5. Kết cấu KLTN
1.3.3.4. Giảm nhẹ rủi ro
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại:
Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng: − Phân loại nợ và xử lý nợ xấu .
− Trích dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.
− Nâng cao tỷ trọng và chất lượng tài sản bảo đảm.
− Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật.
− Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ, tự thanh lý tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.
− Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại Tòa án để thu hồi nợ và tài sản.
− Chia sẻ rủi ro (đồng tài trợ, bán nợ..).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng Agribank - Chi nhánh Đông Sài Gòn 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Agribank
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2.1.2. Giới thiệu tổng quan ngân hàng Agribank - Chi nhánh Đông Sài Gòn
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Agribank - Chi nhánh Đông Sài Gòn Đông Sài Gòn
Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn là một trong những chi nhánh của ngân hàng Agribank. Tiền thân của ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn là ngân hàng Agribank chi nhánh Quận 2, được tách ra từ ngân hàng Agribank chi nhánh Thủ Đức và thành lập theo Quyết định số 391/NHNo-02 ngày 08/07/1998 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Agribank.
Ngày 01/07/2013, chi nhánh chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0100686174-108, đăng ký thay đổi lần 4. Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn là đơn vị kinh doanh độc lập, hoạt động với tên giao dịch:
Bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh Đông Sài Gòn.
Bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development - Dong
Sai Gon Branch.
Trụ sở chính: 96 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn là chi nhánh ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Agribank với đội ngũ cán bộ lên đến 130 người, được đánh giá là một trong những chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại. Trải qua gần 16 năm xây dựng và trưởng thành chi nhánh đã phát triển mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và tính đến nay đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức
Ban lãnh đạo của ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn gồm có một Giám Đốc và ba Phó Giám Đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng ban.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của NH Agribank – Chi nhánh Đông Sài Gòn
− Phòng tín dụng: với chức năng là thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với
các doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi.
− Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ: chức năng của phòng là kiểm tra, giám sát việc
chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà Nước.
− Phòng hành chính nhân sự: xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý
và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham mưu cho Giám Đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.
− Phòng kinh doanh ngoại hối: khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu
thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, cho vay xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.
− Phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện giao dịch khách hàng chuyển tiền, báo có tài
khoản trong nước và trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH NGÂN QUỸ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kiểm tra – kiểm soát nội bộ
Phòng tín dụng
Phòng kinh doanh ngoại hối
định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương của chi nhánh và trình Ngân hàng Agribank phê duyệt.
− Phòng kế hoạch tổng hợp: nhiệm vụ chính là lập báo cáo thống kê kế hoạch định
kỳ theo quy định của Ngân hàng Agribank VN, Ngân hàng Nhà nước.
− Phòng dịch vụ: phát hành thẻ ATM, trả lương qua thẻ, lắp đặt máy POS để thanh
toán hàng hóa và dịch vụ và các dịch vụ khác.
2.1.2.3. Các chức năng chủ yếu
Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư.
Tạo phương tiện thanh toán: khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, họ có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà Nước. Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn với chức năng của mình luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.
2.1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Agribank – Chi nhánh Đông Sài Gòn Gòn
Các sản phẩm, dich vụ chủ yếu Agribank Đông Sài Gòn hiện nay đang cung cấp cho KH được chia thành 3 nhóm :
Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ ( huy động vốn ): tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, dự thưởng với lãi suất cạnh tranh theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có: cho vay, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh trên thị trường tiền tệ (Spot, Forward, Option)…
Nhóm 3: Các dịch vụ NH: thanh toán ( trong nước, quốc tế ), bảo lãnh, dịch vụ tài chính DN, thẻ ATM, phone banking, mobile banking, ...
Đánh giá môi trường kinh doanh
Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong 3 năm trở lại đây 2011-2013 đạt tỷ lệ thấp (bình quân chỉ tăng 5,52 %/năm) nhưng trong điều kiện cụ thể với tình hình kinh tế thế giới trì trệ thì đây là mức tăng trưởng thành công của Việt Nam, có dấu hiệu phục hồi vào năm 2013 và có thể tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo.
Năm 2013, chính phủ thực hiện quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế; Tái cơ cấu các doanh nghiệp (DNNN); Xử lý nợ DN, nợ xấu của các NHTM và đã đạt được những kết quả khả quan. Đáng chú ý, kết thúc năm 2013, tổng số các DN đăng ký thành lập mới đạt 76.955 DN, tăng 10,1 % so với năm 2012. Qua đó tạo điều kiện và cơ hội tốt hơn cho các DN mới thành lập tiếp cận với nguồn vốn tín dụng NH, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Riêng Tp. Hồ Chí Minh tốc độ tăng trưởng luôn giữ mức cao nhất, năm 2012 cao gấp 1,77 lần so vói cả nước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của TP. Hồ Chí Minh ước tính đạt 595.375,6 tỷ đồng, tăng 9,2% , trong khi đó dự ước cả nước đạt 5,2 %. Năm 2013 ước tính đạt 764.444 tỉ đồng với mức tăng trưởng 9,3 %. Đây cũng là những lợi thế tiềm năng cho các ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư, kinh doanh, huy động được lượng vốn nhàn rỗi từ nơi thừa từ các cá nhân và tổ chức và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đang thiếu hụt.
