Cảm hứng phê phán, phủ định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 60 - 68)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Cảm hứng phê phán, phủ định

Khi đất nước bước vào thời kì mở cửa, hội nhập, phát triển, kéo theo vòng xoáy của kinh tế thị trường là nhiều giá trị của cuộc sống bị đảo lộn, nhiều chuẩn mức đạo đức, lối sống bị xuống cấp. Là một công dân đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, Phan Thị Vàng Anh đã phản ứng gay gắt, quyết liệt với những mặt trái của lối sống hiện đại.Các bài viết trong cuốn “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” đã cho thấy một tinh thần công dân xây dựng, thẳng thắn và dân chủ. Các bài viết đều bắt nguồn từ một sự việc rất thực, qua đó nhà văn đưa ra phát hiện của mình về những hiện tượng còn bất cập trong đời sống xã hội. Ngòi bút của nhà văn hướng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: phim ảnh, du lịch, giáo dục, hàng không, đường sắt,…Ở mỗi một lĩnh vực của đời sống, Vàng Anh đều thẳng thắn chỉ ra và phê phán, phủ định những mặt trái để các cơ quan có thẩm quyền phải thay đổi cách quản lí. Ở một số bài, tác giả còn đi thẳng vào các vấn đề thời sự, những cái phi lí của xã hội hiện đại. Dưới ngòi bút của Phan Thị Vàng Anh, bức tranh hiện thực của xã hội hiện đại từ từ hiện lên rõ nét. Đọc những câu chuyện trong “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh” nhiều khi ta tưởng như những câu chuyện ấy đơn giản nhưng ẩn đằng sau đó lại là những vấn đề nhức nhối, gây bức xúc, đáng bị lên án, phê phán. Trong hầu hết các câu chuyện, Phan

Thị Vàng Anh luôn cố soi rọi vấn đề từ nhiều góc độ, nhằm mục đích đi đến tận cùng bản chất của sự việc.

Trong bài viết “Tôi cũng muốn ăn cắp”, Phan Thị Vàng Anh phê phán tình trạng bất cập tại các thư viện ở nước ta. Đó là nội quy ngặt nghèo trái khoáy: “sáng mở cửa từ 7h30 đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 16h30; Và chỉ cấp thẻ cho

những người có công ăn việc làm đàng hoàng, có cơ quan chứng nhận, hoặc không thì cũng phải là sinh viên, học sinh, tức toàn là bọn không thể đến thư viện vào cái giờ thư viện mở cửa được” [10, tr.33]. Tác giả cho rằng, chính cái

nội quy ngặt nghèo trái khoáy ấy khiến thư viện trở thành một chốn riêng của bọn mọt sách (cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Thư viện vô cùng vắng vẻ ,vắng vẻ đến mức các chị thủ thư coi đây là một chốn không người, bàn với nhau đủ thứ chuyện riêng tư của gia đình như chuyện con cái, chuyện mẹ chồng,…Phan Thị Vàng Anh cho rằng ở nước ta chưa thực sự có tình trạng “bình đẳng trước sách”. Bởi vì, khi đến nhà sách, trước những đầu sách mới, người đọc vẫn phải bỏ tiền ra mua. Theo quan điểm của tác giả “Chỉ khi nào, sau giờ hành chính,

anh thợ máy ham đọc đã tắm rửa thơm tho được ngồi đàng hoàng trong thư viện; chị kế toán trốn người yêu có thể lẩn quẩn giữa các kệ sách đến tận 10h tối, hoặc anh kĩ sư thất nghiệp không có nhiệm sở nào (nhận đóng dấu làm thẻ) vẫn giết thời gian được cả ngày trong thư viện…, thì khi đó chúng ta hẵng nói là có sự bình đẳng trước sách” [10, tr. 34]. Nhưng điều đó rất khó thực hiện, bởi lẽ

người đọc muốn cầm được những quyển sách trên tay phải đi qua ba cửa ải vô cùng khó khăn: thứ nhất là nội quy ngặt nghèo, thứ hai là thủ thư khó tính, thứ ba là sự lề mề của thủ thư khi đi tìm sách. Chính vì thế, “sách như gái già trong nhà đá”, chẳng ai buồn động đến. Từ câu chuyện này, nữ nhà văn đã phê phán những bất cập trong nội quy, lề lối làm việc của hầu hết các thư viện ở nước ta cần phải thay đổi.

