Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 107 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng, đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, các DNNVV cần phải đảm bảo thực hiện được những việc sau:

- Trước tiên, bản thân các DNNVV phải tự nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng các phương án kinh có hiệu quả, khả thi trên cơ sở có định hướng rõ ràng về thị trường đầu vào, đầu ra. Phương án kinh doanh phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như tiềm lực phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

- Để tháo gỡ rào cản về đảm bảo tiền vay như hiện nay, các DNNVV phải từng bước tạo uy tín với ngân hàng bằng năng lực kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Để làm tốt việc này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới từ tư duy đến hành động cụ thể như: Nâng cao năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính công khai, minh bạch; sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật. Sự khẳng định và tạo dựng uy tín trong quan hệ tín dụng và quan hệ kinh doanh không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

lượng không ngừng được cải thiện. Luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ hậu mãi nhằm nâng cao uy tín và tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm mở rộng và giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn đi đôi với việc xác định rõ thị trường mục tiêu thích hợp cho doanh nghiệp.

- Các DNNVV cần có lộ trình bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức. Xây dựng dự án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa. Chủ động tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ tín dụng nói riêng, chú trọng phương án lựa chọn công nghệ tiên tiến nhằm năng cao chất lượng và phát huy sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing.

- Nâng cao khả năng liên kết với các doanh nghiệp lớn và liên kết với nhau. Bên cạnh đó, các DNNVV nên tham gia vào các hiệp hội có tổ chức để tập hợp lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng ứng phó với những bất thường của thị trường trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Các hiệp hội vừa là đại diện, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên, vừa là nơi hội tụ, trao đổi những kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh, về quản lý điều hành hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra, các hiệp hội còn là cầu nối giữa doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế. Đặc biệt thông qua các hiệp hội, DNNVV có nhiều khả năng tìm hiểu và tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn.

- Cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng nguồn nhân lực phải xem đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp nhằm duy trì một đội ngũ lao động có trình độ, gắn bó với doanh nghiệp, hết lòng vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của thị trường và nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói chung và của đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại Techcombank là rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh Thái Nguyên cũng như giúp các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tác giả đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động tới tăng trưởng tín dụng đối vớiDNNVV. Thực trạng việc tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Techcombank còn tồn tại nhiều yếu kém, tốc độ tăng trưởng chậm, thậm chí còn âm, cơ cấu tín dụng chưa phù hợp, danh mục khách hàng dàn trải theo nhiều ngành nghề, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính bền vững. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố xuất phát từ chính Techcombank. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các yếu tố nội tại Techcombank nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện chính sách, sản phẩm phù hợp với thị trường.

Trên cơ sở đó để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng cần thực hiện những giải pháp mang tính cấp bách trước mắt và lâu dài.Thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo tinh nhuệ, truyền lửa nhiệt huyết trong khâu bán hàng, mở rộng dữ liệu khách hàng và quản lý phễu bán hàng hiệu quả. Một số giải pháp triển khai trong thời gian tới là việc kiến nghị đề xuất xây dựng mô hình, quy trình thẩm định nhằm rút ngắn thời gian thẩm định, song song với đó là đề xuất cải tiến bộ phận phát triển sản phẩm, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho các khách hàng tốt truyền thống, quy mô lớn về giá cũng như bảo đảm tiền vay…Tuy nhiên trong quá trình triển

khai kế hoạch và thực thi chiến lược còn gặp nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ. Do vấn đề nghiên cứu là một vấn đề tương đối rộng và phức tạp. Với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, đọc giả để bài viết hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2012), Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam 2011: Bằng chứng định lượng. 2. Phan Thị Thu Hà (2002), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

4. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng,

NXB Tàichính.

6. Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, NXBGD.

7. Nguyễn Văn Lê (2014), luận án tiến sỹ kinh tế, tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.

8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010.

9. Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM hàng năm 2015.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 về việc Ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

12. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2012, 2013, 2014,2015,2016), Báo cáo thường niên.

13. Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (2012, 2013, 2014,2015,2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm. 14. Nguyễn Quốc Nghi (2010), "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay

vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ", Tạp chí ngân hàng, số 23.

15. Mai Thị Lệ Oanh (2010), Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển tín dụng đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Sài Gòn”.

16. Nguyễn Văn Tiến (2011), giáo trình ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê.

17. Tài liệu lưu hành nội bộ khác của Techcombank.

18. Thủ tướng chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐCP về việc " Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa" , Hà Nội.

19. Crowley J. (2008), Tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và khu vực Trung Á.

20. Website: http:www.cafef.vn 21. Website: http:www.newzing.vn 22. Website: http:www.pcivietnam.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 107 - 113)