Tài chính trị xã hội nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 45 - 55)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. tài chính trị xã hội nổi bật

Chính trị xã hội của một đất nước là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề “nóng” luôn luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận. Có lẽ chính vì điều đó nên trong cuốn tạp văn của mình Phan Thị Vàng Anh đã dành khá nhiều trang văn để đề cập đến vấn đề chính trị xã hội.

Khi đọc “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”, người đọc luôn cảm thấy day dứt, trăn trở trước những vấn đề chính trị, xã hội mà tác giả đã phản ánh. Đặc biệt là trong các bài viết: Bữa rượu trưa của cán bộ ta; Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?; À!...ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói; Tư cách con cá; Chất vấn, chất vấn, chất vấn nữa; Giá như tỉnh ta bớt vài phút cho người nghèo; Gửi ông X., người ghét karaoke; … Các bài viết này đều đề cập đến “tính có vấn đề” liên

quan đến chính trị ở nước ta. Đó là thực trạng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, quan liêu, đổ tội liên ngành,…của một số Bộ, ngành, và cán bộ công chức Nhà nước.

Việc các cán bộ, công chức làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, ăn bớt thời gian của Nhà nước, đi muộn, về sớm, la cà ở các quán bia rượu là tình trạng phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Đạo đức, tác phong, tư cách cán bộ thiếu sự chuẩn mực, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Trong bài “Bữa rượu trưa của cán bộ ta”, nhà văn phản ánh rất chân thực thói quen, lề lối làm việc bê tha của một bộ phận cán bộ từ cấp cao tới cấp địa phương: “Đoàn công tác về địa phương, thể nào cũng có màn được tiếp đón chu

đáo là ở nhà khách trung tâm, buổi sáng cán bộ địa phương đưa đi ăn sáng, sau đó làm việc, đến trưa thì ăn cơm và thế là coi như kết thúc một ngày làm việc; bởi vì một bữa trưa như thế thường rất dài, rồi sau đó tất cả đều gật gù buồn ngủ do bia, do rượu, khiến buổi chiều làm ăn chẳng ra sao… Xong đến bữa tối,

lại cũng do địa phương thết. Bữa này thì uống hăng hơn. “Đằng nào cũng đi

ngủ mà”, cán bộ địa phương nói” [10, tr.259]. Trước thực trạng đó, Phan Thị

Vàng Anh đã dám nhìn thẳng vấn đề, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình:

“Rượu đã trở thành một thứ giấy thông hành để đoàn công tác và địa phương hiểu nhau” [10, tr.260].

Theo Phan Thị Vàng Anh, chính trị ở nước ta có một thực trạng đó là cơ chế “đổ tội liên ngành”. Nói như vậy có nghĩa là, khi một chủ trương, chính sách, kế hoạch nào đó triển khai xuống quần chúng mà kết quả thu về không tốt, không cao thì cơ quan, tổ chức chủ quản thường ít đứng ra chịu trách nhiệm, mà lúc đó cơ chế “đổ tội liên ngành” đã trở thành hội chứng “cháy nhà vạ lây”, cho nên những cơ quan có liên quan dù ít hay nhiều, đều phải chung hệ lụy “bị buộc tội”. Điều này được phản ánh rõ trong các bài: Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?,

À…ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói, Tư cách con cá.

Trong bài “Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?”, Phan Thị Vàng Anh nhận thấy rằng ở nước ta “cái sự không rõ ràng nó có trong vô vàn lĩnh vực. Và tập cho

người ta dám nói “Có” hay “Không” một cách rõ ràng có lẽ còn phải rất

lâu…” [10, tr.133]. Do cơ chế “đổ tội liên ngành”, nên cụ Rùa Hồ Gươm mới

phải sống ở một nơi đúng ra cần được “nhắc tới một cách trân trọng, được nâng

lên hàng biểu tượng” [10, tr.134], thì ngược lại cụ “đành an phận” ở trong hồ

nước bẩn, “nơi sâu nhất còn có 1.2m, nơi nông nhất có 0.4m” [10, tr.135]. Nếu theo lí mà xét, thì cái “tội liên ngành” ấy sẽ “xử phạt” những cơ quan nào? Thứ

nhất: “quận Hoàn Kiếm (nơi tọa thủ cái hồ của cụ)”; thứ hai: “Sở Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội”; thứ ba: “Sở Giao thông Công chính thành phố Hà

Nội”; thứ tư: “Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội”.

