Các thông số trong thẩm định quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định quy trình nhận dạng 10 týp kháng nguyên phế cầu trong vắc xin synflorix™​ (Trang 34 - 38)

1.4.3.1. Độ đúng (Accuracy)

- Tính đúng là sự gần trùng hợp các kết quả thu được so với giá trị thực khi đo lường hoặc phân tích [10],[16],[20],[21],[37].

- Tính đúng của một quy trình phân tích thể hiện sự gần trùng hợp giữa giá trị tìm được với một giá trị thực quy ước hoặc một giá trị đối chiếu được chấp nhận.

- Tính đúng được tính thông qua độ chệch (bias) hoặc độ thu hồi (recovery)

1.4.3.2. Độ chính xác (Precision)

- Độ chính xác của một quy trình phân tích diễn tả mức độ phù hợp chặt chẽ (độ phân tán) giữa một loạt các số đo thu được từ nhiều lần lấy mẫu khác

nhau của cùng một mẫu đồng nhất trong những điều kiện quy định. Độ chính xác phải được nghiên cứu trên các mẫu đích thực đồng nhất. Tuy nhiên nếu không có được một mẫu đồng nhất có thể nghiên cứu sử dụng các mẫu tạo ra hoặc dung dịch mẫu [10],[21],[33],[34],[37].

- Độ chính xác xủa quy trình là mức độ thống nhất giữa các kết quả thử nghiệm riêng rẽ. Độ chính xác được đánh giá bằng độ phân tán của các kết quả thử nghiệm so với giá trị trung bình và thường được biểu thị bằng độ lệch chuẩn (standard deviation) hoặc bằng hệ số biến sai /độ lệch chuẩn tương đối (coefficient of variation/relative standard deviation) khi quy trình thử hoàn thiện được tiến hành lặp lại trên những mấu thử giống nhau, riêng biệt được rút ra từ một lô vật liệu đồng nhất.

- Độ chính xác được chia thành 3 mức:

+ Độ l ặp lại (Repeatability): Thực hiện thử nghiệm trong cùng một phòng xét nghiệm, cùng người thao tác và sử dụng cùng một thiết bị, hóa chất, mẫu thử đồng nhất (từ khâu chuẩn bị và xử lý mẫu), trong khoảng thời gian ngắn.

+ Độ chính xác trung gian (Intermediate precision): Diễn tả mức dao động của kết quả trong cùng một phòng xét nghiệm được thực hiện ở các ngày khác nhau, kiểm nghiệm viên khác nhau hoặc các thiết bị, hóa chất khác nhau.

+ Độ tái lặp (Reproducibility): Thực hiện thử nghiệm trong các phòng xét nghiệm khác nhau, thường được áp dụng để tiêu chuẩn hóa phương pháp hoặc đánh giá năng lực một phòng thí nghiệm.

- Độ chính xác là khái niệm định tính và được biểu thị định lượng bằng độ lệch chuẩn (Standard Deviation/SD), hệ số biến thiên (Coefficient of Variation/CV) hay độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation/ RSD). Độ chính xác càng cao thì độ lệch chuẩn hay hệ số biến thiên càng nhỏ.

1.4.3.3. Độ tuyến tính và vùng tuyến tính (Linearity and Range)

- Độ tuyến tính của một phương pháp thử là khả năng cho các kết quả tỷ lệ thuận với lượng chất có trong mẫu thử [10],[21],[25],[33],[34],[37].

- Vùng tuyến tính của phép thử biểu thị mức độ thấp nhất và cao nhất của chất thử có thể xác định được với độ chính xác, độ đúng và độ tuyến tính chấp nhận được.

- Độ tuyến tính và vùng tuyến tính được xác định bằng cách áp dụng phương pháp thử trên một loạt mẫu thử trên một loạt mẫu thử có nồng độ chất thử trải ra trong giới hạn của phương pháp thử. Khi mối quan hệ giữa kết quả và nồng độ không tuyến tính, cần phải chuẩn hóa bằng một đường cong chuẩn - Để xác định độ tuyến tính và vùng tuyến tính cần đưa ra các dữ liệu sau: Phương trình hồi quy đơn biến (y = ax + b) và hệ số tương quan (r).

1.4.3.4. Độ đặc hiệu (Specificity/Selectivity)

- Tính đặc hiệu là khả năng để đánh giá chắc chắn một chất phân tích khi có các thành phần khác được cho là có mặt trong chất phân tích: các tạp chất, sản phẩm phân hủy, chất nền...[10],[21],[25],[33],[34],[37].

- Tính không đặc hiệu của một quy trình phân tích riêng biệt có thể khắc phục bằng các quy trình phân tích hỗ trợ.

1.4.3.5. Độ mạnh (Robustness)

- Độ mạnh là khả năng của quy trình tạo ra những kết quả phân tích có độ chính xác và độ đúng chấp nhận được trong các điều kiện khác nhau. Độ mạnh xác định phạm vi ảnh hưởng của các thay đổi trong thao tác và môi trường đến các kết quả thu được từ các mẫu riêng biệt, được coi là như nhau của cùng một lô vật liệu đồng nhất nhưng vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra cho quy trình [10],[21],[25],[33],[34],[37].

- Độ mạnh của một quy trình phân tích được đánh giá bằng khả năng quy trình không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ nhưng cố ý trong các thông số của phương pháp và chỉ rõ độ tin cậy của quy trình phân tích khi sử dụng bình thường. Độ mạnh của quy trình đánh giá thông qua kết quả tính lặp lại và độ chính xác trung gian

1.4.3.6. Giớ i hạn phát hiê ̣n (LOD – Limit of Detection)

- Là lượng mẫu nhỏ nhất mà một quy trình kỹ thuật có thể phát hi ện được nhưng không đi ̣nh lượng được giá tri ̣ th ực của nó. Giá trị này càng nhỏ thì quy trình (phương pháp) càng “nhạy” [10],[21],[25],[33],[34],[37].

1.4.3.7. Giớ i hạn đi ̣nh lượng (LOQ – Limit of Quantitation)

- Giới hạn định lượng là lượng nhỏ nhất trong mẫu phân tích có thể định lượng được và thoả mãn tính đúng, tính chính xác [10],[21],[25],[33],[34],[37]. - Xác định LOQ bằng cách pha loãng đến nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được chất thử với tính đúng và tính chính xác theo yêu cầu

Tuỳ thuộc vào từng loại thử nghiệm mà áp dụng các thông số dưới đây phù hợp.

Bảng 1.5. Các thông số dùng trong thẩm định

Thông số Nhận dạng Xác định độ tinh khiết Xác định công hiệu Xác định thành phần Định lƣợng Định tính Tính đúng - + - + + Tính chính xác - + - + + Độ mạnh + + + + + Đường/vùng tuyến tính - + - + + Độ đặc hiệu + + + + + LOD + + - - LOQ - + - - -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định quy trình nhận dạng 10 týp kháng nguyên phế cầu trong vắc xin synflorix™​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)