Kiến nghị với Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 83 - 94)

5. Kết cấu KLTN

3.3.3 Kiến nghị với Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.3.3.1. Về chính sách khách hàng

Việc xây dựng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay. Vì vậy, để ngân hàng phát triển một cách bền vững, Agribank có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất với chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn. Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, thu thập ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

- Có chính sách chỉ đạo chiến lược chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng khách hàng nhất định. Phân loại khách hàng theo các tiêu chí hiệu quả như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ ngân hàng, chất lượng tiền vay, để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách ưu đãi thích hợp đối với khách hàng lớn.

- Nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đồng thời nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, phong cách, thái độ giao tiếp tốt, văn minh làm vừa lòng khách hàng.

3.3.3.2. Về chính sách nhân sự

Agribank cần có những biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhân sự như:

- Agribank cần bổ sung đủ nhân sự cho phòng tín dụng và phòng quản lý tín dụng tại các Chi nhánh để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Thường xuyên đào tạo nâng cao và đào tạo lại nghiệp vụ cho CBTD từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên tác nghiệp dưới nhiều hình thức. Đồng thời, CBTD cần phải nghiên cứu nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách, đường lối phát triển của ngành, Nhà nước trong từng thời kỳ để vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

- Cần giao trách nhiệm rõ ràng và đánh giá cán bộ dựa trên cơ sở chất lượng của những khoản tín dụng được cấp ra. Dựa vào kết quả đã đạt được, Agribank có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Khi có vấn đề vi phạm xảy ra cần gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý với trách nhiệm của nhân viên thừa hành trong xử lý.

- Cử cán bộ chủ chốt đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài để có thể tiếp thu và cải tiến những mô hình và quy trình tác nghiệp hiện đại ở các nước trên thế giới.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của CBTD, có chế độ đãi ngộ tương xứng với chất lượng và hiệu quả công việc. Xây dựng một môi trường văn hóa phù hợp với phong cách năng động, sáng tạo của cán bộ nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên hoàn thành tốt công việc của mình.

3.3.3.3. Về điều chỉnh cơ cấu tín dụng, hạn mức tín dụng, cơ cấu khách hàng

Điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng của Agribank: tăng vốn lưu động cho vay các dự án mới, kết hợp cho vay trung dài hạn kèm ngắn hạn để phát triển khách hàng mới. Giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ.

Điều chỉnh cơ cấu khách hàng: tập trung tín dụng đối với các khách hàng thuộc lĩnh vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là mảng khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động trong các lĩnh vực trọng điểm của thành phố.

Cần đảm bảo việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong việc cấp hạn mức tín dụng, tập trung vào những ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định, hiệu quả phù hợp với định hướng chiến lược của quốc gia, tuyệt đối không vì mục tiêu tăng trưởng nóng và

những món lợi hời trước mắt mà đâu tư dàn trải, mang nhiều rủi ro, như vậy có thể vừa ích nước vừa lợi nhà.

3.3.3.4. Hoàn thiện quy trình tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải tách rời với hoạt động của chi nhánh. Do đó, để đảm bảo có thể phản ánh chính xác những vi phạm tín dụng đề nghị tách phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ ra khỏi chi nhánh trên cơ sở lập một trung tâm kiểm tra nội bộ cho một cụm khu vực. Nếu chưa thực hiện được ngay thì có thể cho kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh để có thể phản ánh khách quan hơn.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải thường xuyên được tiến hành đột xuất thay vì như định kỳ như thời gian qua. Nếu có thể có thể kết hợp thực hiện đồng thời cả hai để đem lại hiệu quả tốt hơn. Măt khác, cần có cơ chế đào tạo cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp vì hiện nay có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà chưa hề được đào tạo hoặc có kinh nghiệm làm tín dụng.

3.3.3.5. Về việc phòng ngừa rủi ro tín dụng Trước khi cho vay:

- Vấn đề phân tích, đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của người vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng là cực kỳ quan trọng để quyết định chất lượng vốn tín dụng. Do đó, bản thân ngân hàng phải hiểu biết về những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà người vay vốn đầu tư vào.

