Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu KLTN

2.3.1 Những kết quả đạt được

Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn đã và đang xây dựng văn hoá tín dụng lành mạnh với chương trình quản trị rủi ro tín dụng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh quán triệt. Trong những năm vừa qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đạt một số kết quả đáng kể sau:

Một là: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Những năm gần đây, chi nhánh đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời kiểm soát chặt chẽ từng món vay của chi nhánh.

Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của mỗi Phòng giao dịch và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban giám đốc đã giúp cho các Phòng giao dịch có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Sài Gòn đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản trị tín dụng đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lượng của những khoản tín dụng gần đây được nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thông tin và hệ thống công nghệ.

Hai là: Thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng

Ngân hàng thực hiện đúng những quy định chính sách cho vay như: đánh giá, xếp loại tín dụng khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó có sự đánh giá chính xác hơn chất lượng của danh mục tín dụng, hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc chính sách cho vay và quy tình tín dụng: thẩm định, đánh giá khách hàng và phương án vay vốn theo đúng quy trình, coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi tất toán các khoản vay.

Ba là: Thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên

Hàng tháng ngoài việc kiểm kê tài sản đảm bảo được thực hiện theo đúng nguyên tắc, có sự tham gia của các bộ phận chức năng: bộ phận tín dụng, bộ phận ngân quỹ (quản lý tài sản đảm bảo).

Trước tiên, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được tiến hành đối với các tài sản đảm bảo của các món nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 để làm cơ sở xác định đúng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn. Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên giúp Ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế về chất lượng và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, từ đó điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ từ tài sản đảm bảo của Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng cường về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách. Phòng Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện: đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉ đạo chung của ngân hàng.

Năm là: Phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược

Định hướng của chi nhánh trong những năm vừa qua là hướng tới đối tượng khách hàng kinh tế hộ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Ngân hàng cung cấp sản phẩm trọn gói bao gồm: tiền gửi, dịch vụ, tiền vay và dịch vụ khác. Điều này sẽ làm gia tăng lợi ích cho Ngân hàng từ một khách hàng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng hướng sự quan tâm tới các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, uỷ thác đầu tư và đưa vào chiến lược phát triển khách hàng của mình. Đây là định hướng đúng phù hợp với sự phát triển của chi nhánh, nhằm đánh giá các lĩnh vực đầu tư an toàn, tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn và có mức rủi ro lớn.

Sáu là: Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro

Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như sau: Ban giám đốc, Trưởng phòng Tín dụng, nhân viên tín dụng phối hợp nhịp nhàng để đưa ra kế hoạch cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu; cán bộ tín dụng có biện pháp quản lý từng món nợ hiệu quả nhất theo đúng quy định của pháp luật; ban giám đốc đưa ra kế hoạch làm việc cụ thể cho từng khoản vay đã quá hạn, món nợ xấu và những món nợ có dấu hiệu rủi ro; xác định xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.

Bảy là: Đổi mới hình thức tín dụng tập trung

Từ năm 2009, chi nhánh đã cơ cấu lại mô hình tổ chức tín dụng, từ phân tán sang tập trung. Phòng Tín dụng thực hiện toàn bộ các chức năng của công tác tín dụng, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện chỉ tiêu tín dụng hàng năm, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng của phòng làm tất cả các khâu của quy trình tín dụng, giai đoạn này đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức tín dụng cơ bản, các chức năng trong hoạt động tín dụng được làm rõ, các cấu phần trong xử lý tín dụng mang tính

chuyên sâu và độc lập. Chức năng hoạch định tín dụng, xây dựng cơ chế chính sách tín dụng, quản lý nợ xấu được hình thành do một Phó Giám đốc phụ thách nên việc chỉ đạo, điều hành, kiểm soát, chất lượng tín dụng được chủ động, tích cực và kịp thời góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

. Tám là: Hoàn thiện, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng luôn nhấn mạnh quản trị rủi ro tín dụng là công tác hết sức quan trọng và phải được thực hiện trước tiên. Thực tế mô hình xử lý rủi ro tín dụng hiện chi nhánh đang áp dụng là do ngân hàng Agribank xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn hệ thống Agribank, được tham mưu và hỗ trợ từ phía các chuyên gia ngân hàng trong và ngoài nước.

Quy trình xử lý rủi ro tín dụng được thể hiện qua: quy trình thẩm định và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm soát, quy trịnh thu hồi nợ, quy trình tất toán khoản vay, quy trình xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)