Nhưng chắc gì bốn cơ quan, tổ chức kia đều “giơ tay chịu trói”. “Xét cho cùng

tất cả chỉ tại cụ Rùa. Cụ không thuộc một biên chế bộ nào rõ rang để người ta

quy trách nhiệm. Cụ là một niềm tự hào chung nên bắt buộc phải có những thiệt thòi riêng. Điều này, khi cho mượn kiếm, tổ tiên cụ đã không ngờ tới” [10, tr.136].

Hay trong bài “ À…ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói” tác giả phản ánh một thực trạng thoái thác trách nhiệm, “đổ tội liên ngành” trong các Bộ, ngành, cơ quan đơn vị ở nước ta. Trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm , anh phóng viên có cuộc trao đổi với một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm về các biện pháp nghiên cứu nghiên cứu mầm độc chính xác để kịp thời cảnh báo cho dân. Khi phóng viên hỏi “ Theo tiến sĩ chừng nào

mới có một cách làm việc khoa học để có kết quả chính xác?” [10, tr.126], thì

ông Phó Cục trưởng buông một câu trả lời chung chung rất thiếu trách nhiệm rằng “ À…ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…” [10, tr.126]. Và khi được hỏi “thế sao không thuê chuyên gia nước ngoài để xét nghiệm cho chính xác” thì nhận được câu trả lời “thôi đi, đắt lắm”…Hơn nữa xét nghiệm chỉ là xét nghiệm,

trong khi chỉ cần “chủ động” nhìn lâm sang (trợn mắt, tê môi, co giật, chết?) thì biết ngay là ngộ độc”[10, tr.126]. Và giải pháp cuối cùng ông Phó Cục trưởng

đưa ra cho vệ sinh an toàn thực phẩm là “giáo dục dân, “địch vận” các cơ sở

kinh doanh, sản xuất. Tuyên truyền là hàng đầu”. Sau đó ông giải thích việc

phân chia quyền lực như sau: “quản rau sạch là bộ Nông nghiệp. Quản thuốc trừ sâu không đúng cách là Cục Bảo vệ thực vật. Tác động của rau bẩn, thuốc độc thì không thấy nói ai quản, chỉ thấy anh bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùi đầu vào nghiên cứu. Thậm chí có báo cáo lên là có tác động đến sức khỏe thì bộ Y tế chỉ có chỉ đạo, đề xuất thôi, chứ cũng không quản. Vấn đề nào

thì Bộ ấy nghiên cứu, được hay không là do phối hợp liên ngành” [10, tr.127- 128]. Theo như cách giải thích của ông này thì cái Cục của ông chẳng bao giờ phải chịu bất cứ trách nhiệm gì cả. Rõ ràng, một số cán bộ của ta rất thờ ơ, thiếu trách nhiệm với nhân dân, với đất nước.

Trong bài “Gửi ông X.,…người ghét karaoke”, tác giả phản ánh bệnh quan liêu, sợ trách nhiệm của một số công chức thuộc các cơ quan quản lý văn hóa. Họ chỉ muốn sống nhàn, muốn ít việc, không muốn phải đau đầu suy nghĩ nên họ làm ngơ trước nhu cầu giải trí của người dân. Họ muốn dẹp các quán karaoke vì cho rằng nó diễn biến phức tạp, làm suy thoái đạo đức con người, nó làm họ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm. Họ “làm ngơ trước việc bao nhiêu cơ quan đi

chơi cuối tuần ở quán karaoke, tập các bài hát “đỏ” cho hội diễn. Ông cũng làm như không biết karaoke là nơi bọn thanh niên vẫn tổ chức những buổi vừa hát vừa ăn sinh nhật trong lành. Ông muốn rảnh tay thì ông chỉ lấy những mặt xấu của karaoke ra làm cớ để thủ tiêu cái quyền được giải trí của người dân”

[10, tr.168]. Tác giả đã thẳng thắn nhận định: “Không phải ông giáo điều. Không phải ông cứng nhắc, không phải ông thù hận, ông ghét con người. Chỉ vì ông là một công chức quan liêu, sợ trách nhiệm thôi...” [10, tr.167 – 168].

Những vấn đề chính trị, xã hội ở nước ta được Phan Thị Vàng Anh nhìn nhận, miêu tả rất tường tận, rõ nét qua những trang tạp văn của mình. Đôi mắt của nhà văn tựa như chiếc kính chiếu yêu, nhìn đâu đâu cũng tìm ra “quái vật”. Và khi đã tìm được chúng thì tác giả tập trung phanh phui, mổ xẻ để làm sáng tỏ vấn đề, sự việc, đối tượng… thậm chí có khi kiên quyết “tiêu diệt”, “trừ khử”, cho đến cùng mới thôi.