- Tuyệt đối không vì cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mà hạ thấp, bỏ bớt quy trình. Tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Mọi quyết định tín dụng đưa ra phải được xem xét, cân nhắc một cách kỹ càng, không được xem xét hời hợt, dễ dãi, có tính đến mối quan hệ tín dụng với ngân hàng thời gian trước đóvà triển vọng quan hệ trong tương lai. Phải đặt những quyết định tín dụng trong các yếu tố như: chế độ, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của hệ thống ngân hàng và của Agribank.

- Tài sản thế chấp, cầm cố dùng để đảm bảo khoản vay phải đảm bảo được cho cả vốn gốc và lãi vay cùng với những chi phí phát sinh (nếu có) khi buộc phải xử lý tài sản về sau này. Ưu tiên cho tài sản có thị trường tiêu thụ và có tính thanh khoản cao. Đối với

những TSĐB mà ngân hàng không có đủ điều kiện và khả năng thẩm định thì có thể mời các chuyên gia bên ngoài tiến hành đánh giá.

- Hiện nay, cán bộ tín dụng chưa thực sự nhạy bén trong việc tiếp cận với ngành nghề có xu hướng phát triển trong nền kinh tế theo từng thời kỳ để cho vay. Ngân hàng nên thành lập một bộ phận hỗ trợ chuyên thực hiện công việc là tìm hiểu thị trường, xu hướng phát triển ngành nghề trên tầm vĩ mô. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của chi nhánh. Từ những thông tin thu thập và kết quả phân tích đó thông báo trên toàn hệ thống ngân hàng. Thông tin này có giá trị rất lớn đối với cán bộ tín dụng trong việc đưa ra quyết định cho vay hay không.

Trong và sau khi cho vay:

- Mặc dù phòng tín dụng của các Chi nhánh đã tách bộ phận giải ngân và bộ phận quan hệ khách hàng nhưng do vẫn còn tồn tại chung trong một phòng nên trong việc giải ngân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi ý kiến của bộ phận quan hệ khách hàng hay trưởng phòng. Do đó, nên thành lập một phòng giải ngân độc lập hoàn toàn với các phòng tín dụng để món vay chỉ được giải ngân sau khi đã thực hiện đúng các quy định.

- Việc quản lý, kiểm soát sau cho vay tại Chi nhánh phải được hết sức coi trọng để nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Công tác kiểm tra và đánh giá lại khách hàng phải được thực hiện nghiêm túc và đúng thời hạn đã quy định. Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng thì phải thường xuyên cập nhật tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng.

- Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Qua đó ngân hàng vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

3.3.3.6. Về việc giao kế hoạch dư nợ cho các chi nhánh

Hàng quý, dựa trên số liệu cuối quý và dự kiến kế hoạch dư nợ VND và ngoại tệ quý sau của các chi nhánh gửi lên, Hội sở Agribank sẽ tổng kết và cân đối nguồn vốn để đưa ra hạn mức dư nợ VND và ngoại tệ cho từng chi nhánh. Tuy nhiên hạn mức này thường thấp hơn kế hoạch của các chi nhánh và khó thay đổi, tạo rất nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc phân bổ nguồn dư nợ này cho khách hàng. Từ đó làm giảm uy tín

của ngân hàng, gây cản trở trong việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Vì vậy, Hội sở chính cần phải xém xét, cân nhắc kỹ để đưa ra dư nợ VND và ngoại tệ hàng quý đáp ứng được nhu cầu của từng chi nhánh và sự linh hoạt trong thay đổi hạn mức đó nếu có biến động nhu cầu từ chi nhánh.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Agribank nói chung và Agribank Đông Sài Gòn nói riêng đang có những dấu hiệu suy giảm. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn” đã giải quyết được một số vấn đề

sau: dựa trên những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đông Sài Gòn, qua đó chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những định hướng trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn của một nhân viên đang công tác tại ngân hàng Agribank. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị công tác tại Agribank Chi nhánh Đông Sài Gòn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn

2. Báo cáo thường niên của ngân hàng Agribank năm 2011, năm 2012 và năm 2013 3. Báo cáo thường niên của ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2011, năm 2012 và năm 2013

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nhà xuất bản Thống kê

5. Quản trị Ngân Hàng Thương Mại Chủ biên : PGS.TS Nguyễn đăng Dờn – ĐHKT TPHCM

6. Quy định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.

7. Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN, ngày 22/01/2014 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank

8. Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 về việc quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Agribank

9. Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR của Hội đồng Thành viên Ngân hàng Agribank, ngày 30/03/2012 về việc quy định phân loại nợ

10. Công văn số 31/QĐ-HĐTV-KHDN, ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên ngân hàng Agribank về việc thông báo thẩm quyền cấp tín dụng năm 2014 cho Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn

11. Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn 12. Website www.cafef.vn

13. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 14. Website Ngân hàng Agribank: www.agribank.com.vn

16. Website: http://www.gso.gov.vn

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Đơn vị : Tỷ đồng , 1.000 USD

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

15 15 16

A – NGUỒN VỐN 3,212 3,014 3,443

I- Nguồn vốn huy động ĐP 3,100 2,902 3.331

1> Nội tệ 2,966 2,814 3,247

- Tiền gửi TCKT 611 415 546

- Tiền gửi kho bạc 290 112 213

- Tiền gửi TCTD 3 4 4

- Tiền gửi dân cư 2,062 2,283 2,484

Phân theo kỳ hạn 2,966 2,814 3,247 - Không kỳ hạn 484 343 449 - Kỳ hạn dưới 12 tháng 2,123 1,514 1,791 - Kỳ hạn 12T đến 24T 38 757 873 - Kỳ hạn trên 24T 321 200 134 2> Ngoại tệ 134 88 84 - Tiền gửi các TCKT 64 20 13

- Tiền gửi dân cư 70 68 71

Phân theo kỳ hạn 134 88 84

- Không kỳ hạn 9 17 4

- Kỳ hạn dưới 12 tháng 118 67 76

- Kỳ hạn 12 tháng đến 24T 7 4 4

- Kỳ hạn trên 24T - - -

• Dân cư nội + ngoại tệ 2,132 2,351 2,555

• Tỷ trọng dân dư 68,77% 81,01% 76,70% II- Huy động hộ TW 112 112 112 - Kỳ hạn dưới 12 tháng - - - - Kỳ hạn trên 24T 112 112 112 Thừa, thiếu vốn (TK 519101) - - - 1> Nội tệ 886 776 1,167 2> Ngoại tệ (1.000USD) 2,643 2,354 2,382 A – SỬ DỤNG VỐN - - - I – Dư nợ tín dụng 2,017 1,882 1,871

1> Dư nợ theo TP kinh tế 2,017 1,882 1,871

- Doanh nghiệp Nhà nước - - -

- Doanh nghiệp NQD 1,795 1,655 1,609

- Hợp tác xã - - -

- Hộ sản xuất tư nhân cá thể 222 227 262

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2> Dư nợ theo kỳ hạn 2,017 1,882 1,871 - Ngắn hạn 641 772 858 - Trung hạn 1,357 1,097 1,002 - Dài hạn 19 13 11 Trong đó: • Trung dài hạn • Tỷ trọng trung dài hạn 68.2% 59% 54.1% • Nợ xấu 5.05 4.2 2.32

• Dư nợ ngoại tệ (USD) 230 1,258 999

• Dư nợ ngoại tệ (tỷ đồng) 5 26 21

• Dư nợ nội tệ (tỷ đồng) 2,012 1,856 1,850

C-KD NGOẠI HỐI

1. Mua, bán ngoại tệ

+ D.số mua (lũy kế; 1000USD) 82,155 55,163 43,753 +D.số bán (lũy kế; 1000USD) 82,207 55,192 43,738 2.Thanh toán quốc tế

+Thanh toán hàng xuất

- Số món(lũy kế) 21 286 354 - Số tiền(lũy kế; 1000 USD) 1,891 14,514 18,472 Trong đó LC: - Số tiền(lũy kế) 21 53 33 - Số tiền(lũy kế; 1000 USD) 1,891 5,562 2,957 +Thanh toán hàng nhập -Số món(lũy kế) 252 312 450 -Số tiền(lũy kế; 1000 USD) 13,910 7,173 16,441 Trong đó L/C: - Số món( lũy kế) 50 7 22 -Số tiền(lũy kế; 1000 USD) 9,001 475 5,103 - - - D – TÀI CHÍNH - - - Tổng thu nhập 671,32 474,48 350

Tổng chi phí(chưa lương) 486.13 343.41 291

Qũy thu nhập 185.19 131.07 59

Hệ số lương đạt được 2.18 1,51 0.25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)