Trong thời thời kì hội nhập và phát triển, chúng ta luôn luôn phải đổi mới, cải cách để bắt kịp với xu thế vận động của thời đại. Nhưng đổi mới, cải cách

như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn thì lại không hề đơn giản. Về vấn đề này, Phan Thị Vàng Anh có bài “Món nợ của ngành giáo dục”. Trong bài viết này, tác giả phê phán tình trạng bất cập trong việc cải cách sách giáo khoa ở nước ta. Tác giả cho rằng, sách giáo khoa của nước ta ngày trước biên soạn rất dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn đảm bảo tính mẫu mực giáo khoa. Còn sách giáo khoa ngày nay, trải qua bao đợt cải cách nhưng các thế hệ học trò Việt Nam khó mà có được cái tinh thần “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” như ngày xưa. Ngay cả trong một gia đình, cái hố ngăn cách giữa bố mẹ và con cái cũng rất rõ, “cha mẹ

không thể dạy con vì không hiểu sách của con nói gì, còn con thì chê mẹ dốt vì sách lớp 6 của con mà mẹ đọc mãi không hiểu thì đúng là dốt rồi” [10, tr. 98].

Tác giả cũng thẳng thắn phủ định “Nếu sách giáo khoa cải cách xoành xoạch thì

cái sợi dây nối thế hệ ấy đừng mong mà có”. Kết thúc bài viết, tác giả kết luận:

“Học trò không phải thứ để chúng ta thí nghiệm. Cái sợi dây đồng môn giữa các

thế hệ học trò cũng không thể là thứ nạn nhân “bao cấp” của các nhà cải cách giáo dục. Và nếu sách cải cách cứ như thế này, thì cái món nợ “tình nghĩa giáo khoa thư” của ngành giáo dục với các thế hệ người Việt Nam chỉ càng chồng chất mãi lên thôi” [10, tr.100].

Cũng cùng đề tài giáo dục, trong các bài “Giao trứng cho ác”, “ Cuối cùng

là lè lưỡi”, tác giả phê phán sự xuống cấp về trình độ chuyên môn, về đạo đức

nghề nghiệp của một số người làm công tác giáo dục. Vì trình độ chuyên môn có hạn nên họ ra những đề thi hết sức ngớ ngẩn “Một hôm, Sẻ được bà ngoại gửi

cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê”. Rồi Sở ra một yêu cầu hóc búa là: “Tìm

và ghi ra từ trái nghĩa với từ bà ngoại trong câu trên” Đáp án của Sở là “bà nội”” [10, tr.91]. Do sự suy đồi về nhân cách đạo đức mà cô giáo Phương Lan

sẵn sàng phạt 47 học sinh liếm ghế chỉ vì ghế của mình bị học trò vẽ đầy phấn. “Cô không chịu để lớp thay ghế mới, không chịu để lớp lau ghế cũ mà bắt thủ

phạm phải ra khai báo và lau. Thủ phạm không đầu thú và hình phạt cô dành cho cả tập thể dung dưỡng tội phạm là: cả lớp lên liếm cho sạch ghế của cô”

[10, tr.105-106]. “Nhưng cô chưa hả giận. Cô bắt bỏ phiếu kín khai báo thủ phạm. 47 cái phiếu thu về toàn phiếu trắng. Cô tức giận ra lệnh: lên liếm ghế đợt 2, và không được liếm dối” [10, tr.106]. Hành động của cô giáo thật đáng

lên án, phê phán. Nhưng theo tác giả, giận cô giáo một thì giận đám học trò kia 47. Bởi vì,“cái nỗi xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có

con ngoan ngoãn liếm ghế cô”. 47 học trò liếm ghế cô dường như đã đánh mất

hết lòng tự trọng. Chúng không cảm thấy nhục nhã khi phải liếm ghê cô đến hai lần, thậm chí chúng còn liếm rất ngoan ngoãn. Từ thực tế đó, Phan Thị Vàng Anh đã khẳng định: “Lòng tự trọng, đó là cái mà từ nhiều năm nay, ngành giáo

dục nước ta đã tước dần tước mòn của học sinh, khởi đầu bằng những việc tưởng như nhỏ” [10, tr.107].

Với khả năng quan sát tinh tế cùng vốn hiểu biết phong phú và một bản lĩnh dày dặn, Phan Thị Vàng Anh đã phát hiện và phanh phui rất nhiều những bất cập, mặt trái, và những tồn tại yếu kém của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như điện ảnh, y tế, đường sắt, hàng không, du lịch,…

Ở lĩnh vực điện ảnh, Phan Thị Vàng Anh chỉ ra và phê phán sự nhạt nhẽo, kém hấp dẫn, thiếu tính chân thực của các bộ phim “Vua Bãi Rác”, “Giải phóng Sài Gòn”. Tác giả thẳng thắn chỉ ra: “Trong phim “Vua Bãi Rác”, bạn chỉ gặp

một bãi rác uể oải, không mùi, thiếu thông tin, đến mức bạn có thể thay bãi rác bằng bãi gì cũng được: bãi bốc vác, khu chích hút, bãi cá…Có vẻ như một hôm, cái tứ hay hay “làm-vua-trên-đống-rác” bay qua đầu đạo diễn, và thế là ông quyết định xin kinh phí làm phim; chứ bộ phim không phải là một sự thôi thúc đến điên người của tác giả muốn làm cho được một bộ phim, để thể hiện cho hết những ý tưởng của mình về đời sống cơ cực tại bãi rác, về số phận một ông vua bãi rác; hay để trình bày một triết lý về người-sống-trong-rác…đủ sâu, đủ đầy”