2.1.3. Đề tài văn hóa, giáo dục

Văn hóa, giáo dục là mảng đề tài có sức hút với người đọc thời hiện đại. Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của văn hóa, giáo dục. Bên cạnh những mặt tích cực là vô số những hạn chế, những tiêu cực. Trước thực trạng ấy, nhà

văn Phan Thị Vàng Anh đã dành phần lớn trang viết trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” để đề cập đến vấn đề này. Trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” có đến 45/73bài nhà văn viết về đề tài văn hóa, giáo dục.

“Hầu hết các lĩnh vực của đời sống văn hóa, giáo dục như: ngành giáo dục, ngành hàng không, ngành đường sắt, ngành y tế, ngành du lịch, các chuyên ngành nghệ thuật (điện ảnh, văn học nghệ thuật…), thư viện, bảo tàng… đều được tác giả phản ánh bằng nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, “tính có vấn đề” là điểm quy chiếu chung cho những khía cạnh, lĩnh vực đời sống văn hóa, giáo dục được soi rọi qua lăng kính thẩm thấu của nhà văn [43].

Về giáo dục, có các bài: Có đức mà không có tài, Giao trứng cho ác, Món nợ của ngành giáo dục, Cuối cùng là lè lưỡi, (Điểm)…tuy là mất, tiếng vang như mõ, Sự nan giải của cái Tí … Các bài này tập trung làm rõ những khuyết

điểm, hạn chế trong các hoạt động dạy và học ở nước ta hiện nay. Đó là thực trạng học chay, học vẹt; bệnh thành tích; sự suy đồi về đạo đức, phẩm chất, nhân cách của người giáo viên; trình độ năng lực của giáo viên; sự thụ động, máy móc, thiếu tự trọng của học sinh,…

Trong xã hội hiện nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên thực sự thiếu tư cách, phẩm chất, đạo đức, năng lực sư phạm để làm nghề dạy học. Cách cư xử và hành động của họ có những lúc phản tác dụng đối với hoạt động giáo dục. Khi đọc bài “Cuối cùng là lè lưỡi”, các bậc phụ huynh dường như mất niềm tin vào phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo cũng như phẩm chất của người học trò. Bắt nguồn từ một câu chuyện có thật, được báo Tiền Phong đưa tin, số ra ngày 9/6/2003, sau khi đọc xong, tác giả tóm tắt như sau: “Cô giáo Phương

Lan, 26 tuổi, dạy tiếng Anh, vào lớp, thấy ghế của mình đã bị trò nào vẽ đầy phấn. Cô nổi điên, không chịu để lớp thay ghế mới, không chịu để lớp lau ghế cũ, mà bắt thủ phạm phải tự ra khai báo và lau. Thủ phạm không đầu thú. Hình phạt của cô dành cho cả tập thể dung dưỡng tội phạm là: cả lớp lên liếm cho

sạch ghế của cô. 47 học sinh lớp 7 của trường PTCS Liên Hoa, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã lên liếm sạch ghế cho cô. Nhưng, cô chưa hả giận. Cô bắt bỏ phiếu kín khai báo thủ phạm. 47 cái phiếu thu về toàn phiếu trắng. Cô tức giận ra lệnh: lên liếm ghế đợt hai, và không được liếm dối. 47 học trò lớp 7 lại lên liếm lần nữa, ngoan ngoãn” [10, tr.105 – 106]. Tác giả đã đặt ra vấn đề sự suy đồi về nhân cách đạo đức của một số giáo viên trong môi trường giáo dục hiện nay. Họ đã đánh mất sự mô phạm chuẩn mực của một nhà giáo. Giáo viên thì suy đồi về đạo đức còn học trò kém cỏi, nghèo lòng tự trọng. Độc giả có lẽ đa số đều đồng tình với sự phẫn nộ của nhà văn đối với câu chuyện này. Tức là lúc mọi người đọc xong, “thấy giận cái “con” cô giáo kia 1, thì giận đám học trò kia 47 (bởi

có 47 trò mà)” [10, tr.105 – 106]. Hơn thế, mọi người chắc chắn sẽ đánh con

cháu của mình “một trận đến thụt cả lưỡi vào” [10, tr.105 – 106] (nếu chúng thuộc một trong số 47 học trò của lớp học kia). Bởi theo như tác giả thì: “cái nỗi

xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có con ngoan ngoãn liếm ghế cô!” [10, tr.105 – 106]. Hành động (liếm ghế cô) của 47 học trò đó đã

dự báo sự xuống cấp về lòng tự trọng của giới học sinh đang ngồi trên ghế các nhà trường hiện nay. Có lẽ lòng tự trọng của “lũ” học trò ấy đã bị nền giáo dục nước ta tước dần tước mòn nhiều năm nay. Lòng tự trọng của học trò “chết dần” khi dễ dãi nhận được những danh hiệu “giỏi”, “xuất sắc” mà mình chưa thật sự xứng đáng được hưởng, khi ngoan ngoãn thủ tiêu cái tôi để làm theo văn mẫu, bài mẫu. Theo tác giả, “lòng tự trọng, sự kiêu hãnh về bản thân của học sinh,

sinh viên hiện nay đang dần bị teo tóp”.

