5. Kết cấu KLTN
2.2.2. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn
Trong thời buổi kinh tế khó khăn và cạnh tranh hiện nay, việc có quá nhiều kênh thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau thì hoạt động guy động vốn gặp không ít khó khăn. Tuy vậy trong những năm trở lại đây thì hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn tăng trưởng khá đều và ổn định. Là do sự uy tín và chất lượng ngân hàng ngày càng được khẳng định, nâng cao. Giai đoạn 2011-2012 tuy tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn có sự sụt giảm nhẹ ( từ 3.100 tỷ đồng xuống còn 2.909 tỷ đồng tương đương giảm 6,4%) nhưng những năm kế tiếp ngân hàng đã kịp lấy lại được vị thế và tăng trưởng mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn huy động được giai đoạn 2011- 2012 là do sự sụt giảm của nguồn vốn nội tệ thuộc thành phần tổ chức. Chi phí tài chính
Chỉ tiêu 2011 So 2010 2012 So 2011 2013 So 2012 Nguồn vốn huy động 3.100 -26,01% 2.909 -6,4% 3.331 +14,5%
1-Tiền gửi dân cư
VNĐ và ngoại tệ qui đổi 2.132 +1,33% 2.351 +10,3% 2.555 +8,67% Tỷ trọng 68,8% 81,1% 76,70% 2-TG tổ chức tín dụng VNĐ và ngoại tệ qui đổi 03 -25% 04 +33,3% 04 Tỷ trọng 0,1% 0,14% 0,12% 3-TG tổ chức kinh tế xã hội VNĐ và ngoại tệ qui đổi 965 -53,65% 547 -43,3% 772 +41,13 % Tỷ trọng 31,1% 18,85% 23,18%
tăng cao, lượng vốn sử dụng để thanh toán các khoản tài chính đến hạn. Thông tư 13/2010/TT-NHNN Việt Nam ban hàng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của các ngân hàng. Các ngân hàng bị khống chế lãi suất ở mức trần kéo theo hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Do đó không thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền như những năm trước.
Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Đông Sài Gòn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Đông Sài Gòn
Phân loại theo kỳ hạn cho vay ta thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ ưu thế nhất trong cơ cấu vốn nhưng lại có xu hướng giảm dần (Năm 2011: 2.240 tỷ đồng; Năm 2012: 1.581 tỷ đồng; Năm 2013: 1.867 tỷ đồng). Trong khi đó nguồn vốn có kì hạn từ 12 – 24 tháng lại tăng mạnh (Năm 2011: 45 tỷ đồng; Năm 2012: 761 tỷ đồng; Năm 2013: 877 tỷ đồng).
Nguyên nhân: năm 2012 trước động thái cắt giảm lãi suất huy động của các ngân hàng lớn xuống dưới trần huy động của NHNN thì việc các ngân hàng lớn giảm lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngắn và giữ nguyên lãi suất có kỳ hạn dài đều có ý đồ và nguyên do của nó và Agribank cũng không ngoại lệ.
Nếu lượng tiền gửi trung và dài hạn tăng lên, NH sẽ có nguồn vốn cho vay dài hạn tốt hơn, vì vậy không quá lo lắng về vấn đề dòng tiền sẽ chảy sang các các kênh đầu tư khác do lãi suất huy động thấp. Tính ổn định thanh khoản của chi nhánh cũng vì đó mà được gia tăng.
Mặc khác hiện nay người gửi tiền đang cân nhắc việc tìm nơi sinh lời tốt hơn cho đồng vốn của mình bởi nhiều năm nay, NH luôn là lựa chọn số 1 khi lãi suất cao và ít rủi ro trong lúc chứng khoáng(CK), bất động sản đóng băng, vàng biến động khôn lường. Thế nhưng việc LS tiết kiệm đã và đang tiếp tục có xu hướng giảm khiến họ thực sự lo ngại và có thể chuyển tiền tiết kiệm sang những kênh khác. Đây cũng là một vấn đề đáng băn khoăn và khó khăn của ngân hàng Agribank nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói riêng.