[10, tr. 66-63]. Vàng Anh phê phán căn bệnh chung của phim ta đó là: “cái tứ

thì nhiều còn phần tư liệu, phần vốn sống để nâng cái tứ đứng được thì mỏng. Thiếu thông tin của bối cảnh xảy ra câu chuyện, thiếu một triết lý đủ sâu sắc và

mạch lạc, chỉ với cái tứ đơn thuần và chút chi tiết hời hợt, người làm phim không tài nào đi hết được 90 phút phim. Ý chính không đủ lớn để đi hết đường thì sa vào ôm đồm ý tưởng vặt” [10, tr.63]. Còn trong bộ phim “Giải phóng Sài

Gòn”, Phan Thị Vàng Anh thẳng thắn phủ định sự: “Với tôi, bộ phim Giải phóng Sài Gòn hoàn toàn không hấp dẫn. Cứ đều đều, đều đều, kéo từ trận đánh này đến cuộc họp nọ, lại đầy tính “mặt trận”, nghĩa là trận đánh nào cũng quan trọng như trận đánh nào, cuộc họp nào cũng quan trọng như cuộc họp nào, dàn ra chỉ để không bỏ sót... Bộ máy đầu não của ta trong phim chỉ toàn gọi điện cho nhau và nói những câu lên dây cót tinh thần theo một phong cách rất khẩu hiệu. Văn phòng nội các của địch thì như đang mùa nghỉ mát, ngồi lèo tèo một đám vơi nhau, nói những câu lo lắng cũng chung chung nốt. Và ngạc nhiên nhất là những người Mỹ trong phim trong hết sức ngớ ngẩn, đến mức người ta phải tự hỏi, rằng nếu chúng ngớ ngẩn như thế, sao ta phải mất những 21 năm để đuổi chúng ra khỏi mảnh đất này? Nếu cố tình hạ thấp đối thủ, thì khác nào ta tự hạ thấp chiến thắng của ta!” [10, tr.290]. Với một bộ phim mất hơn 12 tỉ đồng và 8

năm để thực hiện mà vẫn mang lại cảm giác giả thì thật là lãng phí. Tác giả cho rằng, đó chính là cách đốt tiền của điện ảnh ta.

Trong lĩnh vực Y tế, Phan Thị Vàng Anh có bài “ Cái đó không thuộc về y đức”. Ở bài viết này, tác giả phê phán tình trạng mất vệ sinh ở các khu vệ sinh dành cho bệnh nhân và người đi nuôi bệnh ở một số bệnh viện của ta. Bệnh viện thì rất to, rất đông người mà khu vệ sinh, tắm giặt lại “ẩm thấp và tối tăm, tanh

tanh mùi bông băng, đèn tù mù soi những sọt đầy giấy và rác” [10, tr.155]. “Ở một bệnh viện khác, tại khoa dành cho người bị liệt nửa người, mà phòng vệ sinh là “xí xổm”, khiến có bệnh nhân già yếu đành phải chọn cách ngồi bệt

xuống xung quanh là nước chảy ướt đầm đìa” [10, tr.156]. “ Hay như ở một

bệnh viện lớn khác, nhà vệ sinh cho sản phụ lại ở ngoài hành lang đầy gió, bên trong không có đến một cái đinh móc áo, một cái gương con tối thiểu tiện nghi. Chỉ có một cái xô bẩn, mấy cái vòi, và nước thì lạnh toát. Bồn vệ sinh thì rất

bẩn, người nhà thì nhịn còn hơn là phải rùng mình” [10, tr.156]. Theo tác giả,

người ta sợ bệnh nhiều phần không phải vì “bệnh”, không phải sợ dao kéo hay kim chích mà vì sự mất vệ sinh của “bệnh viện”.

Tình trạng mất vệ sinh không chỉ tồn tại trong ngành Y tế mà còn có ở ngành Du lịch, Dịch vụ. Trong bài “Mong vị đầu ngành du lịch liếc mắt cho một cái”, tác giả thẳng thắn phê phán: “Nhưng nếu vị đầu ngành du lịch có lúc nào

“đi đến và liếc mắt”, thì hẳn ngài phải thấy một trong những nguyên nhân làm khách không muốn quay trở lại Việt Nam nó sờ sờ ra đấy, nằm đầy trên sàn, trên bàn, trong bát…Đó là cái bẩn. Và trớ trêu thay, lại bẩn nhất ở Hà Nội, nơi chúng ta vẫn tự hào là một căn cứ điểm của thanh lịch kiểu Việt Nam” [10, tr.

