Kinh nghiệm thực tế tại đơn vị công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1 Kinh nghiệm thực tế tại đơn vị công tác

Với kinh nghiệm thực tế của bản thân đã công tác hơn sáu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đặc biệt với bốn năm làm việc trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp cho thấy tín dụng là xương sống là vấn đề sống còn của một tổ chức tín dụng. Tín dụng đóng vai trò chủ đạo và luôn là lĩnh vực tiên phong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực này luôn

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng nói chung thì các ngân hàng thường phân chia ra hai mảng là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp. Việc ưu tiên phát triển tín dụng cá nhân hay doanh nghiệp là do định hướng của mỗi ngân hàng, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chu kỳ kinh tế, giai đoạn phát triển của tổ chức tín dụng đó, cũng như mục tiêu kỳ vọng cần đạt được là gì trong kế hoạch chiến lược. Trên thực tế đối với tín dụng doanh nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là nhóm thành phần kinh tế vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa với việc tồn tại dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh…trong các doanh nghiệp nói riêng thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa lên đến hơn 90%. Bên cạnh đó, theo nhiều thống kê thì tỷ lệ doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bằng trải nghiệm của bản thân đã trải qua rất nhiều các vị trí công tác khác nhau từ chuyên viên quan hệ khách hàng đến hỗ trợ tín dụng khách hàng và trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp tác giả nhận thấy đa phần các khách hàng doanh nghiệp quan tâm đến khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng như thế nào. Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chính sách của nhà nước và chính phủ, các quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước Việt Nam và cả của chính các tổ chức tín dụng đó. Việc tăng trưởng tín dụng chính là việc tìm kiếm và tiếp cận nhiều khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn và đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng để từ đó số tiền phát vay ra ngày càng nhiều hơn, bền vững và đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó với việc những năm gần đây ngành ngân hàng tăng trưởng rất nóng bằng việc hàng loạt ngân hàng TMCP được cấp phép chấp thuận hoạt động thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên rất gay gắt. Các ngân hàng ban hành hàng loạt các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như lãi suất thấp, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cao, áp dụng

chính sách tín dụng tín chấp không có tài sản đảm bảo, giải ngân vốn vay linh hoạt và hàng loạt các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy muốn tăng trưởng tín dụng trước hết ngân hàng cần có những giải pháp nghiên cứu các chính sách thực thi riêng cho từng đối tượng khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm duy trì sự ổn định và bền vững đối với lượng khách hàng cũ và thu hút sự chú ý của các khách hàng mới tới thương hiệu và uy tín của ngân hàng. Đồng thời vấn đề nhân sự và công nghệ cũng là những yếu tố then chốt để có thể giúp việc bán hàng cũng như vận hành một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 41)