Những khuyết điểm, hạn chế trong giáo dục không chỉ tồn tại ở phạm vi cá nhân mỗi thầy cô giáo, mà hơn thế nữa, có khi trở thành “hội chứng” của cả một tập thể, tổ chức, hệ thống. Trong bài “Giao trứng cho ác”, từ việc ra đề thi tốt nghiệp cấp tiểu học (môn Tiếng Việt) của Sở GD – ĐT Cần Thơ với nội dung:

“Một hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê” [10,

trong câu trên” [10, tr.91], đáp án của Sở là “bà nội”, tác giả đã phản ánh thực

trạng dạy học và kiểm tra thi cử của ngành giáo dục Cần Thơ nói riêng và nước ta nói chung. Cụ thể ở đây là việc biên soạn đề thi và đáp án. Có thể thấy đây là một kiểu ra đề hết sức “ngớ ngẩn” của Sở GD – ĐT Cần Thơ. Vấn đề này đã được báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 23/5/2002 đưa tin, sau đó Phan Thị Vàng Anh

mới dựa vào những thông tin có trên mặt báo để viết bài phản ánh, bình luận với tiêu đề: Giao trứng cho ác. Đáp án (của Sở) chưa dừng lại ở đó,“đề ra ngày hôm

trước, ngày hôm sau, cũng theo báo Tuổi Trẻ, Sở GD – ĐT Cần Thơ đã họp với các trường tiểu học. Tại đây, sau nhiều tranh luận, cuối cùng Sở đồng ý đưa

thêm các đáp án là “ông nội”, “ông ngoại”” [10, tr.91 – 92]. Đúng là đáp án

ngớ ngẩn. Vậy mà “cả một Sở GD – ĐT Cần Thơ đã phải họp với các trường

tiểu học trong địa phận Cần Thơ, tốn bao nhiêu giờ đồng hồ, uống bao nhiêu là nước, cãi bao nhiêu là lời lẽ về một cái đề thi mà phải dùng cái từ trái nghĩa của “thông minh” để mô tả” [10, tr.93]. Có lẽ nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc này

là do trình độ chuyên môn của giáo viên có hạn. Bởi theo Phan Thị Vàng Anh có những người “chọn ngành Sư phạm vì họ biết mình giỏi…có một nỗi khao

khát đứng trên bục giảng, truyền lại nhưng điều mình say mê cho những cái cây còn non, còn có thể uốn được. Nhưng hình như, cũng có những người bước vào ngành Sư phạm vì trình độ của họ trái nghĩa với từ “giỏi”, và họ chỉ có thể vào cái trường lấy điểm tương đối thấp này. Cái sự dốt đeo đuổi, ám ảnh họ, làm họ sợ rừng kiến thức, họ phải giới hạn nó lại bằng những bài tập mẫu, bằng chép- nguyên-xi-mới-được- điểm- cao” [10, tr.94]. Với lối giáo dục như thế sẽ gây hậu

quả rất nghiêm trọng đến tương lai của nền giáo dục nước nhà. Sự lẩn thẩn trong kiến thức chuyên môn của giáo viên (được biểu hiện thông qua việc ra đề, duyệt đề thi và công bố đáp án), chắc chắn sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh mang tâm trạng lo lắng khi có con chào đời. Bởi vì, “việc đẻ con ra, ngoài những lo âu về

nỗi lo khác – nỗi lo“giao trứng cho ác” – là một ngày kia nó sẽ phải đến trường!” [10, tr. 95].

Về điện ảnh, sân khấu có các bài: Sự hấp dẫn của lưu manh, Cái bệnh hòn

non bộ, Ai cho mày chê con tao xấu, Ra về lúc giải lao, Cách đốt tiền của điện ảnh ta đều thể hiện được tài năng của Phan Thị Vàng Anh trong việc quan sát,

phóng chiếu, phản biện, phát hiện ra những điểm hạn chế từ khâu tổ chức, dàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)