Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 68 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.4. Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm

Đọc “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh”, chúng ta không chỉ thấy một Vàng Anh với trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương, một Vàng Anh thẳng thắn, trung thực, mạnh dạn phê phán những mặt trái của xã hội mà còn thấy được một Vàng Anh trí tuệ, sâu sắc với những suy tư, chiệm nghiệm về cuộc đời.

Mỗi một con người trong cuộc đời có một quan niệm sống khác nhau. Từ quan niệm sống ấy, họ sẽ lựa chọn lối sống, cách sống phù hợp cho mình.Về vấn đề này PhanThị Vàng Anh có bài viết “Tôi muốn đời tôi màu gì?”.Trong bài viết, Vàng Anh bày tỏ quan niệm và suy nghĩ của mình về ý nghĩa của cuộc

sống. Theo quan niệm của nhà văn thì “Chẳng ai muốn khổ cả. Nhưng nghĩ đến

lúc nhắm mắt xuôi tay mà vẫn không biết thế nào là khổ, thì chắc cũng giống như đi du lịch mạo hiểm về, hỏi có leo núi không. Không. Hỏi có vượt thác không. Không. Hỏi có cảm giác rùng mình không. Cũng không. Chỉ có cảm giác vui vui, nhàn nhạt, rồi mỉm cười nhắm mắt” [10,tr.200]. Phan Thị Vàng Anh ví

cuộc đời là một tấm thảm dài, và cuộc sống của mỗi con người giống như một tấm thảm với hoa văn họa tiết khác nhau, màu sắc hoa văn cổ quái, tẻ nhạt, tăm tối hay vô cùng sặc sỡ là do bản thân mỗi người tự dệt nên. Hết một đời là hoàn thành tấm thảm. Tấm thảm ấy được cuộn lại “có tấm sặc sỡ sau đó được mở ra

mở vào mãi. Có tấm chán mắt bị đóng im lìm. Lại có tấm bị bỏ qua oan uổng”

[10, tr. 202]. Theo Phan Thị Vàng Anh, chúng ta không nên sống một cuộc đời nhàm chán, tẻ nhạt, bằng phẳng. Cuộc đời của mỗi người chỉ có một nên “thử nhiều kinh nghiệm, trải lắm cảm giác” để cuộc sống thêm phần thú vị, ý nghĩa. Cuộc sống của mình phải có ý nghĩa cho gia đình, người thân và xã hội.

Khi đất nước có chiến tranh, người người ra trận, nhà nhà ra trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chính sự đoàn kết ấy tạo nên sức mạnh giúp nhân dân ta chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Khi đất nước hòa bình, trở về cuộc sống thường nhật, mỗi con người lại trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống. Phải sống như thế nào mới là một cuộc sống có ý nghĩa? Đây cũng chính là băn khoăn, suy nghĩ của Phan Thị Vàng Anh trong tạp văn “Thắc mắc thời bình”. Trong tạp văn này, tác giả bày tỏ những suy tư của mình về ý nghĩa của sự sống: “Lâu nay tôi hay bị ám ảnh về việc phải sống như thế

nào cho có ý nghĩa. Cái mệnh đề đơn giản “đang sống” thành ra cứ bị thêm vào lắm thứ nghĩa vụ, khi thì “đang sống và không làm hại ai, khi thì “đang sống và làm việc có ích”, lúc lại”đang sống và làm ra sản phẩm…”. Động từ “sống” vì thế bị xẻ chia, rút cuộc vẫn cứ không biết phải sống như thế nào cho đúng là

đáng sống” [10, tr.312]. Nên sống như B- một người bạn của nhà văn “ sống

sách đọc mấy tháng không xong một quyển, lâu lâu lại biến đi du lịch xa xăm, chẳng bao giờ hại ai mà cũng chẳng bao giờ biết bức xúc hộ ai” [10, tr.312].

