Đặc điểm địa bàn có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3Đặc điểm địa bàn có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam -chi nhánh Thái Nguyên

a. Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có tổng dân số là 1,158.43 nghìn người với diện tích tự nhiên là 3,526.20 km2, chiếm khoảng 1.08% diện tích và 1.31% dân số cả nước năm 2010. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo quyết định của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ,Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14

Giám đốc Phó giám đốc Phòng KHDN Phòng cá nhân Phòng dịch vụ khách hàng Phòng giao dịch Gang Thép Phòng giao dịch Phổ Yên Phòng giao dịch Đại Từ

xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

Tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.

Nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên là một trong những cửa ngõ thuận lợi của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phương lân cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa phương khác. Tốc độ tăng trưởng cao của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của vùng.Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, đặc biệt với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động.

- Dân số: ~ 1,15 triệu người, tập trung đông nhất ở thành phố Thái Nguyên với 244,160 người và ít nhất ở thị xã Sông Công với 49,447 người. Mật độ dân số trung bình trong tỉnh là 322 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thành phố Thái Nguyên là 1,378 người/km2 và thấp nhất ở huyện Võ Nhai là 76 người/km2 mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người trên cả tỉnh năm 2015 ~ 86 triệu đồng/năm, năm 2016 ~93 triệu đồng/năm.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015 đạt bình quân 13,1%. Và kế hoạch của tỉnh 05 năm tiếp theo từ năm 2015 đến 2020 đạt bình quân tăng trưởng 10%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và xây dựng chiếm 53% ; Dịch vụ chiếm 36%; Nông - lâm - thủy sản và một số lĩnh vực khác chiếm 11%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm dự kiến sẽ tăng khoảng 15% - Tỉnh đã quy hoạch được 06 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích 2.638 ha, thu hút được 178 dự án trong và ngoài nước đi vào hoạt động ở trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 51)