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước (%)

102% 135% 183% 98.6% 94,2%

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.61% 0.66% 0.75% 1.46% 1.002% Tỷ lệ an toàn vốn CAR (%) 8.06% 8.02% 10.57% 10.33% 11.86% (*): ROE tính trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

(**): ROA tính trên tổng tài sản bình quân trong kỳ

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Vietinbank, tại http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/bao-cao-thuong-nien/)

Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh của VietinBank tăng đạt mức độ tương đối cao và ổn định trong giai đoạn 2009-2011. Hàng năm lợi nhuận tăng trung bình trên 20%, vốn chủ sở hữu tăng trên dưới 50% trong năm 2010 và 2011, quy mô tài sản tăng trung bình 20 – 22%. Từ năm 2012, kết quả kinh doanh của VietinBank giảm sút tương đối so với giai đoạn trước được thể hiện qua: sự giảm sút lớn về lợi nhuận, sự giảm sút trong ROE và ROA, sự chững lại trong cho vay khách hàng, sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu... Điều này là do nền kinh tế thế giới và đặc biệt là nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, VietinBank là một chủ thể trong đó nên chắc chắn không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung các NHTM VN, VietinBank vẫn đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh theo kế hoạch. Điều này đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên không ngừng của VietinBank ngay cả trong điều kiện kinh doanh khó khăn để ngày càng tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

3.1.2. Xếp hạng tín dụng KHDN tại Vietinbank hiện nay

3.1.2.1. Thước đo rủi ro tín dụng KHDN

Hiện tại, VietinBank đang sử dụng hệ thống điểm TD làm thước đo mức độ RRTD của khách hàng. Tương ứng với mỗi loại khách hàng, sẽ có một bảng thang điểm được ánh xạ sang các hạng TD tương ứng. Thang điểm và hạng TD này là kết quả của hệ thống XHTD nội bộ của VietinBank, được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thang điểm và hạng đối với khách hàng doanh nghiệp

Điểm (Từ

đến dưới) Loại Đặc điểm

90 100 AAA: Loại tối ưu

Khả năng hoàn trả nợ vay của KH được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

Điểm TD tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng TD tốt nhất.

80 90 AA: Loại ưu

KH có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của KH được xếp hạng này là rất tốt 73 80 A: Loại tốt

KH có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt 70 73 BBB: Loại khá

KH hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của KH

65 70 BB: Loại trung bình khá

KH ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện KD, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của KH

60 65 B: Loại trung bình

KH có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các KH hạng BB. Các điều kiện KD, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của KH 56 60 CCC: Loại dưới trung bình

KH hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện KD, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ

53 56 CC: Loại yếu

KH đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ

45 53 C: Loại kém

KH xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì

20 45 D: Loại rất kém

KH đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Không xếp hạng D cho các KH mà việc mất khả năng trả nợ chỉ là dự kiến.

(Nguồn: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank, 2014)

3.1.2.2. Công cụ đo lường rủi ro tín dụng KHDN

a) Phương pháp xếp hạng

Cũng giống như các NHTM VN khác, phương pháp luận xếp hạng duy nhất được VietinBank triển khai toàn hệ thống hiện nay là phương pháp quan điểm chuyên gia. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:

- Quan điểm chuyên gia là phương pháp được sử dụng truyền thống tại các NHTM Việt Nam.

- Để áp dụng phương pháp mô hình thống kê, yêu cầu về chất lượng và khối lượng với dữ liệu là khá cao, trong khi đó cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, cũng như cơ chế trao đổi thông tin giữa các NHTM, còn nhiều hạn chế.

- Kiến thức về các mô hình thống kê chưa được đào tạo và áp dụng bài bản, rộng rãi tại Việt Nam.

b) Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN

Các bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN được trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 – Bộ chỉ tiêu áp dụng đối với KHDN

1 Bộ chỉ tiêu áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có đủ báo

cáo tài chính 2 năm

1.1.1. Bộ chỉ tiêu KHDN thông thường 26 bộ

1.2.2. Bộ chỉ tiêu KHDN siêu nhỏ 01 bộ

1.2.3. Bộ chỉ tiêu KHDN siêu vi mô 01 bộ

2 Bộ chỉ tiêu áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chưa có đủ báo cáo tài chính 2 năm

2.1 Bộ chỉ tiêu KHDN mới thành lập 01 bộ 2.2 Bộ chỉ tiêu KHDN đang trong giai đoạn dự án đầu tư 01 bộ

3 Bộ chỉ tiêu đặc biệt đối với KHDN 01 bộ

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Vietinbank)

Kết cấu bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN

Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN gồm: xác định quy mô, các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính, điểm và trọng số của các thành phần, các lý do điều chỉnh hạng.