242]. Tình trạng mất vệ sinh trong dịch vụ ăn uống tại các khu du lịch là nguyên nhân khiến lượng khách du lịch nước ngoài đã từng đến Việt Nam muốn quay trở lại ngày càng giảm. Họ sợ cái bẩn trong dịch vụ ăn uống của ta: “Những quán ăn tràn ngập giấy ăn, rồi xương, rồi rau dưới sàn,…trông không khác gì ngồi ăn trên sàn nhà xí. Bát đũa rửa ẩu trong những chậu nước đục ngàu, nhày mỡ; bên cạnh là chồng bát đũa bẩn vứt tung tóe trên sàn nước, rất cận kề với nhà vệ sinh” [10, tr.242]. Tác giả đưa ra nhận định và phê phán “ngành Du lịch nước ta, vốn hay có những mục tiêu lớn lao nên chỉ nghĩ đến việc tạo hình ảnh bằng những thứ cao siêu và mang tính biểu tượng. Và trên một cái nền chung mất vệ sinh như thế này, hình ảnh Du lịch ta chẳng khác nào một cô gái xinh, mặc áo dài điệu, đội nón lá trắng, tay cầm sen tươi, nhưng người cô rất hôi và chân cô rất bẩn” [10, tr.243].

Những bất cập không chỉ có ở ngành Du lịch, Dịch vụ, Y tế mà trong ngành đường sắt cũng có. Trong bài “Người nghèo hỏi ngành đường sắt”, tác giả phê phán tình trạng mất vệ sinh, mất an toàn, giá cả đắt đỏ, thái độ phục vụ của nhân viên kém. Theo tác giả, trước đây đi tàu “nhanh lắm, sạch lắm, hợp lý lắm”. Nhưng giờ đây, ba cái “lắm” này theo thời gian, và theo cái thói thường ở

đầu năm nay do chạy quá tốc độ là điển hình khó chối cãi.“Hợp lý lắm” thì giờ cũng phải xem lại khi hàng không dạo gần đây còn có vẻ “hợp lý hơn”, với những chương trình khuyến mãi, bay từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc mà giá chỉ hơn vé tàu nằm có một ít, lại tiết kiệm được những 28 tiếng đồng hồ! Trong khi đó đường sắt thì giá tăng trông thấy” [10, tr.275]. Nhưng theo Phan Thị Vàng Anh cái tệ nhất của đường sắt ta là ở khoản “sạch lắm”. Nếu chúng ta lên giữa đường thì chúng ta sẽ phải dùng lại tất cả chăn, gối, khăn trải giường của một hành khách nào đó vừa xuống, “bỏ lại một đống bèo nhèo, lẫn cả tóc, cả mồ hôi mà bạn thường không thể nào biết được người ấy có bị bệnh da liễu nào

không” [10, tr.275]. Không chỉ có vậy, thái độ phục vụ của những nhân viên

ngành đường sắt với khách hàng cũng đáng bị phê phán. Bởi vì: “bạn gọi nhân

viên của tàu, xin một bộ chăn, gối mới. Đó là đòi hỏi bạn nghĩ là chính đáng…Nhưng trên tàu đòi hỏi đó là xa xỉ. Sẽ không có ai thay cho bạn, dù trong phòng nhân viên trực toa vẫn còn khá nhiều thứ để thay…Nhân viên trực thấy bãi nôn mửa làm tắc bồn rửa mà không thông, thấy sàn toa- lét bẩn mà không cọ, thấy rác phòi khỏi thùng rác, rơi cả xuống sàn mà không vứt ở các ga chuyển…cả toa hôi mùi toa-lét thiếu nước…”[10, tr.275- 276]. Chúng ta vẫn

thường nghe nói “khách hàng là thượng đế”, nhưng dường như đó không phải phương châm phục vụ của ngành đường sắt. Nhà văn thẳng thắn phê bình:

“ngành đường sắt của ta quả là ngày càng tệ. Trong cái thế độc quyền “không chọn tao thì chọn máy bay à?”, ngành này quả là chẳng có động lực gì để phục vụ khách” [10, tr. 276].

Phan Thị Vàng Anh không chỉ phê phán, phủ định những bất cập, yếu kém thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau ở nước ta mà tác giả còn phê phán những thói quen xấu của một bộ phận cán bộ và những việc làm thiếu tinh ý, bất nhất của một số cơ quan, đơn vị ở nước ta. Chúng ta có thể thấy điều này qua các bài: Hà Nội có những việc rất không tinh ý, Hội An có những thứ rất mâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp văn phan thị vàng anh (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)