Khi tác giả hỏi “thế B nghĩ sống để làm gì, rồi cuối cùng đời B sẽ đi về đâu” thì nhận được câu trả lời “thì mình như một cái cây, càng ngày càng lớn lên thôi, có

cái bóng”. Lúc ấy, tác giả đánh giá “lý tưởng sống chỉ như thế thì thật thấp hèn”. Nhưng trong một mùa hè, về nhà B chơi “có vườn đằng trước, có vườn đằng sau, cây to tán rộng…nằm nhìn ra tán lá xanh dịu mắt, mới thấy định

hướng đời B là đúng, và đủ”. Khi ngồi ngồi ngoài biển, quan sát thấy “nhiều

muống biển bò trên bãi, loằng ngoằng. Xanh thì xanh mướt, nhưng chẳng ai ăn được quả của loại cây này, cũng chẳng ai nhờ được bóng mát của nó” Phan Thị

Vàng Anh lại băn khoăn “Thế loại cây không bóng này lại là “đang sống vô

nghĩa sao?”. Chẳng lẽ lại cứ phải là “cổ thụ” mới là sống có ích sao?Mình hiện nay có giống như cái loại cây này không? Cũng chẳng có bóng để ai nương tựa vào được, chỉ loằng ngoằng trên đời? [10, tr.312-313]. Khi không có điện thoại,

internet, tác giả có dịp quan sát kĩ những thứ ngày thường và nhận thấy thiên nhiên thật đẹp và có nhiều điều thú vị: “Hóa ra hoa ổi rất giống hoa đào và

không lá nào đẹp bằng lá chuối. Lại thấy, có những côn trùng cánh đẹp như váy văn công và động vật nào hình như cũng có thể đứng bất động lâu hơn con người…” [10, tr.313]. Khi trở về thành phố, quan sát con mèo ngủ trên nóc ti vi

“thò xuống một cái chân lơ lửng trước màn hình đang bật. Định nhấc cái chân

nó lên, nhưng vừa mới đụng tới, con mèo lập tức rù rù như một cái máy quạt con, êm ái, mắt he hé vẻ hưởng thụ nhìn chủ, như nãy giờ chỉ chờ được chủ sờ vào người. Vuốt ve nó một tí thì mình cũng chán, bỏ đi; nhưng con mèo chẳng lộ vẻ quyến luyến gì, lại thiêm thiếp mà ngủ tiếp” [10, tr.3.14- 315], Phan Thị Vàng Anh lại suy nghĩ “Hay là sống như con mèo? Thật yêu bản thân, và không

cần gì, chỉ cần đang sống đã là hưởng thụ? Nó biết hưởng đời từng giây mà lại không hề tỏ ra tiếc rẻ một khi nguồn vui không còn nữa. Nó hoàn toàn độc lập về miếng ăn và lại càng độc lập về tình cảm. Cuộc đời nó thong dong, đến mục

đích lớn nhất đời là bắt chuột nó cũng không thèm đặt ra, phải để con người đặt

ra cho” [10, tr.315]. Từ bài viết trên, Phan Thị Vàng Anh muốn gửi đến một

thông điệp: trong thời bình, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một lối sống thật có ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình.

Con người từ khi sinh ra đã có quyền tự do. Họ có quyền quyết định cuộc sống của mình ngay cả khi chết. Nhưng theo Phan Thị Vàng Anh trong bài “ Quyền tự do của cái xác” thì “ Cái quyền căn bản nhất ấy của con người, nói

cực đoan và đen tối, như người ta viết trong sách là đã bị xâm phạm” [10, tr.293]. Bởi vì, khi chúng ta nghĩ đến chuyện sau này mình chết. Ta cũng muốn làm một việc gì đó có ích cho đời – ngay cả khi đã mất. Đó là hiến xác cho Y học. Nhưng trong một đất nước vẫn còn rất đông đảo các ông đồng bà cốt khó được người thân của chúng ta chấp thuận. “Thân nhân không chịu được khi nghĩ

tới các xác kia sẽ không được an nghỉ. Người ta vốn chỉ quen nghĩ đến sự dễ chịu hay khó chịu của chính mình, mà không nghĩ tới người thân thực sự muốn gì” [10, tr.294]. Hiến xác cho Y học là một việc làm vô cùng cao đẹp và ý

nghĩa. Nhưng ở nước ta hiện nay, để thực hiện được điều đó rất khó. Bởi vì cấp có thẩm quyền quy định “đơn xin được hiến xác phải có sự xác nhận đồng ý của

những đứa con đã trưởng thành [10, tr.295]. Nếu những đứa con không kí, thì

cũng không ai dám nhận xác của chúng ta. Tác giả nhận định “cái quy định này

về quyền hiến xác đã tiếp tay cho thân nhân tước đoạt nốt sự tự do quyết định phần “cát bụi” của chúng ta. Hiến xác cũng như hiến một tài sản, là một việc thuộc về ý chí riêng của mỗi công dân, miễn là không vi phạm đến tài sản ai, “xác”ai, sao lại phải có sự chấp thuận vô lý của thân nhân vào đây?” [10, tr.