- Xác định quy mô: Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhóm các chỉ tiêu tài chính và được xác định căn cứ trên điểm của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu tài chính: Mọi doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh đều được áp dụng chung một hệ thống các nhân tố rủi ro, hệ thang điểm cho các khoảng giá trị và trọng số đi kèm của của các nhân tố. Điểm khác biệt duy nhất chính là các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh khác nhau sẽ có các khoảng giá trị chuẩn của từng nhân tố khác nhau.

Để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, VietinBank thực hiện chấm điểm cho các nhóm nhân tố tài chính phản ánh các mặt kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản: Bao gồm Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Bao gồm vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ: Bao gồm hệ số tự tài trợ và nợ dài hạn/nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập: Bao gồm bốn chỉ tiêu là lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân, và lợi nhuận trước thuế và lãi/lãi vay phải trả.

động trong các ngành khác nhau là khác nhau, nên VietinBank xây dựng trọng số thể hiện “sức nặng” của các nhân tố riêng cho mỗi ngành. Tổng tỷ trọng các chỉ tiêu con bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu, tổng tỷ trọng các nhóm trong phần tài chính là 100%.

- Các chỉ tiêu phi tài chính: mỗi bộ chỉ tiêu gồm 5 nhóm chỉ tiêu phi tài chính, tỷ trọng giữa các nhóm nhân tố phi tài chính khác nhau giữa các bộ chỉ tiêu, tổng tỷ trọng các nhóm phần phi tài hính là 100%.

- Tổng hợp điểm và xếp hạng sơ bộ khách hàng:

Điểm của KHDN = Điểm TC * Tỷ trọng TC + Điểm PTC * Tỷ trọng PTC Căn cứ vào kết quả chấm điểm, khách hàng sẽ được xếp vào các hạng tương ứng với mức điểm.

3.1.2.3. Mô hình đo lường rủi ro tín dụng KHDN

Hiện tại VietinBank đang sử dụng công cụ chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng với phương pháp chuyên gia để đưa ra kết quả đo lường mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Công cụ này được áp dụng ở VietinBank từ cuối năm 2007, với sự ra đời của chương trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ do Trung tâm Công nghệ thông tin VietinBank phát triển, việc chấm điểm và xếp hàng khách hàng được thực hiện trên máy, tiết kiệm nhiều thời gian công sức cho cán bộ đồng thời nâng cao chất lượng lưu trữ thông tin và tính chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng.

Như vậy, giống với các NHTM VN khác, mô hình đo lường rủi ro tín dụng KHDN của VietinBank tính tới thời điểm này hoàn toàn mới chỉ dừng lại ở các mô hình định tính. Các mô hình này mới chỉ cho phép VietinBank đo lường mức độ rủi ro tín dụng tại cấp độ khách hàng/khoản vay riêng lẻ theo phương pháp đơn giản nhất.

3.1.3. Đánh giá công cụ đo lường rủi ro tín dụng KHDN

3.1.3.1. Kết quả đạt được

Hiện tại, với tư cách là một trong các ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam áp dụng và thường xuyên chỉnh sửa, cập nhật hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng đã cho thấy những nỗ lực lớn lao của VietinBank trong việc thiết lập và từng bước hoàn thiện các thước đo, công cụ và mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng KHDN của VietinBank nhờ đó đã mang lại những kết quả và ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của VietinBank nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

- Thứ nhất, hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng và kiểm soát tín dụng

Với bộ các chỉ tiêu đầy đủ, đánh giá nhiều mặt kinh doanh của khách hàng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong xây dựng mô hình đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp theo basel II tại vietinbank (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)