v Khó khăn
Trong những năm trở lại đây, kinh tế cũng dần phục hồi sau sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng vẫn còn tác động mạnh và gây khó khăn đến nhiều lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, trong đó phải kể đến các ngân hàng. Các doanh nghiệp dần thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Giá cả tăng kèm theo xu hướng tiết kiệm của người dân. Do đó lãi suất ngân hàng giảm mạnh, giá vàng và USD tuột dốc liên tục, hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu không mấy linh hoạt làm mất khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp. Điều này đe doạ trưc tiếp đến rủi ro tín dụng NH khi khả năng trả nợ của DN giảm sút. Sự thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia liên tục để đối phó với khủng hoảng cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NH., môi trường pháp lý cơ chế chính sách chưa đươc hoàn thiện cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kiểm soát hoạt động của NH.
Cùng với khó khăn về khủng hoảng tài chính tiền tệ như trên, trên địa bàn TPHCM hiện có 37 hội sở và 318 sở giao dịch, chi nhánh của các tổ chức tín dụng hoạt
động ( tính đến cuối năm 2013) làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần bị chia nhỏ.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro của Agribank – Chi nhánh Đông Sài Gòn 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2013 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị:Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn
Nhìn chung thu nhập trước thuế của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm dần. Năm 2011 thu nhập trước thuế đạt 169.897 triệu đồng giảm xuống còn 112.000 triệu đồng và đến năm 2013 con số này đạt mức 98.000 triệu đồng (giảm 71.897 tỷ đồng so với năm 2011). Nguyên nhân chi phí vốn tăng cao, khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay, nguồn vốn huy động cao trước đó chi nhánh vẫn còn hiệu lực. Bên cạnh đó, với sự ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng kinh tế khiến ngân hàng Agribank nói chung và chi nhánh nói riêng gặp không ít khó khăn. Quỹ thu nhập chưa lương tuy có xu hướng giảm qua các năm nhưng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trong 2 năm trở lại đây vượt mức kế hoạch. Cụ thể năm 2013 đạt 109,2% kế hoạch đã được giao.
Tuy các chỉ tiêu kinh doanh trong 2 năm trở lại đây đều không đạt so với kế hoạch trung ưng giao nhưng hoạt động tài chính của chi nhánh khá sôi nổi so với các chi nhánh cùng cấp và thu được kết quả khả quan cho chi nhánh. Quỹ thu nhập luôn đạt ở mức vượt chỉ tiêu đề ra do chi nhánh thực hiện triệt để các khoản thu dịch vụ, điều hành và kiểm soát lãi suất linh hoạt, chú trọng và nâng cao uy tín tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp và ổn định, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu 671.318 474.000 521.000
Tổng chi 501.421 362.000 423.000
Thu nhập trước thuế 169.897 112.000 98.000
2.2.2. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn
Trong thời buổi kinh tế khó khăn và cạnh tranh hiện nay, việc có quá nhiều kênh thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau thì hoạt động guy động vốn gặp không ít khó khăn. Tuy vậy trong những năm trở lại đây thì hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn tăng trưởng khá đều và ổn định. Là do sự uy tín và chất lượng ngân hàng ngày càng được khẳng định, nâng cao. Giai đoạn 2011-2012 tuy tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn có sự sụt giảm nhẹ ( từ 3.100 tỷ đồng xuống còn 2.909 tỷ đồng tương đương giảm 6,4%) nhưng những năm kế tiếp ngân hàng đã kịp lấy lại được vị thế và tăng trưởng mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn huy động được giai đoạn 2011- 2012 là do sự sụt giảm của nguồn vốn nội tệ thuộc thành phần tổ chức. Chi phí tài chính
Chỉ tiêu 2011 So 2010 2012 So 2011 2013 So 2012 Nguồn vốn huy động 3.100 -26,01% 2.909 -6,4% 3.331 +14,5%
1-Tiền gửi dân cư
VNĐ và ngoại tệ qui đổi 2.132 +1,33% 2.351 +10,3% 2.555 +8,67% Tỷ trọng 68,8% 81,1% 76,70% 2-TG tổ chức tín dụng VNĐ và ngoại tệ qui đổi 03 -25% 04 +33,3% 04 Tỷ trọng 0,1% 0,14% 0,12% 3-TG tổ chức kinh tế xã hội VNĐ và ngoại tệ qui đổi 965 -53,65% 547 -43,3% 772 +41,13 % Tỷ trọng 31,1% 18,85% 23,18%
tăng cao, lượng vốn sử dụng để thanh toán các khoản tài chính đến hạn. Thông tư 13/2010/TT-NHNN Việt Nam ban hàng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của các ngân hàng. Các ngân hàng bị khống chế lãi suất ở mức trần kéo theo hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Do đó không thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền như những năm trước.
Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Đông Sài Gòn giai