295]. Bài viết khép lại bằng một câu hỏi đau đớn, xót xa “vậy thì những người làm luật, làm ơn hãy chỉ cho tôi, điểm nào trong phong tục và tập quán nước ta có thể cao đẹp hơn cái ý muốn được lấy bản thân mình (và chỉ thân mình) làm việc thiện?” [10, tr.295].

Xưa nay, con người ta thường rất sợ khi nghĩ đến ốm đau, bệnh tật và cái chết. Nhưng dù có sợ thì đến một thời điểm nào đó chúng ta vẫn phải đối diện với nó. Vậy làm thế nào để thấy cái chết thật nhẹ nhàng? Đó là vấn đề Phan Thị Vàng Anh đề cập đến trong bài “Học cách chết”. Trong bài viết, nhà văn lí giải nguyên nhân khiến con người ta sợ hãi cái chết, đó là vì “mọi thứ sẽ mất hết, sẽ

tuột khỏi tay mình hết, và cái cuộc đời là duy nhất này, thế là xong, mọi nỗ lực

từ trước đến nay chẳng để làm gì nữa” [10, tr.42]. Những người bình thường

còn sợ hãi cái chết, vậy những bệnh nhân ung thư ở Trung tâm Ung bướu– những người cận kề cái chết và biết chắc mình sẽ chết, họ nói gì về cái chết. “Họ

tìm ra cách gì để biến những ngày còn lại trên đời thành những ngày nhẹ nhàng cho cả mình, cho cả người thân? Làm cách nào để chuyện ra đi mãi mãi (dù là

trước hạn) không có gì phải vật vã? [10, tr.43]. Và cách họ lựa chọn là tự trấn

an mình và những người đồng bệnh. Tác giả cho rằng, chúng ta “thường những

lúc đau yếu, khó khăn thì hay xấu tính; và ai ở cạnh ta nhất, quen ta nhất, thì hay bị ăn đòn nhất”. Vì vậy, thay vì hốt hoảng, lo sợ, buồn bã trước bện tật, cái

chết, ta hãy “biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối

cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó, để trong mắt người thân mình không là gánh nặng” [10, tr.43-44]. Kết lại bài viết, tác giả đưa ra nhận định: “Đã có nhiều

sách dạy cách sinh, cách sống, cách hưởng tuổi già, nhưng chưa có nhiều sách dạy cách chết…sống hay chết gì cũng thuộc về nó. Vả lại “chết là một kinh nghiệm hay, tiếc là có mỗi một lần. Mà có lẽ phải biết cách chết sao cho ra chết trước đã thì họa chăng mới sống ra hồn” [10, tr.44].

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong sáng tạo nghệ thuật, đề tài và cảm hứng giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối đến nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” tập trung chủ yếu vào hai mảng đề tài lớn: chính trị xã hội nổi bật và văn hóa giáo dục. Tron các bài tạp văn của mình, nhà văn phản ánh những bất cập liên quan đến chính trị xã hội và văn hóa giáo dục ở nước ta như: thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, quan liêu, đổ tội liên ngành của một số Bộ, ngành và cán bộ công chức Nhà nước, bệnh thành tích trong giáo dục, thực trạng dạy học và kiểm tra thi cử ở nước ta,... Dù ở mảng đề tài nào Phan Thị Vàng Anh cũng soi rọi vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh để đi đến tận cùng bản chất của sự việc.

“Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” nổi bật với ba nguồn cảm hứng lớn: cảm hứng cảm thông, chia sẻ; cảm hứng phê phán, phủ định; cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm. Phan Thị Vàng Anh cảm thông sâu sắc với những con người nghèo khổ, bất hạnh, những người phụ nữ bị đối xử bất công- nạn nhân của bất bình đẳng giới. Đồng thời, nhà văn phê phán, phủ định những tiêu cực, những hiện tượng xấu, những mặt trái của đạo đức xã hội với một thái độ thẳng thắn, dân chủ, đầy tinh thần trách nhiệm công dân. Không chỉ quyết liệt trong đấu tranh, chân thành trong chia sẻ, cảm thông, tạp văn của Phan Thị Vàng Anh còn chứa đựng những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về ý nghĩa của sự sống và cái chết bối cảnh xã hội hiện đại. Tất cả những nguồn cảm hứng ấy đã tạo nên một Vàng Anh đầy cá tính, trách nhiệm và sâu sắc qua từng trang viết.

Chương 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)